THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐỒNG THÁP, NGUYÊN

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác tư tưởng của đảng bộ tỉnh đồng tháp hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 70)

ĐỒNG THÁP, NGUYÊN NHÂN CỦA THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.2.1. Thực trạng về tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; về tổ chức bộ máy, hoạt động của các cơ quan làm công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp

2.2.1.1. Thực trạng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên

Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp có 17 đảng bộ trực thuộc, 811 tổ chức cơ sở đảng, 16 đảng bộ bộ phận, 2.855 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với 56.890 đảng viên chiếm 3,34% dân số [10, tr.3 - 4].

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ các cấp uỷ thực hiện tốt cơng tác sắp xếp, kiện tồn tổ chức cơ sở đảng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình. Các chi bộ đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức sinh hoạt, đồng thời có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, xác định được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nội dung sinh hoạt từng bước được cải tiến, cơng tác tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, khoá XII gắn với các chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được chi bộ triển khai thực hiện, phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ, qua đó nhiều đảng viên đã nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tặng cờ cho Đảng bộ thành phố Sa Đéc, tặng bằng khen cho Đảng bộ huyện Thanh Bình, Cao Lãnh, Cơng an Tỉnh, Qn sự Tỉnh, tặng cờ cho 18 tổ chức cơ sở Đảng, bằng khen 22 tổ chức cơ sở đảng, 26 chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh” tiêu biểu 05 năm liền; tặng Bằng khen cho 345 đảng viên đạt tiêu chuẩn “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” 05 năm liền [53, tr.3].

Tuy nhiên, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng ở một vài chi bộ chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu chỉ triển khai các văn bản của cấp trên; chưa nhận xét được tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm

vi lãnh đạo và những vấn đề về tư tưởng mà chi bộ cần quan tâm. Việc đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ còn “chung chung”, chưa nêu rõ những đầu việc cụ thể đã làm được, chưa làm được, nguyên nhân, nhất là những vấn đề diễn ra thực tiễn ở địa bàn dân cư; nội dung, chương trình, chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát có nơi còn dàn trải, chưa bám sát nhiệm vụ trọng tâm của chi bộ, đảng viên. Đảng viên chưa thực sự mạnh dạn góp ý xây dựng nội bộ, nhất là đảng viên trẻ; số lượng đảng viên bị xố tên có chiều hướng tăng lên. Công tác lãnh đạo của chi uỷ chi bộ đối với hoạt động của đoàn thể chưa thường xuyên trong việc củng cố, xây dựng tổ chức trong sạch, vững mạnh. Việc xây dựng nghị quyết của một số chi bộ chưa sát với tình hình thực tế, yêu cầu nhiệm vụ; nội dung sinh hoạt một số chi bộ còn sơ sài, lúng túng trong tổ chức sinh hoạt chuyên đề...

Nhằm khắc phục những hạn chế và triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội IX, X Đảng bộ Tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh ban hành 02 nghị quyết chuyên đề: Về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; về nâng cao chất lượng hoạt động đảng bộ xã, phường, thị trấn; đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành động của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về chủ trương, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp uỷ các cấp. Phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn hệ thống chính trị, các cơ quan trong hệ thống chính trị ngày càng thể hiện vai trò nòng cốt, chủ động, quyết tâm trong việc quán triệt, cụ thể hoá, tuyên truyền, giáo dục và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; một số yếu kém trong công tác cán bộ được khắc phục, chất lượng cấp uỷ, cán bộ lãnh đạo, quản lý được nâng lên; hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, củng cố, một số mơ hình tổ chức cơ sở đảng được hoàn thiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ, đảng bộ được quan tâm chấn chỉnh, đổi mới; công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật của đảng được tăng cường và phát huy tốt vai trò giám sát thường xuyên của các đồng chí cấp uỷ viên. Qua đó kịp thời phát hiện, góp ý chấn chỉnh giúp ngăn ngừa, hạn chế khuyết điểm, vi phạm

của đối tượng được giám sát; khắc phục được tình trạng cấp uỷ bao biện làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo đối với hoạt động của hệ thống chính trị từ Tỉnh đến cơ sở.

2.2.1.2. Tổ chức bộ máy và các cơ quan làm công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh

Về tổ chức bộ máy va các cơ quan lam công tác tư tưởng

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy thường xun được củng cố, kiện tồn. Trước năm 2014 có 07 phịng chun mơn và 04 lãnh đạo ban, đến tháng 10 năm 2017, do yêu cầu sắp xếp bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; hiện nay có 04 phịng chun mơn phụ trách theo từng lĩnh vực như: tuyên truyền và báo chí - xuất bản, lý luận chính trị và lịch sử đảng, khoa giáo - văn hố văn nghệ, văn phịng ban với 35 cán bộ, nhân viên (trong đó, có 30 cán bộ chuyên trách, 03 nhân viên hợp đồng, 02 nhân viên lái xe) [15, tr. 1- 3]. Ban Tuyên giáo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh: 100% thành lập được ban tuyên giáo với số lượng 01 - 05 cán bộ. Gồm có: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đồn Lao động, Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh [16, tr. 6 - 9].

Trường chính trị Tỉnh, gồm có: ban giám hiệu và 07 khoa, phòng (04 khoa: Nhà nước và Pháp luật, Xây dựng Đảng, Dân vận, Lý luận Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; 03 phịng: Tổ chức - Hành chính - Quản trị, Đào tạo, Nghiên cứu khoa học - Thông tin - Thư viện). Số lượng cán bộ, giảng viên, viên chức, nhân viên của trường là 60 trong đó có 27 giảng viên tham gia giảng dạy [60, tr. 1- 3].

Ngay sau Đại hội Đảng bộ các cấp, tổ chức bộ máy các cơ quan làm công tác tư tưởng đã được củng cố, kiện toàn, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản được xác định rõ; sự phối hợp, tính chủ động, lối làm việc có đổi mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách lam công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh.

Qua thực tế khảo sát cho thấy, các cấp uỷ đảng đã thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ tư tưởng các cấp. Cán bộ chuyên trách công tác tư tưởng ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với số lượng 30: Về trình độ chun mơn đại học đạt 100% (trong đó, tiến sĩ: 3,3%; thạc sĩ: 40%, Đại học: 56,66%). Trình độ lý luận chính trị cao cấp đạt 56,66%, Trung cấp 20%, sơ cấp 23,33%. 100% cán bộ được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ công tác tư tưởng (phụ lục 6) [15, tr. 1- 3].

Cán bộ tư tưởng ở ban tuyên giáo Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Tỉnh: Về trình độ chun mơn thạc sĩ chiếm 5,5%; đại học đạt 88,88%, 5,5% trung cấp. Trình độ lý luận chính trị cao cấp đạt 44,44%; có 38,88% trung cấp và 16,66% sơ cấp cán bộ được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ công tác tư tưởng (phụ lục 7) [16, tr. 6 - 9].

Cán bộ, giảng viên trường chính trị tỉnh: Về trình độ chun mơn: tiến sĩ 6,5%; thạc sỹ 54,34%, Đại học 28,26%, Trung cấp 10,86%. Trình độ lý luận chính trị cao cấp và tương đương cao cấp đạt 58,69%, Trung cấp 6,5%, sơ cấp 34,78%. Trong 27 giảng viên tham gia giảng dạy của Trường Chính trị Tỉnh có trình độ tiến sĩ 11,11%, 70,37% thạc sĩ và 11,11% giảng viên đang học nghiên cứu sinh; cùng 18,51% viên chức đang học cao học là nguồn cho đội ngũ giảng viên cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động giảng dạy lý luận. Ngoài ra, các cấp ủy đảng đã bổ sung thêm đội ngũ giảng viên kiêm chức đảm bảo yêu cầu về trình độ chun mơn, lý luận chính trị (phụ lục 8) [60, tr. 1- 3].

Đội ngũ Báo cáo viên thời sự - chính trị cấp tỉnh do Ban Thường vụ Tỉnh uỷ quyết định thành lập và quản lý có 32 đồng chí: Trình độ chun mơn, nghiệp vụ: 6,25 % tiến sĩ, 34,37% thạc sĩ, 59,37% đại học. Trình độ lý luận chính trị: 32/32 cao cấp và cử nhân. Bình qn thời gian tham gia làm báo cáo viên là 10 năm. Ngoài ra, các ngành, đoàn thể trong tỉnh đã thành lập đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên: Báo cáo viên pháp luật cấp Tỉnh: 40; Báo cáo viên của các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh 32 (Phụ lục 9) [48, tr. 12].

Đội ngũ cộng tác viên dư luận xã hội: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã bố trí 01 đồng chí phó trưởng ban, 01 chun viên phịng tun truyền và báo chí -

xuất bản thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phụ trách công tác nghiên cứu dư luận xã hội. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thường trực Tỉnh uỷ về việc công nhận Cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 40-QĐ/BTGTU ngày 01/12/2016 về việc công nhận Cộng tác viên dư luận xã hội và ban hành Quy chế hoạt động của Cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh gồm 22 đồng chí có nhiệm vụ giúp Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh uỷ nắm bắt phản ánh kịp thời các luồng ý kiến của các tầng lớp nhân dân về những vấn đề, sự kiện có tính thời sự, nhất là việc triển thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên địa bàn được phân công phụ trách; điều tra, nghiên cứu và định hướng dư luận xã hội trong Tỉnh theo Quy chế hoạt động.

2.2.2. Thực trạng công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp

2.2.2.1. Về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị

Các cấp lãnh đạo quan tâm xây dựng kế hoạch, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Các đồng chí được xét chọn, cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu thực tế của cơ quan, địa phương. Tỉnh đã cử 196 cán bộ đào tạo chun mơn, trong đó có 37 nghiên cứu sinh, chuyên khoa 2 và 159 cán bộ đào tạo thạc sĩ, chuyên khoa 1. Đồng thời tham gia các lớp bồi dưỡng 409 cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong đó, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh: 196 cán bộ, chuyên viên cao cấp: 44 cán bộ, bồi dưỡng công tác chuyên ngành 169 cán bộ. Tỉnh tập trung đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo quy hoạch cán bộ các cấp. Cao cấp lý luận chính trị 630 cán bộ và 3332 cán bộ đào tạo trung cấp lý luận chính trị (phụ lục 10) [54, tr. 8].

Trường Chính trị tỉnh phối hợp Học viện chính trị khu vực II và khu vực IV liên kết đào tạo mở lớp các chuyên viên chính, các lớp cao cấp lý luận chính trị. Tiếp tục thực hiện Quy định số 164-QĐ/TW của Bộ Chính trị về chế độ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ban

hành Kế hoạch bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong tỉnh đến năm 2020, trong đó đưa nội dung chương trình, phân cơng trách nhiệm cụ thể từng thành viên, một năm tổ chức 4 hội nghị, mỗi cuộc Hội nghị khoảng 500 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Hình thức tổ chức triển khai trực tuyến đến 12 huyện, thị xã, thành phố.

Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đồng Tháp phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cán bộ quản lý thuộc đối tượng 3 được 2 lớp với 376 học viên tham dự. Ngoài ra, phối hợp Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh mở 03 lớp bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức về kinh tế, văn hoá cho 990 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện và phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí trong Tỉnh, đây là lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt hàng năm của Tỉnh. Các huyện, thị, thành uỷ phối hợp Trường Chính trị Tỉnh mở lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho đối tượng 4 được 12 lớp với 1.732 học viên [11, tr.4].

Hàng năm, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ duy trì tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về lĩnh vực tuyên giáo; tổ chức hội thi, thao giảng, giao ban... để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ tư tưởng.

Nhìn chung, cấp uỷ, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nhận thức sâu về tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, cơng chức; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm và gắn với công tác quy hoạch cán bộ, đội ngũ cán bộ cơ bản được đào tạo đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo tính kế thừa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của từng ngành, địa phương. Trong đó cán bộ làm cơng tác tư tưởng có trình độ chun mơn, lý luận chính trị khá cao trong các ban xây dựng đảng, đây chính là lực lượng nịng cốt để thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Tuy nhiên, một số ngành, địa phương còn lúng túng xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo chưa sát nhu cầu nên còn bị động trong chọn nguồn cán bộ trẻ cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Việc phân cơng, bố trí, sử dụng cán bộ, cơng

chức sau đào tạo có trường hợp chưa phát huy đúng mức kiến thức, kỹ năng đã học để áp dụng vào thực tiễn.Trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, cơng chức hiện nay cịn hạn chế, nên khó khăn trong xét chọn đào tạo sau đại học nhất là đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngồi.

2.2.2.2. Về cơng tác thông tin, tuyên truyền phát triển kinh tế, xã hội

Ngày nay, nội dung, hình thức thơng tin, tun truyền phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, cho nên, nội dung thơng tin tun truyền, ngắn gọn, súc tích, vừa mang tính thời sự, vừa cung cấp thơng tin cần thiết cho người dân để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả; tiếp thu các ý kiến phản hồi, kiến nghị của người nghe để trao đổi, giải thích, định hướng tư tưởng hoặc phản ánh với cấp uỷ; xử lý kịp thời các ý kiến của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nhận thức vấn đề trên, trong những năm qua Tỉnh tập trung công tác thông tin, tuyên truyền phát triển kinh tế - xã hội vào những chủ trương lớn, nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, những vấn đề bức xúc của nhân dân, thông qua các hoạt động nổi bật sau:

Thông tin, tuyên truyền phát triển kinh tế xã hội thông qua Hội nghị tập huấn báo cáo viên hang tháng.

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Tháp hàng năm xây dựng kế hoạch, phối hợp các ngành liên quan tổ chức hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh hàng tháng (hoặc đột xuất) bằng hình thức trực tuyến đến các huyện, thị xã, thành phố trong Tỉnh. Đồng thời, hàng tháng biên soạn, cung cấp tài liệu tham khảo cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và biên soạn tài liệu phục vụ sinh hoạt chi bộ trong toàn Tỉnh. Từ năm 2007 đến nay, đã tổ chức được 157 cuộc hội nghị tập huấn báo cáo viên, với 25.256 lượt người dự [48, tr.3]; phát hành

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác tư tưởng của đảng bộ tỉnh đồng tháp hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w