pháp lý, trách nhiệm của Nhà nước, quản lý và sử dụng các quỹ từ thiện
như quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ trợ giúp pháp lý và
các nguồn hỗ trợ khác phục vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối
tượng chính sách xã hội
Trong quá trình thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm trợ giúp viên pháp lý và người tham gia trợ giúp pháp lý, các chủ thể này có vai trị đặc biệt quan trọng là nịng cốt để nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách. Nhưng hiện nay chế độ tiền lương của cán bộ trợ giúp pháp lý tương đối thấp, đặc biệt là thù lao Nhà nước chi trả cho cộng tác viên trợ giúp pháp lý quá thấp, do đó khơng thu hút được người có trình độ chun mơn cao về công tác ở trung tâm hoặc làm cộng tác viên trợ giúp pháp lý. Chính vì vậy, Nhà nước sớm có văn bản điều chỉnh chế độ tiền lương cho cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý và kinh phí chi trả thù lao cho cộng tác viên cho phù hợp với đặc thù nghề nghiệp và biến động của giá cả thị trường, để động viên khuyến khích cán bộ, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, góp phần thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách ngày càng hiệu quả hơn.
Về kinh phí phục vụ cơng tác thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý, mặc dù kinh phí những năm gần đây Nhà nước cấp có tăng lên, nhưng nhìn
chung là chưa đáp ứng được nhiệm vụ của trung tâm trợ giúp pháp lý, trong bối cảnh nhu cầu trợ giúp pháp lý của người nghèo và đối tượng chính sách ngày một tăng và đa dạng hơn. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách cân đối kinh phí ở các quỹ: như quỹ vì người nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ trợ giúp pháp lý, các dự án hỗ trợ của quốc tế, hỗ trợ cho việc thực hiện pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách của địa phương ngày càng phát triển hơn.