- Nhân dân giám sát việc xây dựng kế hoạch triển khai chính sách xây dựng nơng thơn mới
Trong q trình xây dựng NTM người dân có vai trị hết sức quan trọng. Vai trị đó thể hiện ở chỗ người dân chính là người tham gia xây dựng kế hoạch, chương trình và tổ chức thực hiện việc xây dựng NTM ở địa phương mình. Vai trị của NN, chính quyền địa phương chỉ là hỗ trợ, thúc đẩy, định hướng, dẫn dắt[45].
Các tiêu chí của xã NTM nhìn chung được thực hiện giống nhau trên phạm vi tỉnh và toàn quốc. Để trở thành một xã NTM, phải đạt được rất nhiều tiêu chí với sự phấn đấu, nỗ lực trong một thời gian dài, do đó cần có một chương trình, kế hoạch với những lộ trình, biện pháp, cách làm cụ thể. Trong khi đó, mỗi địa phương có những điểm xuất phát khác nhau, có những điều kiện tự nhiên, KTXH khơng giống nhau nên có những biện pháp, cách thức riêng. Để những biện pháp xây dựng NTM phù hợp với mỗi địa phương thì chính người dân ở địa phương đó phải là người tham gia bàn bạc, quyết định, theo dõi, giám sát. Chỉ có phát huy trí tuệ, sự sáng tạo của nhân dân trong xây dựng các kế hoạch, biện pháp cụ thể, mới khơi dậy được những cách làm hay, mới rút ngắn con đường đạt đích NTM.
Bằng nhiều hình thức, chủ thể nhân dân tích cực góp ý kiến và tham gia giám sát quá trình xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách, nhất là kế hoạch triển khai thực hiện chính sách xây dựng NTM, qua giám sát kịp thời kiến nghị điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện kế hoạch theo từng giai đoạn; góp phần làm cho các chủ trương, chính sách, kế hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH
của địa phương, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
- Nhân dân giám sát việc thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới
Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, có nhiều tiêu chí thuộc về kết cấu hạ tầng. Đó là những tiêu chí liên quan đến giao thơng nơng thôn, hệ thống thủy lợi, xây dựng cơ sở vật chất cho điện, đường, trường, trạm, chợ, các khu vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng.
Người nơng dân cùng với sự tham gia đóng góp kinh phí để thực hiện các hạng mục cơng trình kết cấu hạ tầng nơng thơn, họ cịn chính là người tham gia bàn thảo, góp ý kiến vào quy hoạch, thiết kế, quy mơ, địa điểm các cơng trình kết cấu hạ tầng. Hơn nữa, họ chính là người thực hiện hầu như mọi cơng việc xây dựng và hồn thiện các cơng trình này.
Tham gia vào mọi quy trình xây dựng kết cấu hạ tầng nơng thơn cũng là cách họ thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở. Đó là dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Khi trực tiếp thực hiện các công đoạn xây dựng, rõ ràng người nông dân đã trực tiếp giám sát cả tài chính, vật tư, kết cấu, chất lượng, tiến độ cơng trình. Thực tế này khơng những ngăn chặn được sự thất thoát, lãng phi vốn và vật tư mà còn chắc chắn bảo đảm chất lượng cơng trình một cách tối ưu nhất.
- Nhân dân giám sát việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới
Các cấp, các ngành phát huy dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân tự quản, tự bàn bạc quyết định chương trình xây dựng NTM ở địa phương. Chỉ khi nào các cấp, các ngành, cán bộ đảng viên lấy công khai, minh bạch làm đầu, phát huy tính dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho chủ thể nhân dân có quyền quyết định việc sử dụng nguồn vốn do mình đóng góp, giám sát việc sử dụng nguồn vốn đó thì người dân mới tích cực, hăng hái đóng góp tiền của để xây dựng NTM.
Khi huy động sức dân vào xây dựng NTM không được làm quá sức. Người dân không phải trong một sớm một chiều được thụ hưởng những kết quả từ việc xây dựng NTM nên ngay từ đầu kêu gọi họ đóng góp quá sức sẽ tạo cho họ cảm giác chương trình NTM là một gánh nặng. Vì vậy, khi huy động sức dân phải vừa sức, từng bước, tránh nóng vội.
Cán bộ đảng viên ở địa phương phải gương mẫu đi đầu trong việc đóng góp tiền của, ngày cơng để nhân dân nhìn vào đó thực hiện. Hơn nữa, họ đang sinh sống và công tác tại địa phương nên cũng cần có trách nhiệm góp cơng, góp của vào sự nghiệp xây dựng NTM ở địa phương như những người dân bình thường khác.
- Nhân dân giám sát đội ngũ cán bộ, cơng chức và các chủ thể liên quan trong q trình thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới
Thơng qua việc thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở, chủ thể nhân dân đồng hành cùng sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự hoạt động của cả hệ thống chính trị. Chủ thể nhân dân giám sát sự hoạt động của các cấp chính quyền, các tổ chức đồn thể qua sự hoạt động, làm việc, ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khi thực thi cơng vụ. Họ có làm đúng chức năng, nhiệm vụ khơng, có tận tâm với cơng việc khơng, có nói dân nghe, có nghe dân nói khơng, có liêm chính, cơng khai, minh bạch khơng, có cửa quyền, hách dịch, hành dân khơng, có lãng phí, tham ơ, tham nhũng khơng…
Chính qua đây, một cách hiệu quả nhất, chủ thể nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Khơng có một chính quyền nào tồn tại được nếu khơng có sự đồng thuận, đồng hành của nhân dân. Chỉ khi nào nhân dân gắn bó mật thiết với các cấp chính quyền, cấp ủy và các tổ chức chính trị xã hội ở cơ sở thì hệ thống chính trị ở cơ sở mới thực sự là của dân, do dân và vì dân. Sự tham gia giám sát của chủ thể nhân dân vào đội ngủ cán bộ, cơng chức, vào xây dựng thệ thống chính trị cơ sở và các chủ thể có liên quan cũng nhằm góp phần xây dựng và phát triển NTM.
- Nhân dân giám sát q trình đánh giá việc thực hiện chính sách xây dựng nơng thơn mới
Cần nhận thức rõ, những chính sách quan trọng, liên quan đến những vấn đề cấp thiết nhất của đời sống, đến lợi ích của nhiều người như là chính sách xây dựng NTM thì việc đánh giá chính sách là rất cần thiết để hồn thiện chính sách, tránh các rủi ro hay lãng phí xảy ra, đặc biệt là tránh những phản ứng ngược lại.
Đối với chính sách xây dựng NTM các tiêu chí đánh giá tập trung vào những phương diện sau đây:
Tính hiệu lực của chính sách phản ánh mức độ tác động, ảnh hưởng của chính sách đó trên thực tế, làm biến đổi hoặc duy trì thực tế theo mong muốn của NN. Tính hiệu lực của chính sách thể hiện ở mức độ đạt được các mục tiêu đề ra.
Tính hiệu quả của chính sách phản ánh tương quan so sánh giữa kết quả do chính sách đưa lại với chi phí đã bỏ ra. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích thường được sử dụng để xác định hiệu quả của chính sách. Nếu khơng quan tâm tính tốn hiệu quả sẽ dẫn đến lãng phí, thất thốt tiền của và kinh phí.
Tính cơng bằng, thơng qua chính sách này, NN thực hiện phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp cho các đối tượng dễ bị tổn thương, như người nghèo, người già, trẻ em và người tàn tật để khắc phục tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm xã hội. Tính cơng bằng của chính sách cịn thể hiện ở sự phân bổ hợp lý các chi phí và lợi ích, các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia hoạch định, thực thi chính sách và các nhóm đối tượng liên quan đến chính sách.
Chú trọng đánh giá tác động của chính sách đến các đối tượng hưởng lợi từ chính sách. Tác động của chính sách phản ánh kết quả đầu ra hay kết quả cuối cùng của chính sách.