PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học (Trang 53 - 56)

II. 4 Kết quả nghiên cứu của đề tà

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

“Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ các sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm kết hợp phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành mơn hóa học cho học sinh trung học phổ thơng” là một trong những nội

dung rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh giúp giáo viên và học sinh hợp tác tích cực trong q trình dạy

và học. Đồng thời thông qua bài học giáo viên nắm bắt được đặc điểm tính cách, khả năng quan sát, tư duy sắc sảo, linh hoạt sáng tạo, khả năng làm thực hành thí nghiệm, nắm bắt và xử lí hiện tượng dấu hiệu về hóa học của các em học sinh. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả tối đa kỷ năng thực hành thí nghiệm, trả lời câu hỏi, giải bài tập của học sinh, trong đề tài này tác giả có một số đề xuất và kiến nghị sau đây:

Đối với nhà trường và nhà quản lí giáo dục: Quan tâm nhiều hơn nữa đến bộ mơn hóa học, đầu tư mua sắm, bổ sung thêm đồ dùng, thiết bị, hóa chất phục vụ cho cơng tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh tốt hơn.

Đối với giáo viên: Các hình ảnh, sơ đồ thiết bị thí nghiệm trong sách giáo khoa hóa học chương trình trung học phổ thơng tuy đã mơ tả, đề cập đến nhưng vẩn cịn thiếu sót, chưa trình bày sơ đồ một số thí nghiệm quan trọng. Chính vì vậy trong q trình giảng dạy những bài có thí nghiệm, bài thực hành giáo viên cần cung cấp thêm kiến thức cho học sinh, trình bày những dụng cụ cần thiết và cách mắc thí nghiệm để học sinh nắm vững kiến thức và thực hành đạt kết quả tốt nhất. Ngồi ra từ các hình ảnh, sơ đồ thí nghiệm giáo viên kết hợp đặt câu hỏi, ra bài tập để học sinh vận dụng kiến thức lí thuyết vừa học được để trả lời câu hỏi, tăng thêm tính hiệu quả cho bài học, giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức lí thuyết từ thực nghiệm. Thơng qua các bài dạy giúp học sinh u thích bộ mơn hóa học hơn nữa. Những em lựa chọn mơn hóa học để thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học dành nhiều thời gian hơn nữa cho việc học tập, nghiên cứu bộ mơn hóa học để có kết quả thi cao hơn. Đó cũng chính là điều mà tác giả đề tài mong muốn nhất và là yêu cầu thiết nhất của đề tài này.

Đối với học sinh: Phải nắm vững nội dung, kiến thức của các bài học, các tính chất vật lí, tính chất hóa học, các phản ứng hóa học liên quan trực tiếp đến thí nghiệm, cơng thức phân tử, cơng thức cấu tạo, tác dụng có lợi, có hại của các chất hóa học đối với con người, động thực vật, môi trường xung quanh. Nhận biết được hiện tượng, giải thích hiện tượng, viết được phương trình hố học xảy ra trong các thí nghiệm cũng như trong tự nhiên và quá trình tổng hợp các chất. Trong q trình học tập lí thuyết, thực hành thí nghiệm cần chú ý kỉ năng lắp đặt, thao tác làm thực hành, khả năng quan sát, đặt câu hỏi và định hình câu trả lời nhằm hình thành tư duy về hóa học ngay trong các tiết học lí thuyết và các bài thực hành.

Đề tài có được là sự nổ lực nghiên cứu của bản thân trong một thời gian dài, áp dụng thử nghiệm cho tất cả các đối tượng học sinh tại Trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 4. Tuy nhiên do thời gian và trình độ năng lực có hạn nên vẫn chưa nêu bật và xây dựng hết được các câu hỏi và bài tập theo kỳ vọng ban đầu của bản thân tác giả đề tài. Bên cạnh đó, kinh nghiệm giảng dạy của bản thân còn chưa nhiều nên trong quá trình làm sáng kiến kinh nghiệm khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cơ bộ mơn, các đồng nghiệp, hội đồng khoa học đóng góp thêm nhiều ý kiến quý báu để xây dựng và mở rộng phạm vi

đề tài nhằm giúp sáng kiến kinh nghiệm hoàn thiện hơn về nội dung và phong phú hơn về hình thức trình bày.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập từ sơ đồ hình vẽ điều chế các chất ở sách giáo khoa nhằm phát triển kỹ năng lý thuyết và thực hành môn hóa học (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w