Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu với các doanh

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu” ppt (Trang 28 - 79)

III. Trình tự tổ chức đấu thầu xây lắp

6.Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công tác đấu thầu với các doanh

xây lắp

6. 1. Chỉ tiêu số lượng công trình trúng thầu và giá trị trúng thầu hàng năm

Giá trị trúng thầu hàng năm là tổng giá trị của tất cả các công trình mà doanh nghiệp xây dựng đã tham gia đấu thầu và trúng thầu trong năm (kể cả gói thầu của hạng mục công trình).

Chỉ tiêu giá trị trúng thầu và số công trình trúng thầu qua các năm cho ta biết khái quát nhất tình hình kết quả dự thầu của các doanh nghiệp. Thông qua đó để đánh giá hiệu quả công tác dự thầu trong năm.

6. 2. Chỉ tiêu xác suất trúng thầu

Chỉ tiêu này được xác định theo hai mặt biểu hiện là:

Các chỉ tiêu này cũng được đánh giá theo từng năm. Trên thực tế hai chỉ tiêu này thường không bằng nhau do giá trị đấu thầu các công trình khác nhau. Việc đánh giá được căn cứ vào từng kết quả cụ thể.

6. 3. Chỉ tiêu thị phần và uy tín của doanh nghiệp xây dựng trên thị trường xây dựng. xây dựng.

Chỉ tiêu thị phần cũng được đo bằng hai mặt biểu hiện đó là phần thị trường tuyệt đối và phần thị trường tương đối.

- Phần thị trường tương đối của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở so sánh phần thị trường tuyệt đối của doanh nghiệp với phần thị trường tuyệt đối của một hoặc một số đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.

- Đối với chỉ tiêu uy tín doanh nghiệp đây là chỉ tiêu định tính mang tính chất bao trùm. Nó có liên quan tới tất cả các chỉ tiêu trên và nhiều yếu tố khác như: hoạt động marketing, quan hệ của doanh nghiệp với các tổ chức..

- Xác suất trúng thầu theo số công trình =

Tổng số công trình trúng thầu Tổng số công trình đã dự thầu

- Xác xuất trúng thầu theo giá trị =

Tổng giá trị trúng thầu

Tổng giá trị các công trình đã dự thầu

- Phần thị trường tuyệt đối = =

giá trị SLXL do DN thực hiện

chương II

tình hình thực hiện công tác đấu thầu tại công ty xây dựng Sông Đà II

I. Giới thiệu chung về công ty xây dựng Sông Đà II

1. Quá trình hình thành và phát triển

Công ty xây dựng Sông Đà II là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà (Bộ xây dựng) được thành lập theo quyết định số131 A/BXD-TCLĐ. Công ty có hơn 1000 cán bộ công nhân viên lành nghề nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực xây dựng. Qua gần 40 năm hoạt động công ty đã và đang tham gia hoạt động xây dựng nhiều công trình quan trọng như: Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy thủy điện Thác Bà, Nhà máy giấy Bãi Bằng, Nhà máy xi măng Bút Sơn. Nhà máy mía đường Hoà Bình, Công trình thủy điện Nậm La - Lào, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, Đường quốc lộ 1A, các trạm biến áp... và hàng trăm công trình có quy mô khác. Các công trình do công ty thi công, vận hành có hiệu quả và được đánh giá là những công trình đạt chất lượng cao.

Từ năm 1960 đến năm 1999 công ty đã được Nhà nước tặng một huân chương độc lập hạng ba, hai huân chương lao động hạng nhất, hai huân chương lao động hạng hai, hai huân chương lao động hạng ba và được bộ xây dựng và công đoàn ngành xây dựng Việt Nam tặng 10 huy chương vàng chất lượng cao ngành xây dựng Việt Nam. Trong quá trình phát triển, công ty đã trải qua nhiều bước đi thăng trầm, nhưng toàn bộ quá trình phát triển của công ty từ khi thành lập tới nay có thể khái quát thành 2 giai đoạn phát triển chính:

1. 1. Giai đoạn từ khi thành lập (1960) đến khi được xắp xếp lại(1993)

Tiền thân của công ty xây dựng Sông Đà II là một đơn vị xây dựng thuộc "Công ty xây dựng thuỷ điện Thác Bà" mà hiện nay là Tổng Công ty xây dựng Sông Đà được thành lập từ năm 1960 với nhiệm vụ ban đầu là xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà. Sau khi hoàn thành nhà máy thủy điện Thác Bà công ty tiếp tục xây dựng các công trình lớn khác như: Nhà máy dệt Minh Phương - Việt Trì, Nhà máy giấy Bãi Bằng...

Năm 1975, để chuẩn bị cho việc khởi công xây dựng Thủy điện Sông Đà (1979), Tổng công ty xây dựng thủy điện Sông Đà ra đời trên cơ sở "Công ty xây dựng thủy điện Thác Bà" trước đây và công ty xây dựng Sông Đà II trở thành 1 đơn vị nằm trong tổ chức sản xuất liên hợp khép kín của Tổng công ty với nhiệm vụ thi công các công trình phụ trợ phục vụ cho việc xây dựng và vận hành Nhà máy Thủy điện Hoà Bình. Trong quá trình tham gia thi công công trình công ty xây dựng Sông Đà II đã hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiều hạng mục công trình với chất lượng đảm bảo, góp phần cùng Tổng công ty xây dựng Sông Đà đã hoàn thành công trình thế kỷ - Thủy điện Sông Đà vào năm 1994.

Tóm lại, đặc trưng nổi bật trong giai đoạn phát triển này của công ty là tham gia thi công những công trình trọng điểm của đất nước. Qua đó những nhười thợ xây dựng của công ty đã trưởng thành về mọi mặt, đặc biệt là trình độ tay nghề được nâng cao đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi về mặt kỹ thuật.

1. 2. Giai đoạn sau khi sắp xếp lại (3/1993) đến nay.

Cũng như các Doanh nghiệp Nhà nước khác cần được xắp xếp lại cho phù hợp với tình hình và định hướng phát triển kinh tế đất nước trong nền kinh tế chuyển đổi. Ngày 26/3/1993, căn cứ vào quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra quyết định số 131A/BXD - TCLĐ thành lập lại công ty xây dựng Sông Đà II trực thuộc Tổng công ty xây dựng Sông Đà theo hình thức hạch toán kinh tế độc lập. Quyết định này đã đánh dấu một bước chuyển mới trong quá trình phát triển của công ty, cho phép công ty có đầy đủ điều kiện để phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, năng động sáng tạo tìm ra phương hướng và biện pháp phát triển của mình nhằm hoạt động có hiệu quả phù hợp với cơ chế kinh tế mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong giai đoạn này, bên cạnh việc thực hiện thi công các công trình do Tổng công ty giao cho thì công ty cũng đã tự mình tìm kiếm và tiêu thụ sản phẩm xây lắp thông qua đấu thầu. Để thích ứng với nền kinh tế thị trường, công ty đã và đang đa dạng hoá ngành nghề hoạt động nâng cao và cải tiến năng lực máy móc thiết bị thi công, mở rộng thị trường tìm kiếm và huy động thêm các nguồn vốn.

Chính từ hướng đi đúng đắn kể trên công ty xây dựng Sông Đà II đã tìm cho mình một chỗ đứng tại thị trường xây dựng Việt Nam và thị trường xây dựng Lào qua việc trúng thầu xây lắp một số công trình lớn, có tính chất quan trọng như: Đường Láng - Hoà Lạc (gói thầu số 9 và 10), Đường quốc lộ 1A (Hà Nội-Bắc Ninh), Thủy điện Nậm La (Lào), Thủy điện Xiềng Khọ (Lào)... là các dự án đấu thầu quốc tế có quy mô lớn và vừa, hình thức đấu thầu phức tạp, nhờ đó đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu. Trong những năm qua các công tác đấu thầu tiếp thị đã đạt được một số kết quả đáng kể đó là: giá trị đấu thầu so với giá trị xây lắp chiếm tới 42% năm 1996, 65%năm1997, 75% năm 1998, 95% năm 2000. Giá trị trúng thầu (trong 5 năm gần đây) mỗi năm bình quân 85 tỷ.

Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được cải thiện, nâng cao về mọi mặt.

Hiện nay công ty đang tập trung nâng cao mọi mặt năng lực máy móc thiết bị, đầu tư chiều sâu để thực hiện và sẵn sàng nhận thầu xây lắp thi công các công trình xây dựng khác.

2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất

2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý.

Chức năng nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty như sau:

Phòng kinh tế kế hoạch Giám đốc công ty Phó giám đốc kinh tế Phó giám đốc cơ giới vật tư

Phó giám đốc kỹ thuật chât lượng

Phòng kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng vật tư thiết bị Phòng tổ chức hành chính

* Giám đốc công ty: là người lãnh đạo cao nhất, là người chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về việc thực hiện kế hoạch được giao và điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Phó giám đốc kinh tế: giúp giám đốc công ty trong công tác kinh tế kế hoạch, định mức đơn giá dự toán và tiền lương, công tác hạch toán kinh tế, công tác tiếp thị đấu thầu, thu hồi vốn.

* Phó giám đốc cơ giới vật tư: Giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch theo dõi, quản lý vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ xây dựng.

* Phó giám đốc kỹ thuật chất lượng giúp giám đốc công ty về các mặt giải pháp kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ an toàn các công trình cho công ty thi công.

* Phòng kinh tế kế hoạch: Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc trong các khâu xây dựng và chỉ đạo công tác kế hoạch, công tác kinh tế, công tác giao tiếp, công tác tiếp thị và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của công ty.

Nhiệm vụ cụ thể của các công tác như sau : a. Công tác tiếp thị

- Theo dõi các nguồn thông tin trong và ngoài nước về đầu tư xây dựng ở Việt Nam, các nghị quyết, chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước về đầu tư xây dựng nói chung và chính sách về xây dựng nói riêng để xác định định hướng cho công tác tiếp thị của công ty.

- Xem xét cân đối khả năng về lực lượng, trình độ để phân giao các công trình cho các doanh nghiệp thành viên dự thầu.

- Xác định các thị trường xây dựng, các công trình khả thi, nguồn vốn, chủ đầu tư, thời gian tiến hành xây dựng, các đối tác cạnh tranh, quy mô và tính chất công trình, khả năng tham gia của công ty và các tài liệu khác để phân tích đánh giá và phân loại công trình, trình giám đốc về phương án tham gia dự thầu.

- Chuẩn bị các mẫu hồ sơ của công ty liên quan đến công tác đấu thầu (giấy phép hành nghề, đăng ký kinh doanh, các năng lực của công ty, quan hệ bảo lãnh tín dụng...) để công ty dự thầu hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp khi được công ty uỷ quyền dự thầu.

b. Công tác kế hoạch

- Xây dựng kế hoạch sản xuất kế hoạch hàng năm, hàng quý, hàng tháng cho công ty để báo cáo với tổng công ty.

- Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch, các mục tiêu tiến độ công trình, phân tích đánh giá để tham mưu cho giám đốc trong công tác chỉ đạo điều hành sản xuất, công tác điều động nhân lực, thiết bị máy móc các phương án thi công đảm bảo các mục tiêu kế hoạch đề ra.

c. Công tác kinh tế

- Trực tiếp lập kế hoạch, thu hồi vốn đối với các công trình do công ty chỉ đạo tập trung.

- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc xây dựng các định mức và đơn giá mới, hướng dẫn việc áp dụng để đưa vào tính toán trong các dự toán.

- Quản lý các định mức đơn giá mới, các chế độ phụ phí dựa vào các chính sách chế độ của Nhà nước và điều kiện cụ thể của mỗi công trình mà đề xuất, bổ xung sửa đổi để có cơ sở làm việc với ban quản lý công trình và các cơ quan Nhà nước, áp dụng vào giá công trình đảm bảo hạch toán kinh doanh.

d. Công tác hợp đồng kinh tế

Dự thảo các hợp đồng kinh tế cho giám đốc ký kết thi công các công trình được Nhà nước giao thầu, các hợp đồng từ công trình đấu thầu với các chủ đầu tư.

Các hợp đồng kinh tế liên doanh, liên kết để dự thầu công trình, các hợp đồng kinh tế trong các liên doanh khi công ty là B phụ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

e. Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

- Quản lý về đầu tư máy móc thi công dựa trên nhiệm vụ, sản xuất cân đối và tổng hợp nhu cầu máy móc thiết bị cần trang bị.

- Quản lý đầu tư các công trình xây dựng.

- Quản lý sau đầu tư: Phối hợp với các đơn vị vận hành để đánh giá, kết luận hiệu quả cuả việc đầu tư.

* Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật chất lượng - an toàn là một bộ phận chức năng giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý chất lượng - an toàn, tiến độ

thi công các công trình, các hoạt động khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Với công tác chất lượng:

- Tiếp nhận quản lý hồ sơ kỹ thuật công trình bao gồm: Hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật và bàn giao công trình.

- Cùng với các đơn vị tính toán bóc tách khối lượng, lập biện pháp và tiến độ thi công, tính toán nhu cầu vật tư, thiết bị, nhân lực cho từng công trình trước khi thi công. Cùng với phòng kinh tế kế hoạch tính toán dự toán thi công.

- Cùng với phòng kinh tế kế hoạch và các đơn vị liên quan tính toán lập hồ sơ dự thầu các công trình.

* Phòng tài chính kế toán

Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, cung cấp tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như cho các xí nghiệp và các đội sản xuất trực thuộc, lập báo cáo tài chính hàng kỳ, xác định mức vốn lưu động phù hợp, xác định tổ chức nguồn vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, huy động nguồn vốn sẵn có vào sản xuất kinh doanh.

* Phòng tổ chức hành chính

Có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý, xây dựng các chức năng và nhiệm vụ cho các bộ phận thực hiện tuyển chọn đề bạt sử dụng cán bộ, lập kế hoạch về nhu cầu lao động, đào tạo phục vụ kịp thời cho nhu cầu thực hiện sản xuất kinh doanh.

* Phòng vật tư cơ giới

Có nhiệm vụ tổ chức cung ứng vật tư kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng và chủng loại, lập kế hoạch về cung ứng vật tư, tổ chức khai thác, sản xuất, thu mua, vận chuyển, bốc rỡ vật tư, giám sát tình hình sử dụng vật tư, thiết bị. Quản lý và theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị của công ty.

Như vậy sự hợp tác chuyên môn hoá giữa các phòng ban trong công ty được tiến hành một cách chặt chẽ và có mối liên hệ mật thiết tương hỗ lẫn

nhau. Công việc của bộ phận này được sự giúp đỡ và hợp tác của các bộ phận khác.

2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất.

Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty được bố trí theo sơ đồ với 6 đơn vị thành viên đặt dưới sự quản lý của cơ quan công ty, dưới các xi nghiệp là các đội công trình trực thuộc với nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Xí nghiệp 201 là đơn vị chuyên sản xuất vật liệu đá.

- Xí nghiệp 202 là đơn vị xây dựng thủy lợi và công trình công nghiệp nhỏ.

- Xí nghiệp 203 là đơn vị quản lý thi công cơ giới.

- Xí nghiệp 204 là đơn vị thi công các công trình ở Lào (năm 2000 do gặp khó khăn đã chuyển hướng nhận các công trình điện nhỏ trong nước).

- Xí nghiệp 205 là đơn vị thi công cầu đường.

- Chi nhánh Hà Nội là đơn vị có truyền thống xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp “Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu” ppt (Trang 28 - 79)