Ký chân dung:

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thông trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế (Trang 28 - 34)

* Định nghĩa:

Tác giả Đức Dũng đã viết: “Ký chân dung là một thể ký báo chí mà đối tợng phản ánh là những con ngời có thật, tiêu biểu cho một vấn đề hoặc một khía cạnh nào đó mang tính thời sự, gắn với những hành động, việc làm cụ thể trong những tình huống hoặc hoàn cảnh điển hình với bút pháp đặt tả và thái độ thẩm định dứt khoát của tác giả”(1).

* Đặc điểm:

Thao tác giả Đức Dũng “trong tơng quan so sánh với những thể loại báo chí khác, ký chân dung là thể loại có thế mạnh trong việc miêu tả con ngời thông qua ngôn từ, bút pháp giàu chất văn học”(2).

Kết cấu của tác phẩm ký chân dung theo tác giả Đức Dũng có 4 phần cơ bản là:

- Tạo bối cảnh chung để cho nhân vật xuất hiện.

- Đặc tả nét nổi bật nhất trong tính cách hay phẩm chất của đối tợng.

- Khai thác quá khứ để cắt nghĩa, lý giải những phẩm chất hiện tại của đối tợng.

- Đa ra lời thẩm định cuối cùng của tác giả về đối tợng.

Nh vậy, đối tợng phản ánh chủ yếu của thể loại này là những con ngời có thật, tiêu biểu đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự. Chính vì đặc điểm và ý nghĩa trên mà ký chân dung có u thế khi thông tin về những con ngời tiêu biểu cho việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong thời kỳ đổi mới. Thể loại này có số lợng là 130 bài, trong đó báo ND có 23 bài, báo TT-VH có 50 bài, VHCN có 19 bài, Tạp chí QH có 27 bài, tạp chí HT có 21 bài.

Dới đây là một số bài ký chân dung tiêu biểu trên 5 tờ báo:

- Bài “Một tài năng hội hoạ” của Quốc Trờng, báo ND, số ra ngày 16/1/2000.

- Bài “Gặp gỡ những ngời con quê hơng” của Huyền Yến, tạp chí QH số tháng 5/1999.

- Bài “Tỷ phú chối chít” của Y Nguyên, báo TFVH số ra ngày 27/12/2002.

- Bài “Nghệ nhận làng Hồ” của Eric thiel, tạp chí HT, số tháng 9, 10/2002.

Sau đây chúng tôi sẽ phân tích kỹ bài “NSND Quách Thị Hồ - hoài niệm và trăn trở” của Nguyễn Thị Mỹ Dung, báo TT-VH số ra ngày 11/1/2000.

Bài có dung lợng khoảng hơn 900 từ, có đầy đủ các thành phần cấu trúc (tít, mở đầu, thân bài, kết luận). Tít của bài ngắn gọn nhng đã giới thiệu đầy đủ tên nhân vật, nét tính cách tiêu biểu của nhân vật “NSND Quách Thị Hồ - hoài niệm và trăn trở”.

Trong phần mở đầy tác giả nói về việc đi tìm nhân vật: “Tôi tìm đến khá dễ dàng” bởi cụ Quách là một nghệ sĩ đợc nhân dân coi trọng. Điều đó thể hiện qua cách gọi của Bà hàng nớc khi chỉ đờng: “Đó đó, nhà bà lão nghệ sĩ trong đó”. Tác giả đã giới thiệu nhân vật “nằm trên chiếc gi- ờng hẹp”, và câu nói đầu tiên của cụ khi gặp tác giả “Đáp lại lời chào của tôi, ai nói nh trách: Đã tởng không gặp lại nữa. Tri âm ơi là tri âm!”.

Phần thân bài thuật lại cuộc trò chuyện giữa tác giả với nhân vật về ca trù và về cuộc sống của nhân vật. Trong phần này, tác giả đã sử dụng nghệ thuật đặc tả để làm nổi bật thần thái của nữ NSND 90 tuổi này.

Nụ cời của NSND Quách Thị Hồ đợc đặc tả nhiều lần: “Bà lão 90 tuổi cời hóm hỉnh(...) Bà lão nghệ sĩ càng nghe, gơng mặt càng tơi sáng rạng rỡ (...) Cụ cời hóm hỉnh và rầu rầu nh pha một chút nuối tiếc”. Hình ảnh nụ cời của cụ Quách đợc tác giả mô tả xen lẫn với việc nói về hoàn cảnh khó khăn của cụ: “Hiện cụ phải sống nhờ vào đồng lơng hu của chị con gái út”. Việc này đã gây ấn tợng mạnh cho ngời đọc, khiến họ hiểu hơn nỗi lòng “hoài niệm và trăn trở” của cụ Quách về nghệ thuật ca trù.

Trong phần thân bài, tác giả đã kể về các nớc quan trọng trong sự nghiệp ca trù của cụ Quách: Khi đất nớc còn dới ách phong kiến, cụ Quách đã đợc đánh giá là “Nghệ sĩ ca trù số 1”, sau này cụ đợc Nhà nớc ta phong danh hiệu cao quý, “Nghệ sĩ nhân dân”. Cụ Quách Thị Hồ đã đợc giải thởng xuất sắc ở diễn đàn âm nhạc Châu á tổ chức tại Bình Nhỡng, việc này “đã đa lại vinh quang cho nghệ thuật ca trù Việt Nam nói chung và niềm hạnh phúc lớn lao khôn cùng của bản thân cụ”.

Quá khứ của cụ Quách còn đợc nhắc tới qua cuộc hội ngộ giữa cụ với ông Nguyễn Hu Tuyết - một nhà thơ, một lơng y gia truyền, một ngời viết lời ca trù số một. Theo lời kể của cụ Quách, thân mẫu của ông Tuyết đã cảm vì tài mà nhận cụ làm con gái đỡ đầu.

Hình ảnh cụ Quách trong bài luôn luôn đợc tác giả gắn liền với ca trù. Mặc dù “tay vịn vào gióng tre, đợc đóng dọc thành giờng (cho khỏi ngã)

nhng khi “đợc nghe lại tiếng hát của bạn tri âm và tiếng hát, tiếng phách nhuần nhuyễn trẻ trung của chính mình một thời... cụ trở nên phấn chấn:

Tôi t

ởng nh mình trẻ lại đợc vài mơi tuổi””, Giọng hát của cụ ở tuổi 90 vẫn làm tác giả nh “mê đi vì giọng cụ vẫn hay và rành rọt lắm”. Có lẽ quá khứ “Sinh nghề tử nghiệp” là nguyên nhân duy nhất làm cho sức sống ca trù vẫn mạnh mẽ trong cụ Quách.

Trong phần của bài, tác giả đã bày tỏ “sự cảm thông sâu sắc với nỗi trăn trở của NSND Quách Thị Hồ: “Ngời mình biết về ca trù còn quá ít. Và ngời hát đợc ca trù trong lớp trẻ thật là còn hiếm hoi quá”.

Trong bài, tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nh miêu tả (hoạt động, cử chỉ, lời nói, vẻ mặt của nhân vật), hồi tởng (đoạn cụ Quách nhớ về thuở “con đào, cô hát trong con mắt khinh thị”, nhớ về tình bạn đặc biệt của cụ với nghệ sĩ Nguyễn Hữu Tuyết, so sánh (ví cụ Quách với Tây Thi, ví Nguyễn Hữu Tuyết với Phạm Lợi).

Cái “tôi” tác giả trong bài đợc bộc lộ qua cách sắp xếp, lựa chọn, nhấn mạnh các chi tiết theo một trật tự logíc để làm nổi bật hình tợng nhân vật. Lời bình của tác giả ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề chính yếu nhất (“Tôi cũng thấy ái ngại cho cụ”, “giọng cụ hát bẩn hay và rành rọt lắm”).

Ví dụ trên đây đã cho chúng ta thấy đợc thế mạnh của thể loại ký chân dung là có thể phản ánh con ngời rất sống động (cả về ngoại hình, hành động, cử chỉ lẫn tân hồn, tình cảm) so với các thể loại báo chí khác.

4. Phóng sự:

* Định nghĩa: Tác giả Đức Dũng cho rằng: “Phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con ngời, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát

triển dới dạng một bức tranh toàn cảnh, vừa khái quát, vừa chi tiết, sống động với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn hoá”(1).

* Đặc điểm của phóng sự:

Theo tác giả Đức Dũng, “Điểm noỉo bật của phóng sự so với các thể loại báo cí khác là nó có khả năng phản ánh hiện thực moọt cách có bề dầy và chiều sâu dới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực”(1).

Tổng số bài phóng sự trên 5 tờ báo và tạp chí là 80 bài, trong đó báo ND có 8 bài, TT-VH có 15 bài, VHCN có 36 bài, tạp chí QH có 13 bài, HT có 8 bài. Dới đây là những bài phóng sự trên tiêu biểu nhất.

5 tờ báo:

- Bài “Chuyện tình nghĩa ở một làng phong” của Nguyễn Khôi, báo ND số ra ngày 2/6/2002.

- Bài “Lần theo gia phả để nhận họ hàng” của DP, báo TT-VH số ra ngày 13/3/2001.

- Bài “Khi Nhà văn hoá thành... công xởng” của Nguyễn Hoà, báo VHCN số ra từ ngày 22-24/4/2003.

- Bài “Đi ăn mù... dân chủ” của Trờng Điện Thắng, báo VHCN số ra từ ngày 29-30/2002.

Sau đây chúng tôi sẽ phân tích một bài phóng sự điều tra, đó là bài “Nơi hoá kiếp“ ” những ngôi nhà sàn dân tộc” của Tân Linh, báo VHCN số ra từ ngày 2-5/5/2003.

Bài có dung lợng khoảng 2500 từ. Có đầy đủ các thành phần thờng thấy trong một bài phóng sự (tít (tít chính, tít phụ, tít dẫn), phần mở bài, thân bài, kết luận).

(1) Đức Dũng. Các thể ký báo chí. Sđd, tr.83.

Tít chính là một trang danh ngữ, ngắn gọn nhng thể hiện chủ đề chính của ài là việc điều tra những vấn đề xung quanh việc chế biến goõ từ “xác” của một ngôi nhà sàn truyền thống.

Tít dẫn đợc lấy từ một câu nói về âm thanh của chiếc máy ca trong bài, có thể gây ấn tợng mạnh đối với ngời đọc: “Tiếng ca máy có lúc rít lên vì gặp gỡ cứng, nghe não lòng nh thể tiếng than khóc của những ngôi nhà sàn - một loại hình di sản văn hoá, vừa vật thể, vừa thiêng liêng”.

Trong phần mở đầu tác giả đã giới thiệu với bạn đọc cảnh nói tập kết những ngôi nhà sàn đã đợc tháo dỡ tại dọc đờng số 6 cách thị xã Hà Đông 7km, thuộc xã Yên Nghĩa, huyện Hoài Đức. “những xác nhà sàn Thái, M- ờng giờ đợc chất thành đống với rất nhiều cột gỗ lim, gỗ nghiến to cỡ một ngời ôm không xuể”.

Phần giải quyết vấn đề đợc trình bày dới những tít phụ “Nhà sàn bỏ núi về xuôi” và “... và số phận những ngôi nhà sàn truyền thống”. Trong phần này, ngoài nhân vật tác giả - còn có là 2 nhân chứng “bất đắc dĩ”.

Qua câu chuyện kể của chủ xởng ca - tên là Nam, và ông Đặng - ngời chuyên buôn gỗ nhà sàn, tác giả đã cho bạn đọc biết cụ thể hơn về hoạt động thu mua gỗ nhà sàn, những mánh khoé để qua mắt kiểm lâm. Hai nhân chứng này còn cho biết về “kiếp sau của những ngôi nhà sàn” về nguyên nhân khiến những ngời chủ cũ của chúng phải bán chúng đi.

Trong phần kết luận, tác giả đã đa ra một số kiến nghị với Ngành Văn hoá - Thông tin và Ngành kiểm lâm: “Đã đến lúc cần có những văn bản pháp quy trên cơ sở vận dụng luật di sản văn hoá để quản lý và xử lý việc buôn bán vận chuyển gỗ nhà sàn. Mở cuộc vận động tuyên truyền thống ở cơ sở cũng là cách để ngời dân yêu quý di sản mà gìn giữ và trân trọng”.

Tuy không xuất hiện trực tiếp nhiều trong bài nhng tác giả là một nhân chứng sống, đóng vai trò là ngời chứng kiến (“chúng tôi đã có mặt trong những xởng ca lớn”, “ngồi trong những xởng ca dọc đờng số 6”), rút ra kết luận (“Bây giờ tôi mới hiểu vì sao có những đống gỗ nhà sàn mà cột kèo còn mới nguyên cả nhát đẽo và vệt xớc do trâu kéo...). Có những đoạn trong

bài chứa đựng suy nghĩ của chính tác giả: “Đứng ở làng Dô Lộ hôm nay tự nhiên tôi thầm lo đến một ngày nào đó, ngời ta muốn tìm hình bóng nhà sàn truyền thống đành phải quay về thành phố, hay đến các khu du lịch”.

Tác giả bài viết đã sử dụng các biện pháp so sánh (hình ảnh lạc lõng của nhà sàn trong thành phố “nh thể cô sơn nữ bỏ núi rừng về bơ vơ giữa thị thành hoa lệ”), nhân cách hoá (“Những lỗ đục, những con mắt của ngôi nhà trăm tuổi giờ đây trân trân nhìn ngời bán, kẻ mua nh muốn nhắn gửi điều gì sâu thẳm”). Xuyên xuốt toàn bài là âm thanh ghê rợn của chiếc ca máy, lúc thì “rít lên vì gặp gỗ cứng nh thể tiếng than khóc của những ngôi nhà sàn” lúc lại “xoèn xoẹt nghiến vào gỗ”. Giọng điệu của bài có lúc nghiêm nghị (đoạn kết luận với những kiến nghị), có lúc lại sôi nổi (“Trai gái yêu nhau hò hẹn chọc sàn, tiếp đón nhau cũng ở đầu cầu thang 9 bậc”), lắng đọng (“và thiêng liêng hơn cả, mái nhà vẫn là nơi thờ phụng tổ tiên”), có lúc lại giễu cợt, châm biếm mà vẫn đầy lòng thơng cảm (“Ngời ta đã hoá kiếpmỗi ngày hàng chục ngôi nhà sàn truyền thống”).

Có thể nói, tác giả đã thành công khi sử dụng thể loại phóng sự để phản ánh một vấn đề bức xúc. Bài viết đã gieo vào lòng ngời đọc những suy nghĩ, trăn trở, và giáo dục họ ý thúc giữ gìn những di sản văn hoá truyền thống.

Một phần của tài liệu Vấn đề bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thông trong thời đại mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w