Thiết kế bãi kiểm định tại thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng ảnh viễn thám quang học của Việt Nam. (Trang 68 - 70)

Bãi kiểm định được thiết kế gồm 02 phần riêng biệt để đánh giá thông số MTF và SNR, cụ thể như sau:

- Phần để đánh giá MTF: có dạng hình vng mỗi cạnh 60m, góc nghiêng so với hướng Bắc là 6,9°; bên trong sơn đen trắng hình bàn cờ kích thước 2x2 ơ, mỗi ơ hình vng có cạnh 30m. Độ phản xạ lớp sơn màu trắng là ρ = 0,5; lớp sơn màu đen là ρ = 0,05.

- Phần để đánh giá SNR: dạng thang độ xám, gồm 4 ô vuông liên tiếp, có 1 cạnh trùng với hướng Bắc, mỗi ơ có cạnh 20x20m, mỗi ơ được sơn từ màu trắng-xám nhạt- xám đậm-đen, với độ phản xạ các ô lần lượt là ρ = 0,4; ρ = 0,3; ρ = 0,2; ρ = 0,13.

Bãi kiểm định được xây dựng cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 8 km, thuộc Khối 9, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột. Khu vực này nằm trong vùng khí hậu vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu Cao ngun. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa khơng đáng kể, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp.

Do bãi kiểm định nằm ngoài trời nên bề mặt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của điều kiện thời tiết, vì vậy trước khi thu nhận ảnh để đánh giá chất lượng cần phải thực hiện công tác đo đạc phản xạ phổ bề mặt của các ô mẫu tại bãi kiểm định. Thông thường công tác đo đạc kiểm tra được thực hiện trước thời điểm thu nhận ảnh từ 03 đến 04 tuần.

Bên cạnh điều kiện bãi kiểm định đã được xây dựng và đưa vào sử dụng, Việt Nam chưa có nhiều cơng cụ để đánh giá chất lượng ảnh viễn thám quang học được công bố. Hiện nay, viện Cơng nghệ vũ trụ có cơng cụ đánh giá chất lượng ảnh VNREDSat-1 được phát triển trên phần mềm MATLAB, được sử dụng để đánh giá thông số DS, PRNU; bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu của tác giả Nghiêm Văn Tuấn, Cục Viễn thám quốc gia cũng đã phát triển công cụ đánh giá chất lượng ảnh viễn thám quang học trên nền tảng mã nguồn mở, được sử dụng để đánh giá các thông số DS, PRNU, SNR, MTF, dải động bức xạ, độ phân giải không gian, và hiệu chỉnh thông số DS, PRNU trong trường hợp cần thiết.

2.5.2 Phương pháp tính tốn SNR

Về việc lựa chọn khu vực, đối với dữ liệu ảnh viễn thám quang học, việc có một vùng lớn đồng nhất thường khó tìm, nhưng các vùng nhỏ đồng nhất thường xuất hiện và có thể nhận ra dễ dàng [41]. Với điều kiện thực tế của Việt Nam như đã nêu ở trên, phương pháp thích hợp nhất là sử dụng cảnh đơn với khu vực đồng nhất.

Về việc lựa chọn thuật tốn, với điều kiện thực tế đã có bãi kiểm định để ước tính SNR, nghiên cứu sinh đề xuất phương pháp tính tốn giá trị trung bình và nhiễu là phương pháp độ lệch chuẩn cục bộ. Mặc dù đây chưa phải là phương pháp tốt nhất để đánh giá SNR nhưng phương pháp này có thể phản ánh trực tiếp tình trạng của thiết bị chụp ảnh đối với các khu vực lớp phủ đồng nhất. Hơn thế nữa phương pháp này cịn có thể đạt được độ chính xác đánh giá do cách tính tốn dựa vào các vùng đồng nhất trên ảnh.

Điều quan trọng cần lưu ý là đánh giá SNR chính xác yêu cầu đánh giá chính xác độ lệch chuẩn của nhiễu đo. Đối với các hệ thống viễn thám thông thường, đánh giá độ lệch chuẩn trên bề mặt đồng nhất cần số lượng các phép đo độc lập lớn hơn so với đánh giá bức xạ trung bình: Nói cách khác, bề mặt tối thiểu của các vùng đồng nhất cần thiết để đánh giá SNR là thường lớn hơn mức cần thiết cho đánh giá bức xạ trung bình [35]

Hình 2.19 dưới đây mơ tả một khu vực đồng nhất phục vục cho công tác đánh giá SNR được đề xuất cho điều kiện Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá chất lượng ảnh viễn thám quang học của Việt Nam. (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w