3.1.1 .Khai thác gỗ
3.2. Nguyên nhân gián tiếp
3.2.1. Gia tăng dân số
Theo kết quả điều tra 2002, tổng số dân trong vùng tăng đến
32.232 người (tăng gấp 6 lần so với năm 1990). Hiện cộng đồng dân tộc tại chỗ chỉ có 5.402 người, các dân tộc nơi khác tới 26.830 người gấp 5 lần dân tộc bản địa. Điều này kéo theo nhu cầu về đất canh tác, nhà ở và gỗ làm nhà, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài nguyên thực vật và đa dạng sinh học. Đây là nguy cơ quan trọng tác động đến tài nguyên thực vật Vườn quốc gia Yok Đơn.
3.2.2. Đói nghèo.
Nguyên dẫn đến tình trạng nghèo đói trong khu vực khơng chỉ vì diện tích đất sản xuất thấp 0,183ha mà còn do lập địa đất canh tác rất xấu, bạc màu, khí hậu khắc nghiệt, đa số dân tộc thiểu số chưa có kinh nghiệm áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nơng nghiệp. Thu nhập bình qn đầu người ở Buôn Đôn thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của tỉnh Đắk Lắk, đời sống của người dân ở đây đang có chiều hướng khó khăn hơn, điều đó càng làm tăng áp lực đối với rừng tự nhiên của Vườn quốc gia Yok Đôn. Tuy nguồn thu nhập từ hoạt động săn bắt chiếm tỷ lệ thấp, nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời và có hiệu quả sẽ dẫn đến suy thối nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong vùng. Nguồn thu nhập từ chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 1/3 tổng thu nhập. Đây là một trong những thế mạnh để phát triển kinh tế hộ gia đình, tuy nhiên nếu xét ở góc độ bảo tồn thì hoạt động này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tài ngun rừng vì hình thứcni thả rơng trong rừng sẽ tàn phá cây tái sinh và tăng nguy cơ lan truyền mầmbệnhtừ vật nuôi sang động vật hoang dã.
3.2.3. Nhận thức.
Kết quả điều tra nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của Vườn quốc gia Yok Đôn tại 3 xã vùng đệm (Krông Na, Ea Huar, Ea Wer) cho thấy 51% nhận biết được vai trò và tầm quan trọng, 21% biết nhưng không rõ, 18% không rõ ranh giới, cịn lại 10% khơng biết Vườn quốc gia Yok Đôn ở đâu. Điều này là do công tác tuyên truyền chưa thực hiện tốt. Nguyên nhân là do trình độ dân trí thấp. Số lượng học sinh các cấp trong tồn vùng là 6.967 chiếm 0,21% tổng dân cư. Nhiều người cho rằng tài nguyên rừng là vô tận nên luôn luôn muốn tìm cách khai thác và khai thác một cách cạn kiệt khi có cơ hội. Nhiều trẻ em khơng thích đến trường, thậm chí chúng cũng khơng được bố mẹ khuyến khích đến trường mà lại thích vào rừng thu hái lâm sản và chăn thả gia súc.
Hiệu lực pháp luật và chính sách. Hiệu lực thi hành pháp luật trong cộng đồng và cán bộ địa phương còn hạn chế, hành lang pháp lý chưa đủ mạnh. Các vụ vượt quá thẩm quyền chuyển cấp trên thời gian xử còn kéo dài chưa có tác dụng giáo dục cho cộng đồng. Chính sách đãi ngộ, quan tâm của Nhà nước đối với lực lượng kiểm lâm chưa thỏa đáng. Kiểm lâm thường xuyên bị đe dọa bởi những đối tượng có hành vi khai thác trộm lâm sản. Họ chưa yên tâm với cơng tác. Hiện biên chế kiểm lâm cịn thiếu nhiều (theo quy định với diện tích 115.545ha, biên chế cần là 231 người, nhưng tới năm 2008 mới chỉ có 72 người). Đây là một khó khăn trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng Vườn quốc gia Yok Đôn. Việc nâng cao năng lực kỹ năng về bảo tồn đa dạng sinh học và thực thi pháp luật cho kiểm lâm chưa ngang tầm nhiệmvụ.
Ảnh hưởng của kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hóa xã hội sâu sắc, nhu cầu về vật chất ngày càng tăng thúc đẩy người dân vào rừng khai thác lâm sản để phục vụ nhu cầu của bản thân và gia đình. Mỗi khi các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì đó là động lực kích thích sự khai thác của cộng đồng. Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ quý hiếm làm cho nhiều người bất chấp
Chương 4. GIẢI PHÁP BẢO TỒN TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC 4.1. Bảo tồn nguyên vị (insitu)