VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
2.2.3.1. Nhân dân giám sát việc xây dựng kế hoạch triển khai chính sách xây dựng nông thôn mớ
sách xây dựng nông thôn mới
Thời gian qua, cùng với việc đồng hành, hưởng ứng và đóng góp nguồn lực cho Chương trình xây dựng NTM, Chủ thể nhân dân tích cực tham gia ý kiến đóng góp giám sát việc xây dựng kế hoạch, chương trình cơng tác, quy chế hoạt động, cơng tác chỉ đạo vận động, tun truyền “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM”; công tác chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng các tiêu chí NTM.
Nhìn chung việc xây dựng kế hoạch triển khai chính sách xây dựng NTM phù hợp thực tế, cụ thể, rõ ràng đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.
Đối với việc tham gia ý kiến đóng góp vào quy hoạch, thực hiện quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM
Việc góp ý vào quy hoạch, các đề án xây dựng NTM vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của chủ thể nhân dân, là việc làm cần thiết, quan trọng vì nhân dân là những người gắn bó mật thiết với nơng thơn, với sản xuất nông nghiệp nên rất am tường, thấu đáo về những thuận lợi và khó khăn, phù hợp và khơng phù hợp, những việc nên làm và khơng nên làm. Những ý kiến đóng góp của chủ thể nhân dân về cơ bản rất thực tế chứ không viển vông, sâu sắc chứ không hời hợt, xác đáng chứ không phi lý; là kênh thơng tin quan trọng thậm chí đóng vai trị “phản biện” cho công tác quy hoạch và các đề án xây dựng NTM bám sát thực tế, phù hợp, tính khả thi cao.
Công tác quy hoạch
Công tác lập quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn huyện được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNN&PTNT- BTN&MT, ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy định lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nơng thơn mới. Có 15/15 xã đã lập và phê duyệt quy hoạch (đạt 100% so với Quyết định 800/QĐ-TTg).
Tình hình lập và phê duyệt quy hoạch, đề án NTM, nội dung được phê duyệt phù hợp với quy hoạch chung của huyện. Nhìn chung q trình thực hiện cơng khai, dân chủ, bàn bạc rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân, các chủ thể nhân dân theo dõi, giám sát và bài tỏ sự ủng hộ cao.
Công tác thực hiện quy hoạch
Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, BCĐ xây dựng NTM các xã đã tiến hành niêm yết, công khai Quy hoạch tại Trụ sở UBND xã để việc thực hiện các dự án luôn bám sát vào nội dung quy hoạch. Công tác cắm mốc quy hoạch là thực sự cần thiết trong xây dựng NTM, góp phần hiệu quả cho việc quản lý xây
dựng NTM theo quy hoạch. Có 02 xã hồn thành việc cắm mốc quy hoạch (Tân
Dân và Tạ An Khương Nam).
Việc lấy ý kiến của nhân dân trong thực hiện quy hoạch được huyện quan tâm chỉ đạo, các xã thực hiện đúng theo quy định. Bởi quy hoạch có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân nên người dân cần được phổ biến các thông tin cần thiết.
Công tác lập đề án xây dựng NTM
Đến ngày 14 tháng 4 năm 2011, các xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành đề án xây dựng NTM cấp xã và được UBND huyện phê duyệt. Đến tháng 7 năm 2012, các xã đã được phê duyệt đồ án quy hoạch[62,Tr.2]. Trên cơ sở đề án, đồ án được duyệt các xã đã công bố quy hoạch rộng rãi để nhân dân nắm thực hiện.
Đối với việc tham gia ý kiến đóng góp vào xây dựng hạ tầng KTXH nơng thơn
Xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH ở địa bàn nơng thơn cần được xã hội hóa bằng sự chung tay góp sức của nhân dân. Đây khơng chỉ là sự đồng thuận về mặt quan điểm, mà quan trọng hơn đó cịn là những hành động thiết thực: tự nguyện, tự giác hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc, tiền của, đóng góp ngày cơng lao động trong khả năng và mức độ phù hợp để xây dựng những cơng trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh… góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển. Trong đó:
Về giao thơng nông thôn: Được xác định là khâu đột phá, đáp ứng nhu cầu
bức xúc của nhân dân nên được chú trọng đầu tư, nhân dân đồng thuận và tự nguyện tham gia thực hiện. Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện đã triển khai 227 cơng trình lộ giao thơng nơng thơn, tổng vốn đầu tư trên 177,81 tỷ đồng. Xây dựng hồn thành 224 cơng trình lộ giao thơng, tổng chiều dài trên 400 km.
Về thủy lợi: Thực hiện 39 cơng trình thủy lợi, tổng mức đầu tư trên 20,23
tỷ đồng. Tiêu chí này được xem là địn bẩy để thúc đẩy phát triển sản xuất cho người dân. Các cơng trình thủy lợi kết hợp với lộ giao thông được thực hiện khá tốt, phát huy hiệu quả, vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, vừa góp phần phục vụ tốt cho sản xuất.
Về điện: Tiếp tục phát triển lưới điện theo quy hoạch; hệ thống lưới điện
trung thế, hạ thế và các trạm phân phối được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng và được vận hành an toàn. Hiện nay, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, được quản lý của ngành điện khoảng 95,36% (kể cả số hộ sử dụng điện chia hơi).
Về cơ sở vật chất trường học: Trong 05 năm qua, huyện luôn quan tâm
đầu tư cơ sở vật chất, trang, thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học cho các trường học trên địa bàn huyện là 20,14 tỷ đồng. Tồn huyện hiện có 71 trường học (không bao gồm các trường THPT) được xây dựng kiên cố, trong đó có 27 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I, đạt 38,67%. Có 15/15 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ mức độ 1, trong đó có 03 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ mức độ 2.
Về cơ sở vật chất văn hóa và trụ sở xã: Đến nay huyện có 02/15 xã có nhà
văn hóa (Tân Dân, Tạ An Khương Nam), với tổng vốn đầu tư 9,735 tỷ đồng; có 110/133 ấp có trụ sở sinh hoạt văn hóa. UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các xã khẩn trương trong việc lựa chọn, xác định vị trí, quy hoạch và chủ động phối hợp với các ngành chức năng tỉnh, huyện để xúc tiến việc xây dựng các Trung tâm Văn hóa - Thể thao của xã.
Về nhà ở dân cư: Trên địa bàn huyện khơng cịn nhà dột nát; tỷ lệ hộ gia
đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ xây dựng đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung cứng, mái cứng) chiếm 73,33%.
Về chợ nông thôn: Trên địa bàn huyện có 08 chợ xã nhưng chưa chợ nào
đạt chuẩn chợ nông thôn mới. UBND huyện đã phê duyệt tổng thể quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn cho các xã; năm 2016 đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ hạng 3 ở các xã Nguyễn Huân, Quách Phẩm, Tân Tiến, với vốn đầu tư 9,2 tỷ đồng; tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trao đổi, mua bán và tiêu thụ nông sản của nông dân khu vực nơng thơn.
Về bưu điện: Lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, internet cơ bản đáp ứng nhu
cầu học tập, trao đổi thông tin của các tầng lớp nhân dân và yêu cầu chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đến nay, các xã có điểm bưu điện văn hố xã và được phủ sóng mạng để truy cập internet, các xã đều đạt tiêu chí Bưu điện[8].
Đối với việc tham gia ý kiến đóng góp vào tổ chức sản xuất và đổi mới các hình thức sản xuất
Xác định mục tiêu của Chương trình xây dựng NTM là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, làm cho diện mạo nông thôn không ngừng đổi mới, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị và sản xuất bền vững; các chỉ tiêu về sản xuất đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, đời sống, thu nhập của người dân khá ổn định, các chính sách về lao động, giải quyết việc làm, đào tạo nghề được thực hiện khá tốt.
Trong 5 năm, từ các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện tổ chức được 282 lớp kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; 59 cuộc hội thảo nhân rộng mơ hình có hiệu quả (01 cuộc hội thảo chuyên đề); 157 lớp đào tạo nghề cho lao động nơng thơn; xây dựng thí điểm 39 mơ hình sản xuất, chủ yếu là mơ hình ni tơm cơng nghiệp, ni tơm quảng canh cải tiến, nuôi tôm kết hợp với thủy sản khác (cua, cá, sị huyết) và mơ hình sản xuất đa cây, đa con.
Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển, từng bước liên kết, tổ chức lại theo hướng chuỗi sản xuất. Tồn huyện có 17 hợp tác xã, với 321 thành viên; trong đó: hợp tác xã nơng nghiệp có 11 hợp tác xã, với 262 thành viên và 129 tổ hợp tác, với 2.578 thành viên; tiếp tục phối hợp với tỉnh tập trung chỉ đạo củng cố, kiện toàn và nâng cao phương thức hoạt động cho các hợp tác xã và tổ hợp tác; tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý Tổ hợp tác, Hợp tác xã[8; tr.9].
Đối với việc tham gia ý kiến đóng góp vào phát triển VHXH, bảo vệ mơi trường Về giáo dục, phát huy tinh thần tự học, tự rèn để chiếm lĩnh tri thức;
khuyến khích, động viên mọi người nêu cao tinh thần học tập hình thành phong trào khuyến học, khuyến tài, xã hội học tập. Huyện duy trì phổ cập giáo dục trung học cơ sở; theo thống kê hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở trên 97%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được tiếp tục học bậc Trung học phổ thông, bổ túc, dạy nghề là 82%; tỷ lệ lao động qua đào tạo, tham gia các khóa dạy nghề ngắn hạn, đào tạo dài hạn được cấp chứng chỉ nghề, trung cấp chuyên môn nghiệp vụ đạt 22%.
Về y tế, chủ động thực hiện và tuyên truyền, vận động người thân, cộng
đồng tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng; chủ động phịng chống dịch bệnh, xóa bỏ tập tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe; tích cực tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để được chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Đến nay huyện có 15/15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; có 151.320 hộ tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 84%; mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đầu tư nâng cấp trang thiết bị và kiện toàn tổ chức, bộ máy, phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Về văn hóa, chủ động, tự giác trong xây dựng, gìn giữ, bảo tồn, phát huy
các giá trị văn hóa, nhất là bản sắc văn hóa làng xã, văn hóa cổ truyền, văn hóa dân tộc. Nhân dân trực tiếp gìn giữ, bảo vệ, phát huy các yếu tố văn hóa dân tộc chính là để giữ lấy cốt cách của mình và đơi khi những nét chân quê, sự mộc mạc lại là cái hay, nét đẹp đáng trân trọng. Đến nay huyện có 61/139 ấp đạt chuẩn ấp văn hố, chiếm 43,88%; có 03/15 xã được cơng nhận đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới, chiếm tỷ lệ 20% và 28.439/41.364 hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa, chiếm tỷ lệ 68,75%.
Về môi trường, Các ngành, các cấp thường xuyên tuyên truyền người dân
và doanh nghiệp nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường; tích cực triển khai các mơ hình nơng thơn mới như: trồng hàng rào cây xanh, tuyến đường không rác, nhà tiêu hợp vệ sinh...; nhiều xã đã thực hiện tốt việc thu gom và xử lý rác thải, trồng cây chống sạt lở góp phần bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nhân dân tích cực hưởng ứng bảo vệ mơi trường bằng những việc nhỏ ngay trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất hằng ngày. Đó là chủ động đảm bảo vệ sinh trong ăn uống, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh, nước sạch trong sinh hoạt, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ 98,28%[8;tr.10].
Đối với việc tham gia ý kiến đóng góp tham gia xây dựng hệ thống chính trị và giữ vững trật tự, an ninh xã hội
Chủ động thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn với nhiều hình thức hoạt động phong phú, đa dạng thực hiện tốt các quyền dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, đối thoại trực tiếp
với lãnh đạo các cấp để đề xuất, kiến nghị, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng cũng như những tiêu cực, hạn chế, yếu kém của cán bộ đảng viên, giúp cấp ủy đảng chỉ đạo, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở; đội ngũ cán bộ có chuyển biến trên nhiều mặt, đa số cán bộ giữ gìn được phẩm chất, đạo đức, lối sống; trình độ chun mơn, nghiệp vụ từng bước nâng lên, tác phong, lề lối làm việc có sự đổi mới, gần dân, sát dân. Năm 2016, ”có 7 xã được Huyện ủy cơng nhận danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; có 486 đảng viên hồn thành xuất sắc nhiệm vụ; 3.420 đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. UBND huyện xét tặng danh hiệu cho 39 tập thể lao động tiên tiến; công nhận 124 danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở và 243 lao động tiên tiến”[56;tr.12]; ”đội ngũ cán bộ, công chức xã đạt chuẩn quy định chiếm khoảng 88%”[56; tr.14]. MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội từ xã đến ấp luôn được củng cố, kiện tồn, hoạt động ngày càng có hiệu quả, thực hiện tốt vai trị vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.
Nhân dân tích cực tham gia xây dựng và thực hiện tốt quy ước về giữ gìn an ninh trật tự, phịng chống TNXH, đấu tranh bài trừ tập quán lạc hậu không chỉ thể hiện tính xung kích, nhiệt tình cách mạng mà cịn là trách nhiệm của cơng dân, góp phần cho tình hình an ninh, chính trị, trật tự an tồn xã hội trên địa bàn các xã nông thôn được giữ vững, khơng có các hoạt động chống đối Đảng, chính quyền, phá hoạt kinh tế, phá hoại sự đồn kết dân tộc; khơng khiếu kiện đơng người và vượt cấp; khơng có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; không xảy ra tội phạm nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội đều giảm, đời sống tinh thần người dân được ổn định.