Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Lưu thị thu duyên QTKDK23A luận văn thạc sỹ (Trang 86 - 95)

Một là kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước

Luận văn kiến nghị với cơ quan Nhà nước cụ thể như sau:

Các cơ quan Nhà nước cần hướng tới hồn thiện khn khổ pháp lý trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng nói riêng. Trước sự phát triển và biến đổi khơng ngừng của thị trường dịch vụ tài chính, chúng ta cần tiến hành rà soát hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh dịch vụ: nhà cung cấp, điều kiện thành lập, hoạt động cung ứng từng loại dịch vụ, các điều kiện quy định sự hoạt động ổn định khác. Rà soát và đối chiếu các quy định pháp luật này nhằm mục đích kiểm tra tính đầy đủ của pháp luật điều chỉnh các dịch vụ tài trong thực tiễn Việt Nam và xem xét các quy định pháp luật Việt Nam cần phải sửa đổi và bổ sung những gì để tiếp tục chấp hành các cam kết trong WTO và các hiệp định thương mại tự do nói chung.

Chúng ta cần lập một danh sách liệt kê các dịch vụ tài chính theo danh sách trong hiệp định và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, bổ sung danh sách các dịch vụ tài chính đã cung cấp trong các nước thành viên; liệt kê các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và các phương thức cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam và các nước thành viên; dự đoán tình huống mở cửa thị trường để xác định lộ trình soạn thảo bổ sung các văn bản pháp luật điều chỉnh các dịch vụ tài chính mới, các phương thức cung cấp dịch vụ tài chính. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp ḷt về các dịch vụ tài chính nói chung dịch vụ ngân

hàng nói riêng càng hồn thiện càng tạo điều kiện cho các NHTM định hướng chiến lược kinh doanh dịch vụ và có những thay đổi, cải tiến phù hợp với xu thế chung. Văn bản quy định pháp ḷt càng có tính mở, càng cập nhật với thời đại sẽ càng tạo cơ sở cho các NHTM cho ra mắt các sản phẩm dịch vụ mới mà không bị bối rối và bị động.

Trong quá trình lập pháp, cơ quan lập pháp phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan hoạch định chính sách kinh tế vĩ mơ, chính sách tiền tệ và cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ tài chính. Các cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ tài chính phải nắm rõ chính sách kinh tế vĩ mơ và phối hợp với các ban ngành liên quan trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi và thẩm quyền của mình.

Chúng ta cũng cần tham khảo nguồn luật quốc tế và các nước trên thế giới nhất là các nước trong khu vực có điều kiện tương đồng như một số nước trong khu vực châu Á cũng trải qua quá trình mở cửa thị trường như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia; tập hợp ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và các bên liên quan khác.

Luận văn kiến nghị với cơ quan Nhà nước cụ thể như sau:

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó bao gồm các quy định về các phương tiện, dịch vụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt mới, dịch vụ trung gian thanh toán, tiền điện tử, hoạt động thương mại điện tử; ban hành các quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và bên thứ ba.

Nghiên cứu, áp dụng chuẩn tin điện tài chính quốc tế ISO 20022 đối với một số hệ thống thanh toán quan trọng tại Việt Nam ngay từ khi đầu tư, nâng cấp hệ thống mới nhằm tăng cường sự kết nối liên thông giữa các hệ thống thanh toán, trao đổi dữ liệu điện tử giữa các cơ quan, tổ chức liên quan; tạo thuận lợi cho việc kết nối với các hệ thống thanh toán khác trong khu vực và trên thế giới; giảm thiểu chi phí kinh doanh, hạn chế rủi ro tác nghiệp và hoạt động.

Hoàn thành xây dựng chuẩn thẻ chip nội địa, cập nhật những thành tựu công nghệ thanh toán thẻ mới và thực hiện kế hoạch chuyển đổi từ thẻ từ sang

thẻ chip tại Việt Nam, đạt được mục tiêu đề ra nhằm đảm bảo thống nhất việc quản lý, định hướng kỹ thuật đối với hoạt động thanh toán thẻ; đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán thẻ; tạo thuận lợi kết nối với các hệ thống thanh toán khác; và phát triển nhiều dịch vụ giá trị gia tăng trên thẻ.

Thúc đẩy việc kết nối liên thơng và tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực thanh toán; áp dụng các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế tốt nhất cho một số phương tiện và hệ thống thanh toán. Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thanh toán thế hệ mới, tiên tiến nhằm tăng tính hiệu quả và tốc độ thanh toán cho các hệ thống thanh toán Việt Nam, tăng cường các biện pháp an ninh, an toàn, bảo mật đối với hệ thống thanh toán bán lẻ tại Việt Nam.

Đồng thời, trong thời gian tới, NHNN cũng sẽ tăng cường quản lý, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và sự tin cậy đối với các hệ thống thanh toán; tổ chức triển khai Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam đến năm 2020; tăng cường hoạt động giám sát đối với các hệ thống thanh toán theo các nguyên tắc giám sát quốc tế.

Hai là kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng Việt Nam

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam là tổ chức có vai trị thơng tin, kết nối các ngân hàng trong nước. Luận văn xin được kiến nghị Hiệp hội ngân hàng Việt Nam một số việc sau đây:

Thường xuyên tiến hàng các buổi hội thảo, tọa đàm để hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm giữa các NHTM trong nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Trên cơ sở thực tiễn phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ tại các nước trên thế giới và khu vực, trên cơ sở tham khảo hệ thống pháp luật về dịch vụ tài chính tại các nước trên thế giới, trên cơ sở thực tiễn xu hướng phát triển của các NHTM trên thế giới, đề xuất các cơ quan ban ngành xây dựng các văn bản pháp luật và văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế tại Việt Nam.

Ba là kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietcombank cần xem xét lại định hướng phát triển kinh doanh trong đó đặt sự ưu tiên cao hơn cho kinh doanh dịch vụ ngân hàng; rà soát lại hệ thống các

văn bản quy định nội bộ về sản phẩm, quy trình, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; cơ cấu lại bộ máy tổ chức trong đó có lãnh đạo cấp cao và các phòng ban trung tâm trực tiếp quản lý chức năng tác nghiệp các giao dịch và chất lượng dịch vụ; quy định rõ trách nhiệm của từng người, bộ phận liên quan trong hoạt động kinh doanh dịch vụ; đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; chú trọng hàng đầu vào yếu tố công nghệ để đảm bảo an toàn trong giao dịch của khách hàng và theo kịp với xu thế chung của thị trường; đầu tư vào hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự.

KẾT LUẬN

Luận văn nghiên cứu về khái niệm, phân loại dịch vụ ngân hàng, cơ sở lý thuyết đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng từ đó áp dụng để đánh giá thực tế hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng tại Vietcombank giai đoạn 2011-2016 cuối cùng đưa ra định hướng phát triển và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng tại Vietcombank đến năm 2025. Các kết quả nghiên cứu mà luận văn đã đạt được là:

Dịch vụ ngân hàng được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối của ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính (huy động tiền gửi, cho vay). Dịch vụ ngân hàng là tất cả các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng ngoài sản phẩm huy động vốn và cấp tín dụng, gắn với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng, mang lại lợi ích cho khách hàng và mang lại cho ngân hàng nguồn thu từ phí.

Có nhiều cách phân nhóm dịch vụ ngân hàng khác nhau (theo quy mơ, theo tính chất nghiệp vụ, theo thời gian cung cấp dịch vụ, theo lịch sử phát triển của NHTM...) nhưng theo cách phân lại nào thì dịch vụ ngân hàng theo nghĩa hẹp gồm các dịch vụ sau: dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, dịch vụ NHĐT và các dịch vụ khác.

Hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng bao gồm hiệu quả kinh tế (doanh thu và lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp) và hiệu quả xã hội (ý nghĩa đối với người lao động, đóng góp chung cho xã hội). Hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng chịu tác động bởi các ́u tố mơi trường bên ngồi và bên trong ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng có thể nhìn thấy qua các con số và chỉ số về doanh thu thuần, tốc độ tăng trưởng doanh thu và tốc độ thay đổi chi phí và tỷ trọng đóng góp của doanh thu từ dịch vụ trong tổng doanh thu kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng cũng có thể được đánh giá

thơng qua các tiêu chí định lượng như chất lượng sản phẩm dịch vụ, uy tín thương hiệu của ngân hàng, mức độ hài lịng của khách hàng.

Vietcombank là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam về cả quy mơ và uy tín trên thị trường với hơn 50 năm xây dựng và phát triển. Kết quả phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ ngân hàng tại Vietcombank giai đoạn 2011-2016 tác giả nhận thấy, Thu nhập từ dịch vụ của Vietcombank giai đoạn vừa qua tăng trưởng chậm, tỷ trọng còn thấp chỉ trong khoản 8-9% thấp hơn so với trung bình 10% của các ngân hàng tại Việt Nam và 20% của thế giới. Kết quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng còn hạn chế phần nào cũng phản ánh sự thiếu định hướng cụ thể cho việc đẩy mạnh và nâng cao vai trò của mạng hoạt động dịch vụ: hoạt động dịch vụ của Vietcombank chưa được quản trị một cách tổng thể và đồng bộ, còn phân tán và phát triển mang tính chất “tự nhiên”, chưa có các chính sách và chương trình hành động cụ thể.

Vietcombank vẫn chủ yếu dựa vào nguồn thu từ các mảng kinh doanh thế mạnh truyền thống như TTTM, thanh toán; tuy nhiên các mảng kinh doanh này có xu hướng tăng trưởng chậm lại và giảm dần tỷ trọng trong tổng thu. Bên cạnh đó, cơ cấu thu dịch vụ của Vietcombank bước đầu đã có sự chuyển biến tăng dần tỷ trọng của các dịch vụ ngân hàng hiện đại (dịch vụ thẻ, dịch vụ NHĐT...). Tuy nhiên Vietcombank vẫn chưa thực sự tạo được lợi thế vượt trội trên các mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại với hạn chế về tính năng sản phẩm, mức độ nhanh nhạy, linh hoạt trong chính sách sản phẩm.

So sánh về hiệu quả kinh doanh với các NHTMCPNN khác, Vietcombank đã mất đi lợi thế dẫn đầu trong năm 2015, 2016 và bị BIDV vượt lên rất nhiều, trong khi Vietinbank tuy quy mơ thu phí thấp hơn song cũng đang tăng trưởng đáng kể.

Theo xu hướng phát triển chung của thế giới và định hướng phát triển của NHNN, trong những năm tới nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ngân hàng, tăng thu từ dịch vụ sẽ là mục tiêu hàng đầu của Vietcombank cũng như các NHTM trong nước khác. Tổ chức bộ phận quản lý tác nghiệp, nâng cao quản lý

chất lượng sản phẩm, xây dựng các sản phẩm và gói sản phẩm mới như thành lập ngân hàng giao dịch, thiết kế các tính năng mới của sản phẩm, tăng cường ứng dụng công nghệ thơng tin và đảm bảo an tồn hệ thống, đẩy mạnh bán hàng và nâng cao chất lượng nhân sự là những giải pháp được tác giả đưa ra trong Luận văn.

Luận văn cũng mở ra những hướng nghiên cứu mới đi sâu về phát triển từng mảng dịch vụ trong định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ, tăng thu từ phí của Vietcombank. Hi vọng rằng trong thời gian tới, Vietcombank nói riêng và các NTHM Việt Nam nói chung sẽ có những bước chuyển mình trong chiến lược kinh doanh để theo kịp xu hướng phát triển chung của các ngân hàng trên thế giới, của Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 nhằm mang đến những sản phẩm dịch vụ hiện đại đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo sự phát triển bền vững trong kinh doanh của mỗi ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Giáo trình, sách tham khảo

1. David Cox, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, 2000 2. PGS, TS. Đặng Đình Đào, Kinh tế- thương mại- dịch vụ, NXB Thống kê,

2002

3. Mutrap II- Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Cẩm nang cam kết thương mại

dịch vụ của Việt Nam trong WTO, Hà Nội, 2006

4. TS. Nguyễn Thị Quy, Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội, 2008

5. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy và TS. Nguyễn Đình Thọ, Phát triển thị trường

tài chính ở Việt Nam theo các mô hình hiện đại, NXB Khoa học kỹ thuật,

2009

6. PGS.TS. Ngô Quốc Trung, Thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong quá

trình hội nhập, NXB Chính trị Quốc gia, 2008

7. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB

Thống kê, 2009

8. GS Đỗ Hoàng Toàn, Quản trị kinh doanh, NXBLao động xã hội, 2010 9. GS.TS. Nguyễn Thị Mơ, Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở

cửa về dịch vụ thương mại,NXB Lý luận chính trị Hà Nội, 2005, tr.14)

10. PGS.TS. Trần Bá Cẩn, Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB Tài chính, 2004

Văn bản luật

11. Cam kết đối với Ngân hàng- dịch tài chính của Việt Nam trong WTO 12. Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010

13. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010

Các bài nghiên cứu, bài báo và các văn bản khác

14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016

15. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016

16. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016

17. Viện Chiến lược ngân hàng, Báo cáo đánh giá tác động của cuộc CMCN 4.0 và một số định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam, 2006

18. Ernst & Young Global Ltd (EY),Báo cáo Khảo sát toàn cầu về ngân hàng

bán lẻ 2014 - Giành ưu thế từ trải nghiệm khách hàng, 2014

19. ThS. Ngô Thị Liên Hương, Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng..., Tạp chí Thị

trường Tài chính - Tiền tệ, số 5 (1/3/2005), trang 17

20. Tô Ngọc Giao, Phát triển hệ thống thanh toán giá trị cao, Tạp chí ngân

hàng, số 3 (tháng 3/2017), trang 51

21. PGD,TS. Nguyễn Minh Kiều, ThS. Ngô Thị An Hạ, Tác động của công tác

huấn luyện đến kết quả hoàn thành công việc của giao dịch viên, số 4

(tháng 4/2017), trang 30

22. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nâng cao năng lực cạnh

tranh của dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, số 6 (tháng 6/2017), trang 14

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Textbooks

23. Frederic S.Mishkin, The Economics of Money, Banking and Financial markets, Pearson & Addision Wesley,2004

24. Peters Rose, Sylviac Hudgins, Bank management and financial services,

Mc Graw Hill, New York, 2010

25. Thomas P.Fitch, Dictionary of Banking Terms, Barrons, 2012

TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÊN INTERNET

26. ThS. Vũ Hồng Thanh, ThS. Vũ Duy Linh, Hướng phát triển dịch vụ “mobile

http://tapchinganhang.com.vn/huong-phat-trien-dich-vu-mobile-banking-cho- cac-ngan-hang-viet-nam.htm, ngày truy cập 28/02/2018

27. Trịnh Bá Tửu, Cần đổi mới nhận thức về dịch vụ ngân hàng hiện đại, 2005 tại địa chỉ: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?

Một phần của tài liệu Lưu thị thu duyên QTKDK23A luận văn thạc sỹ (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)