Các phƣơng pháp nghiên cứu và đánh giá thực hiện trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR) TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH (Trang 25 - 28)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu và đánh giá thực hiện trong nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp nghiên cứu

Mô tả thực trạng hoạt động báo cáo ADR và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này được các nhà nghiên cứu tiếp cận theo nhiều cách khác nhau [62] [79] [102] [106] [116]. Dựa vào bản chất của nghiên cứu, có thể phân loại cách tiếp cận vấn đề thành hai phương pháp: định tính và định lượng, trong đó phương pháp định lượng được sử dụng trong phần lớn các nghiên cứu.

Phương pháp định lượng là phương pháp kiểm định giả thuyết khách quan bằng cách khảo sát mối quan hệ giữa các biến số. Các biến số này được lượng giá bằng cơng cụ đo lường chuẩn xác và phân tích bằng phương pháp thống kê thích hợp [46]. Mục đích của nghiên cứu là quan sát và đo lường độ lớn của một

vấn đề hiện hữu (có thật) trên một mẫu đủ lớn, được lựa chọn ngẫu nhiên và đại diện cho quần thể. Do đó kết quả thu được mang tính khách quan, chính xác và cho phép ngoại suy trên cả quần thể [18].

Điển hình cho việc sử dụng phương pháp định lượng trong nghiên cứu là khảo sát kiến thức - thái độ - thực hành (knowledge –attitudes - practices - KAP) của nhân viên y tế. Trong đó một số nghiên cứu được tiến hành dựa trên 7 lý do không báo cáo liên quan đến thái độ của bác sĩ mà Inman đưa ra [69] [106]. Các nghiên cứu này thu thập dữ liệu chủ yếu bằng bộ câu hỏi được gửi qua đường bưu điện, thư điện tử hay trực tiếp từ người phỏng vấn. Các hình thức chuyển phát cho kết quả về tỷ lệ hồi đáp khác nhau. Theo tổng quan hệ thống thực hiện bởi Lopez-Gonzalez và cộng sự, tỷ lệ hồi đáp cao nhất khi bộ câu hỏi được đưa bởi người phỏng vấn và điền trực tiếp (100%) và thấp hơn khi gửi qua bưu điện hoặc mạng nội bộ (25-87%) [79]. Kết quả của một nghiên cứu tổng quan khác cho thấy khoảng 20% bộ câu hỏi không được gửi về khi chuyển phát qua đường bưu điện hoặc thư điện tử [63]. Mặc dù vậy, đây vẫn là hình thức được sử dụng trong phần lớn các nghiên cứu do một số ưu điểm nổi bật như đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp, cỡ mẫu lớn, người tham gia có thể trả lời khi nào thuận tiện và đặc biệt hữu ích khi cách xa về địa lý. Hình thức khai thác thơng tin trong bộ câu hỏi cũng rất đa dạng: phổ biến nhất là câu hỏi có nhiều đáp án lựa chọn (multiple choice) và đánh giá mức độ đồng ý bằng thang điểm Likert. Ngồi ra, một số nghiên cứu cịn khai thác thêm thông tin dưới dạng văn bản (free-text) [79]. Những thông tin thu được từ phương pháp định lượng cho phép trả lời những câu hỏi như: nguyên nhân nào đóng vai trị chủ yếu khiến nhân viên y tế không báo cáo trong các lý do được đưa ra và tỷ lệ tương ứng cụ thể là bao nhiêu cũng như có sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng tham gia khảo sát hay không. Tuy nhiên, phương pháp định lượng không thể đưa ra những lý giải về hành vi không báo cáo cũng như những tác động của các yếu tố bên ngồi dưới quan điểm của chính nhân viên y tế - là “những người trong cuộc”.

1.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng báo cáo

Một hệ thống báo cáo ADR tự nguyện hoạt động có hiệu quả phải đảm bảo được cả 2 yếu tố: số lượng và chất lượng báo cáo. Hiện tượng số lượng và chất lượng báo cáo thấp hơn so với thực tế (under-reporting) vốn là một thách

thức lớn của hệ thống báo cáo ADR tự nguyện ở nhiều quốc gia trên thế giới [63] [76] [79]. Một số công cụ đã được xây dựng để đánh giá chất lượng các báo cáo tự nguyện về phản ứng có hại của thuốc. Trong đó, các phương pháp được đề xuất bởi Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm giám sát UMC (Uppsala Monitoring Center) được sử dụng rộng rãi nhất với các phiên bản được đề xuất vào các năm 1996, 2012 [111] [112] và phiên bản năm 2013 [39]. Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có cách thức thẩm định, xây dựng cũng như lựa chọn các phương pháp đánh giá chất lượng báo cáo tự nguyện riêng phù hợp với cơ cấu, quy mô của trung tâm Cảnh giác Dược và phù hợp với mơ hình, đặc điểm ADR của từng quốc gia [41] [86] [100].

Trong các phương pháp đã áp dụng trên đây, phương pháp đánh giá chất lượng báo cáo ADR theo khuyến cáo năm 2013 của Trung tâm WHO-UMC [39] có tính tồn diện cao, đơn giản trong việc thực hiện và tương đối phù hợp với đặc thù cơ sở dữ liệu ADR của Việt Nam. Trong phương pháp này, sự đầy đủ và phù hợp của thơng tin trong báo cáo vẫn đóng vai trị quan trọng như phương pháp đánh giá được đề xuất bởi trung tâm này năm 2012 nhưng có sự mở rộng số lượng tiêu chí. Thuật tốn được sử dụng để tính điểm báo cáo bằng cách gán trọng số với trường dữ liệu cụ thể trong báo cáo. Điểm xuất phát cho mỗi trường dữ liệu trong báo cáo là 1, căn cứ theo mức độ đầy đủ và phù hợp của thông tin trong trường dữ liệu này, điểm số sẽ được giảm đi tương ứng với trọng số.

Phương pháp có ưu điểm là đã bổ sung được một trường thông tin quan trọng liên quan đến liều sử dụng của thuốc nghi ngờ và cách tính điểm đơn giản hơn so với phương pháp đánh giá công bố năm 2012. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa bao hàm được các trường thông tin quan trọng như thông tin về các thuốc sử dụng đồng thời, bệnh mắc kèm của bệnh nhân và tiền sử - các trường thông tin này khơng có mặt trong hệ thống VigiBase và theo tác giả, các trọng số cho từng trường thông tin vẫn cần tiếp tục được hiệu chỉnh dựa trên phản hồi của các nhân viên y tế về mức độ quan trọng của các trường thông tin này [39].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC (ADR) TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TUYẾN TỈNH (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w