CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình hiệu chỉnh bức xạ
3.1.1 Hiệu chỉnh tín hiệu tối (DS)
Dữ liệu ảnh mức 0 Tệp tin DS mới Thống kê giá trị bức xạ các điểm ảnh
Giá trị ngưỡng DS So sánh Tệp tin DS cũ Dưới ngưỡng Trên ngưỡng Dữ liệu ảnh mức 1A Hình 3.2. Quy trình hiệu chỉnh DS a. Dữ liệu ảnh mức 0 Tệp tin hiệu chỉnh DS
Trên Trái đất, biển và đại dương là các bề mặt trải rộng ít phản xạ hơn. Tính đặc biệt này bao phủ toàn bộ dải quang phổ hồng ngoại sóng ngắn, hồng ngoại khả kiến và sóng ngắn. Hơn nữa, khơng có nguồn bức xạ gây nhiễu khi khu vực này đủ xa các bờ biển. Do đó, vào ban đêm, những khu vực như vậy là thích hợp nhất để tạo ra tín hiệu tối. Vì những lý do này, dữ liệu mức 0 để hiệu chỉnh tín hiệu tối thường được chụp ở các đại dương vào ban đêm, và cần tránh ngày trăng tròn.
b. Thống kê giá trị bức xạ của các điểm ảnh
Thống kê (giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho mỗi điểm ảnh) thường được thực hiện trên hơn 10.000 dòng (tức là 10.000 mẫu thời gian trên mỗi điểm ảnh), đủ lớn để tính tốn một thống kê có liên quan về tín hiệu tối (thường là 500 hoặc 1000 các mẫu được cho là đủ). Khi đó các giá trị trung bình tương ứng với tín hiệu tối và độ lệch chuẩn đặc trưng cho nhiễu tối.
Giá trị trung bình của tín hiệu tối phải được đánh giá trong từng kênh phổ và đối với mỗi điểm ảnh đơn lẻ (tức là tính khơng đồng nhất của tín hiệu tối phải được đặc trưng), để hiệu chỉnh hình ảnh thơ từ tín hiệu này.
Thực tế khi chụp ảnh biển hay đại dương vào ban đêm gặp nguồn sáng lạ như tàu thuyền,… dẫn đến sai lệch kết quả. Do vậy cần lọc bỏ các hàng ảnh có dữ liệu “xấu” này, độ lệch tối đa so với giá trị trung bình thường được quy định theo mỗi thiết bị chụp ảnh, đối với VNREDSat-1, giá trị này là 7LSB.
d. Tệp tin DS mới
Tệp tin tín hiệu tối mới được tạo ra sau khi đã loại bỏ các giá trị xấu, gây ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá.
e. So sánh giá trị DS
Tệp tin hiệu chỉnh mới được so sánh với tệp tin hiệu chỉnh cũ để tính tốn ra sai số giữa hai lần hiệu chỉnh ; sai số này được so sánh với ngưỡng tín hiệu tối mà nhà sản xuất thiết bị chụp ảnh đưa ra. Nếu sai số dưới ngưỡng thì có thể tiếp tục tính tốn SNR; trong trường hợp sai số vượt qua ngưỡng thì cần phải hiệu chỉnh lại.
f.Hiệu chỉnh DS
Dòng tối được hiệu chỉnh bằng cách cập nhật trực tiếp lên hệ thống thu nhận ảnh trên vệ tinh hoặc cập nhật vào hệ thống thu nhận ảnh tại các trạm mặt đất. Trong thực tế vận hành hiện nay, phương án cập nhật vào các trạm thu nhận ảnh được sử dụng nhiều hơn, vì lý do đảm bảo an toàn cho quả vệ tinh. Kết quả đồng thời của việc hiệu chỉnh là tệp tin hiệu chỉnh DS, được dùng để tạo ra tệp tin hiệu chỉnh bức xạ.