Tiến hành các hoạt động ngoại khóa lịch sử nhằm giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo lòng yêu quê hương đất nước cho HS

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở trường THPT (Trang 29 - 32)

chủ quyền biển, đảo lòng yêu quê hương đất nước cho HS

Trong khi chương trình giảng dạy hiện nay ở trường phổ thông, nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo chưa được đưa vào giảng dạy chính khóa mà chỉ được thực hiện bằng hình thức dạy lồng ghép, có phần gây khó khăn cho GV khi soạn giảng và thực hiện mục tiêu bài học. Chính vì vậy, hình thức hoạt động ngoại khóa sẽ hỗ trợ, bổ sung và củng cố kiến thức HS đã học hoặc chưa có điều kiện học trong bài nội khóa, ngồi ra góp phần phát huy tính tích cực chủ động và gây hứng thú học tập cho HS. Mặt khác sẽ cho phép việc giáo dục về nội dung chủ quyền biển, đảo được tiến hành thuận lợi hơn với hình thức, nội dung phong phú và hấp dẫn. Giáo dục ý thức cho HS về chủ quyền biển đảo là chủ đề mở, nên có thể tổ chức nhiều hình thức hoạt động ngoại khóa sinh động thu hút tham gia tích cực của HS, cụ thể:

2.5.2. 1. Tổ chức tham quan, học tập tại các bảo tàng, phòng trưng bày.

Hình thức ngoại khóa này phù hợp ở địa phương có biển như Nghệ An, tuy bảo tàng của Nghệ An tuy chưa thực sự phong phú nhưng cũng đã lưu trữ số lượng tài liệu gốc vô cùng phong phú, quý giá như các hình ảnh, tư liệu viết, bản đồ… có liên quan đến nội dung giáo dục về chủ quyền biển, đảo. Việc dạy học tại thực địa có vai trị quan trọng trong việc tạo biểu tượng một cách sinh động, chân thực, từ đó phát triển tư duy và nhận thức lịch sử của HS một cách nhanh chóng, trực tiếp và bền vững.

2.5.2.2. Tổ chức các cuộc thi về biển, đảo như: “Biển đảo quê hương”,” hay “Trường Sa, Hồng Sa trong trái tim em, “tìm hiểu Biển Đơng”, thi vẽ tranh, làm báo tường, viết truyện về các tấm gương bảo vệ CQBĐ... Ở trường phổ thơng

có thể tiến hành qua các buổi ngoại khố, phát động các cuộc thi tìm hiểu…hình thức chủ yếu là đố kiến thức HS thơng qua các cách thức: Đố vui, hái hoa dân chủ, trắc nghiệm, viết bài phát biểu cảm tưởng... Đây là một hình thức giáo dục sinh động và hấp dẫn có tính chất tổng hợp, có thể thực hiện cho tất cả HS toàn trường tham gia và sự phối hợp của các tổ chức, đồn thể trong nhà trường.

2.5.2.3. Ngoại khóa chun đề tổng hợp

Đây là hình thức thường tiến hành trong những dịp chào mừng các hoạt động như: Kỉ niệm ngày 22/12/1944 thành lập QĐNDVN, giải phóng miền nam 30/4/1975…Hình thức rất hấp dẫn, thiết thực với HS và có nhiều trường THPT hiện nay triển khai rất có hiệu quả.

Ví dụ: Tổ chức ngoại khóa chuyên đề: “Chủ quyền biển đảo quê

hương”.

Các bước tiến hành như sau:

* Bước 1: Chuẩn bị, xây dựng kế hoạch buổi ngoại khóa.

- Thời gian chuẩn bị (phát động trước 2 tuần).

- Dự kiến thời gian tiến hành, địa điểm, thành phần tham gia (HS toàn trường hoặc khối lớp), khách mời, ban giám khảo…

- Phân công công tác chuẩn bị: Phân công công việc cụ thể cho các bộ phận, tổ, nhóm như: phụ trách nội dung thi, phụ trách văn nghệ, phụ trách kĩ thuật, cơ sở vật chất, chuẩn bị nội dung cần kiểm tra (nếu có)

*Bước 2: Nội dung, tiến trình thực hiện.

1. Giới thiệu đại biểu khách mời, ban giám khảo, nội dung chương trình, mục tiêu cần đạt của buổi ngoại khóa đối với HS; hướng dẫn HS tham gia chương trình.

2. Những nội dung chính thực hiện trong chuyên đề.

* Nội dung 1: Vài nét khái quát về biển, đảo (GV sử dụng phương pháp

thuyết trình kết hợp với việc sử dụng một số hình ảnh trình chiếu trên màn hình Power Point).

+ Khái niệm về biển, đảo, quần đảo,…

+ Khái quát về biển đảo Việt Nam, biển đảo Nghệ An

Tình hình biển, đảo hiện nay: ơ nhiễm mơi trường, chủ quyền biển, đảo bị xâm phạm…

+ Quan điểm của Đảng ta đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo: đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển, đảo; chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đơng bằng phương pháp hịa bình.

* Nội dung 2: Trường Sa, Hồng Sa - phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam.

Lịch sử chủ quyền Trường Sa - Hoàng Sa.

( Phần này, GV có thể mời một số GV thuộc các bộ mơn: Địa lý, Quốc phịng, giáo dục công dân…hoặc GV am hiểu về kiến thức biển, đảo hỗ trợ hoặc tự thực hiện theo các phương pháp khác nhau như: hỏi - đáp cùng với HS, cho HS hùng biện theo từng vấn đề chuẩn bị trước, cho HS thảo luận nhóm và trình bày…)

* Nội dung 3: Trường Sa, Hồng Sa hơm nay (GV sử dụng phương pháp

thuyết trình kết hợp với việc sử dụng màn hình Power Point trình chiếu). Qua hình ảnh thực tế giúp HS hiểu biết về Trường Sa, Hoàng Sa hiện nay

* Nội dung 4: Thế hệ trẻ với trách nhiệm bảo vệ biển, đảo quê hương

(mục kiểm tra nhận thức) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GV cho HS xem một số hình ảnh gợi ý (bảo vệ mơi trường biển, đảo; góp đá xây dựng Trường Sa; Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 ngày 2 – 5 – 2014; thanh niên Nghệ An tham gia nghĩa vụ quân sự, lên đường ra bảo vệ Trường Sa…), sau đó đặt câu hỏi như: Em có nhận xét gì về nội dung của những hình ảnh trên? Qua đó giúp HS nhận thức và nêu ra được những hành động cụ thể về việc:

+ Bảo vệ, khai thác hợp lí tài ngun biển, đảo (khai thác đi đơi với bảo vệ)

+ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

(Có thể thay hình thức trên bằng câu hỏi nhanh hoặc Phiếu học tập).

3. Kết thúc buổi ngoại khóa: GV nên cho HS phát biểu cảm tưởng; nhận

xét tinh thần thái độ tham gia học tập, có thể kết hợp phát động phong trào ủng hộ Trường Sa, Hồng Sa.

Buổi ngoại khóa nên lồng các tiết mục văn nghệ hát về Trường Sa, Hoàng Sa về biển, đảo quê hương.

2.5.2.4. Cơng tác cơng ích xã hội

Tổ chức cho HS sưu tầm tài liệu, hiện vật liên quan đến chủ quyền biển, đảo sau đó nhà trường phối hợp với địa phương tổ chức các cuộc triển lãm về biển đảo từ đó HS có cái nhìn tiệm cận, chính xác hơn về biển đảo, thơng qua đó vận động tun truyền HS tham gia bảo vệ mơi trường biển như: Thành lập đội xung kích, đội tình nguyện xanh, đội tuyên truyền bảo vệ môi trường, bảo vệ khu du lịch biển. Biện pháp này thường được tiến hành ở các điạ phương gắn liền với biển.

Trên đây là một số hình thức rất phù hợp để thực hiện chuyên đề ngoại

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở trường THPT (Trang 29 - 32)