Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở trường THPT (Trang 41 - 42)

Để nâng cao hiệu quả giáo dục nội dung chủ quyền biển, đảo cho HS trường THPT tỉnh Nghệ An nói riêng, cả nước nói chung, trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn đề tài, tôi xin đề xuất một số khuyến nghị sau đây:

Về việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử: Việc đưa nội

dung về sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc; kiến thức về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đặc biệt quan trọng và mang tính cấp thiết. Tuy nhiên, việc chỉnh lý sách giáo khoa đòi hỏi cần phải có thời gian và sự nghiên cứu của các nhà giáo dục, chun mơn, các cấp ngành...Do đó, trước hết, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có cơng văn hướng dẫn, phát hành tài liệu lưu hành nội bộ; và Bộ cần yêu cầu Vụ Giáo dục trung học soạn thảo và ban hành bộ tài liệu hướng dẫn dạy học về chủ quyền biển, đảo; Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần đầu tư xây dựng một trang mạng riêng nhằm mục đích hỗ trợ dạy học lịch sử. Với quan điểm “chương trình là pháp lệnh” nên cần có văn bản bổ sung thay đổi phân phối chương trình trong đó nêu cụ thể tiết tăng thêm dạy học về biển, đảo hay hướng dẫn ngoại khóa về biển, đảo để giáo viên có cơ sở pháp lý thực hiện, có thể đưa nội dung chủ quyền biển, đảo - Hoàng Sa, Trường Sa vào các đề thi, đề kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm. Để HS có ý thức học tập và nâng cao nhận thức về lịch sử chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia nói chung và chủ quyền biển, đảo của Việt Nam nói riêng.

Về cơng tác tập huấn thường xuyên cho giáo viên: Cần đưa nội dung về

chủ quyền biển, đảo quốc gia vào công tác tập huấn thường xuyên cho GV. Điều này rất cần thiết cho GV trong việc cập nhật những kiến thức mới về chuyên môn, đặc biệt là những kiến thức mới về nội dung biển, đảo của Việt Nam để nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm. Bồi dưỡng cho giáo viên những kỹ năng vận dụng các phương pháp dạy học mới, phù hợp với đặc điểm tâm lí, nhận thức của học sinh hiện nay như: cách thức sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy và học, kiểm tra đánh giá.

Với các trường THPT: Nên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại

khoá về vấn đề chủ quyền biển, đảo cho HS, nếu các trường trên đia bàn có biển, đảo tổ chức hướng dẫn HS tham quan, học tập thực địa tại bảo tàng, nhà trưng bày, đặc biệt nếu có điều kiện tổ chức cho HS tham quan thực tế. Điều đó địi

hỏi phải có sự phối hợp của cơ quan các ban ngành có liên quan với các cấp lãnh đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo cùng nhà trường, có sự đầu tư về kinh phí để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho HS học tập, tham quan ngoại khố.

Về phía giáo viên: Giáo viên phải có lập trường kiên định, biết khai thác

những thơng tin chính xác, kết hợp với các phương pháp sư phạm phù hợp tạo hiệu quả cao trong giáo dục ý thức cho học sinh trách nhiệm đối với Tổ quốc, đối với chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc. Giáo viên phải đóng vai trị chủ động phối hợp với nhà trường, Đồn thanh niên, giáo viên các mơn học khác tổ chức các hoạt động học tập trong giờ nội khóa và ngoại khóa để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nâng cao chất lượng bộ môn Lịch sử.

Đề tài “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc cho học sinh

trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT” (chương trình chuẩn) có giá

trị thực tiễn rất cao, nếu được nghiên cứu kỹ và áp dụng thì chắc chắn sẽ góp phần to lớn trong việc thay đổi SGK và thực hiện chương trình GDPT mới trong những năm tới.

Trên đây là một số ý kiến của tôi về vấn đề giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo Tổ quốc vào dạy học môn LSVN ở Trường THPT. Với những lí do khách quan và chủ quan khác nhau nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến chân thành của hội đồng khoa học, quý thầy cô, bạn bè đồng nghiệp cũng như những ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài của tơi có thể được hồn thiện hơn nữa.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam ở trường THPT (Trang 41 - 42)