Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 23_DINH THI PHUONG THANH (Trang 72 - 75)

7. Kết cấu luận văn

2.3. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Cơng ty cổ phần Sông Đà

2.3.2. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh

Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh hay cịn gọi là hoạt động tài trợ chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của Công ty. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của Cơng ty. Để đánh giá việc thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính cũng như tính ổn định của hoạt động tài trợ cho toàn bộ tài sản, người ta sử dụng chỉ tiêu Vốn lưu chuyển. Vốn lưu chuyển là phần nguồn vốn dài hạn (sau khi đã tài trợ cho tài sản dài hạn) được dùng để tài trợ cho nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên để đánh giá chỉ tiêu vốn lưu chuyển nhằm đưa ra nhận định về sự an toàn trong hoạt động tài trợ của DN ta dùng thêm chỉ tiêu Nhu cầu vồn lưu chuyển. Ta có bảng phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp: (Bảng 2.3)

Bảng 2.3: Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp

Đơn vị tính: đồng

Chênh lệch cuối năm 2019 so với Chênh lệch cuối năm 2018 so

Chỉ tiêu 31/12/2019 31/12/2018 31/12/2017 cuối năm 2018 với cuối năm 2017

Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I. VLC 14.242.325.719 14.611.549.900 22.885.594.487 (369.224.181) 97,47 (8.274.044.587) 63,85 1. TSNH 280.330.070.008 247.073.312.456 187.792.917.503 33.256.757.552 113,46 59.280.394.953 131,57 2. Nợ NH 266.087.744.289 232.461.762.556 164.907.323.016 33.625.981.733 114,47 67.554.439.540 140,97 II. NCVLC 38.250.977.647 91.138.216.980 85.508.412.120 (52.887.239.333) 41,97 5.629.804.860 106,58 1. HTK 57.198.066.659 51.041.977.980 36.327.858.699 6.156.088.679 112,06 14.714.119.281 140,50 2. CKPT NH 176.028.323.925 169.872.190.712 132.900.791.299 6.156.133.213 103,62 36.971.399.413 127,82 3. Các khoản phải trả ngắn hạn 194.975.412.937 129.775.951.712 83.720.237.878 65.199.461.225 150,24 46.055.713.834 155,01 a. Nợ NH 266.087.744.289 232.461.762.556 164.907.323.016 33.625.981.733 114,47 67.554.439.540 140,97 b. Vay và nợ ngắn hạn 71.112.331.352 102.685.810.844 81.187.085.138 (31.573.479.492) 69,25 21.498.725.706 126,48

Qua bảng 2.3 ta thấy ở cả 3 thời điểm cuối năm 2017, 2018, 2019 vốn lưu chuyển của công ty đều dương. Cụ thể cuối năm 2017 là 22.885.594.487 đồng; cuối năm 2018 là 14.611.549.900 đồng; cuối năm 2019 là 14.242.325.719 đồng cho thấy công ty đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Một phần tài sản ngắn hạn của cơng ty được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên vốn lưu chuyển của cơng ty lại có xu hướng giảm. Cuối năm 2018 so với cuối năm 2017 giảm 8.274.044.587 là do tài sản ngắn hạn tăng 59.280.394.953 đồng, nợ ngắn hạn tăng 67.554.439.540 đồng. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng, chi phí phải trả ngắn hạn tăng và vay và nợ thuê tài chín ngắn hạn tăng. Việc Cơng ty tăng các khoản chiếm dụng và vay ngắn hạn gắn với điều kiện công ty đang phải thúc đẩy sản xuất, đảm bảo tiến độ các cơng trình, đảm bảo khả năng thanh tốn các khoản vay nợ được đánh giá là hợp lý. Cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 vốn lưu chuyển của công ty giảm 369.224.181 đồng là do tài sản ngắn hạn tăng 33.256.757.552 đồng, nợ ngắn hạn tăng 33.625.981.733 đồng. Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là khoản phải trả người bán tăng, người mua trả tiền trước tăng, vay nợ giảm. Tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là tiền và các khoản tương đương tiền tăng; các khoản phải thu tăng và hàng tồn kho tăng. Mặc dù vốn lưu chuyển giảm nhưng ta thấy cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 vốn lưu chuyển cao hơn cuối năm 2018 so với cuối năm 2017, tức là cuối năm 2019 công ty đang nỗ lực để đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, để hoạt động tài chính an tồn và ổn định hơn.

Nhu cầu vốn lưu chuyển của Công ty cuối năm 2018 so với cuối năm 2017 tăng 5.629.804.860 đồng nghĩa là các khoản mục tài sản thường xuyên liên tục (Hàng tồn kho, các khoản phải thu ngắn hạn) không đủ để bù đắp các khoản phải trả ngắn hạn nên công ty phát sinh 5.629.804.860 đồng nhu cầu nguồn vốn vay và nguồn vốn dài hạn. Công ty thực tế đã tăng vay nợ ngắn hạn và tăng vốn chủ sở hữu tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ để bù đắp cho hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn. Cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 nhu cầu vốn lưu chuyển giảm 52.887.239.333 đồng, cho thấy các khoản

chiếm dụng ngắn hạn đã bù đắp được khoản mục tài sản thường xuyên liên tục, công ty không phát sinh nhu cầu vốn vay ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn; làm giảm áp lực huy động vốn của Công ty.

Cuối năm 2019 so với cuối năm 2018 công ty tập trung sử dụng nguồn vốn chiếm dụng (nguồn vốn chiếm dụng tăng 65.199.461.225 và giảm vay nợ ngắn hạn 31.573.479.492 đồng. Như vậy có thể thấy tình hình tài chính của cơng ty đang bớt rủi ro hơn.

Một phần của tài liệu 23_DINH THI PHUONG THANH (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w