Phương pháp thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều không đồng bộ

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn nghiên cứu điều khiển động cơ điện và ứng dụng trong xe ô tô điện (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ ĐIỆN

2.2. Phương pháp thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều

2.2.2. Phương pháp thay đổi tốc độ động cơ điện xoay chiều không đồng bộ

2.2.2.1. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi số đơi cực

Đây là cách điều chỉnh tốc độ có cấp. Đặc tính cơ thay đổi vì tốc độ đồng bộ ( ) thay đổi theo số đôi cực.

Động cơ thay đổi được số đôi cực là động cơ được chế tạo đặc biệt để cuộn dây stator có thể thay đổi được cách nối tương ứng với các số đôi cực khác nhau. Các đầu dây để đổi nối được đưa ra các hộp đấu dây ở vỏ động cơ. Số đôi cực của cuộn dây rotor cũng phải thay đổi như cuộn dây stator. Điều này khó thực hiện được đối với động cơ rotor dây quấn, cịn đối với rotor lồng sóc thì nó lại có khả năng tự thay đổi số đơi cực ứng với stator. Do vậy, phương pháp này được sử dụng chủ yếu cho động cơ rotor lồng sóc. Các động cơ chế tạo sẵn các cuộn dây stator có thể đổi nối để thay đổi số đơi cực đều có rotor lồng sóc.

Thực tế để thay đổi số cặp cực của động cơ khơng đồng bộ thì cuận dây phải được chia ra tứng đoạn thơng thường cuận dây được 2 đoạn (cuộn dây có điểm giữa) khi đó có hai cách đổi nối là:

- Đổi nối từ tam giác sang sao kép; sơ đồ nối dây như trên hình 2.5.

Hình 2.5: Sơ đồ đổi nối dây quấn stator

Trong cả hai trường hợp trên thì khi thay đổi từ nối đơn sang nối kép ta đều có được số cặp cực giảm đi 2 lần nên tốc độ không tải tăng lên 2 lần.

Mặt khác Ta có tốc độ của động cơ điện khơng đồng bộ là: n = n1.(1-s) = (vg/ph)

Từ công thức trên ta có thấy để thay đổi tốc độ động cơ khơng đồng bộ ta có thể thay đổi bằng cách thay đổi số đôi cực.

Số đôi cực từ trường quay phụ thuộc vào cấu tạo của dây quấn. Động cơ điện khơng đồng bộ có cấu tạo dây quấn dễ thay đổi số đôi cực gọi là động cơ nhiều cấp tốc độ.

Có nhiều cách để thay đổi số đơi cực của dây quấn stator:

+) Đổi cách nối dây để có số đôi cực khác nhau. Dùng trong động cơ điện hai tốc độ theo tỷ lệ 2:1.

+) Trên rãnh stator đặt 2 dây quấn độc lập có số đơi cực khác nhau, thường để đạt hai tốc độ theo tỷ lệ 4:3 hoặc 6:5.

+) Trên rãnh stator có đặt hai dây quấn độc lập có số đơi cực khác nhau, mỗi dây quấn lại có thể đổi cách nối để có số đơi cực khác nhau, dùng trong động cơ điện ba, bốn tốc độ.

Hình 2.6: Sơ đồ đổi số đơi cực [1]

Dây quấn rotor trong động cơ không đồng bộ rotor dây quấn có số đơi cực bằng số đơi cực của dây quấn stator, do đó khi đấu lại dây quấn stator để có số đơi cực khác nhau thì dây quấn rotor cũng phải đấu lại, như vậy khơng tiện lợi, do đó người ta khơng dùng loại động cơ điện này để điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi số đôi cực

2.2.2.2. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp động cơ (điện áp đặt vào mạch stator)

Thực hiện phương pháp này với điều kiện giữ không đổi tần số. Điện áp cấp cho động cơ lấy từ một bộ biến đổi điện áp xoay chiều. Bộ biến đổi điện áp có thể là một máy biến áp tự ngẫu hoặc một bộ biến đổi điện áp bán dẫn.

Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lý và họ đặc tính của động cơ khơng đồng bộ khi thay đổi

điện áp đặt vào mạch stator[7]

Nhận xét:

+) Thay đổi điện áp chỉ thực hiện được về phía giảm dưới giá trị định mưc nên kéo theo mômen tới hạn giảm nhanh theo bình phương của điện áp.

+) Đặc tính cơ tự nhiên của động cơ khơng đồng bộ thường có độ trượt tới hạn nhỏ nên phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách giảm điện áp thường được thực hiện

cùng với việc tăng điện trở phụ ở mạch rotor để tăng độ trượt tới hạn do đó tăng được dải điều chỉnh lớn hơn.

+) Khi điện áp đặt vào động cơ giảm, mômen tới hạn của các đặc tính cơ giảm, trong khi tốc độ khơng tải lý tưởng (hay tốc độ đồng bộ) giữ nguyên nên khi giảm tốc độ thì độ cứng đặc tính cơ giảm, độ ổn định tốc độ kém đi.

2.2.2.3. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ trong mạch rotor

Phương pháp này chỉ được sử dụng với động cơ rotor dây quấn và được ứng dụng rất rộng rãi do tính đơn giản của phương pháp. Sơ đồ nguyên lý và các đặc tính cơ khi thay đổi điện trở phần ứng như hình 2.1.

Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lý và họ đặc tính cơ khi thay đổi điện trở phần ứng động cơ không đồng bộ [1]

Nhận xét:

+) Phương pháp này chỉ cho phép điều chỉnh tốc độ về phía giảm.

+) Tốc độ càng giảm, đặc tính cơ càng mềm, tốc độ động cơ càng kém ổn định trước sự lên xuống của mômen tải.

+) Dải điều chỉnh phụ thuộc trị số mômen tải. Mômen tải càng nhỏ, dải điều chỉnh càng hẹp.

+) Khi điều chỉnh sâu (tốc độ nhỏ) thì độ trượt động cơ tăng và tổn hao năng lượng khi điều chỉnh càng lớn.

+) Phương pháp này có thể điều chỉnh trơn nhờ biến trở nhưng do dòng phần ứng lớn nên thường được điều chỉnh theo cấp

2.2.2.4. Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi tần số của nguồn xoay chiều

Thay đổi tần số nguồn cấp cho động cơ là thay đổi tốc độ khơng tải lý tưởng nên thay đổi được đặc tính cơ. Tần số càng cao, tốc độ động cơ càng lớn.

theo và cuối cùng các đại lượng như độ trượt tới hạn, mơmen tới hạn cũng bị thay đổi. Chính vì vậy, điều chỉnh tốc độ động cơ không đồng bộ bằng phương pháp thay đổi tần số thường kéo theo điều chỉnh điện áp, dịng điện hoặc từ thơng của mạch stator.

Đặc tính cơ khi thay đổi tần số nguồn được biểu diễn trên hình 2.7. Khi giảm tần số xuống dưới tần số định mức, cảm kháng của động cơ cũng giảm và dòng điện động cơ tăng lên. Tần số giảm, dịng điện càng lớn, mơmen tới hạn càng lớn. Để tránh

cho động cơ bị quá dòng, phải đồng thời tiến hành giảm điện áp sao cho =const . Đó

là luật điều chỉnh tần số - điện áp (Khi f < fđm). Khi f > fđm ta không thể tăng điện áp U > Uđm nên các đặc tính cơ khơng giữ được giá trị mômen tới hạn. Người ta cũng dùng cả luật điều chỉnh tần số - dịng điện.

Hình 2.9: Đặc tính cơ động cơ khơng đồng bộ khi điều chỉnh tần số[2]

=>Kết luận:Trong các phương pháp trên thì phương pháp điều chỉnh bằng cách

thay đổi tần số cho điều chỉnh cả momen và tốc độ với chất lượng cao nhất, đạt đến mức độ tương đương như điều chỉnh động cơ một chiều bằng cách thay đổi điện áp phần ứng. Ngày nay các hệ truyền động sử dụng động cơ không đồng bộ điều chỉnh tần số đang ngày càng phát triển.

CHƯƠNG 3: ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ ĐIỆN VÀ ỨNG DỤNG TRÊN XE Ô TÔ ĐIỆN

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập lớn nghiên cứu điều khiển động cơ điện và ứng dụng trong xe ô tô điện (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w