Hệ thống cống thoát nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI GÒN (Trang 42 - 44)

2.1 Giới thiệu lưu vực nghiên cứu

2.1.3 Hệ thống cống thoát nước

Hệ thống cống rạch thành phố hiện nay là hệ thống thoát nước chung. Tất cả các loại nước mưa, nước thải đều được thoát chung vào trong một hệ thống rồi được xả thẳng ra sông, rạch hầu như không qua xử lý. Hệ thống tiêu của thành phố được phân chia theo các cấp sau:

Kênh cấp I : thành phố Hồ Chí Minh có 7 hệ thống kênh, rạch tiêu thốt

(1) Kênh Tân Hóa - Lị Gốm: dài 7.240m, đầu nguồn rộng 3 - 5m, cửa rạch rộng 73m, sâu 2 - 3m. Dọc theo rạch Lị Gốm có 13 cửa xả.

(2) Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé: tiếp nhận nước thải của rạch Tân Hóa - Lị Gốm và nước thải của các quận 1, 4, 5, 6, 8. Chiều dài kênh chính là 12.200m. Kênh rộng từ 50 - 100m, sâu trung bình 3 - 5m. Dọc theo kênh có 44 cửa xả.

(3) Kênh Đôi - Kênh Tẻ: chiều dài kênh chính là 13.200m, rộng trung bình 100 m, sâu trung bình 5 - 10m. Dọc theo kênh có 9 cửa xả.

(4) Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè: tiêu thoát nước cho các quận 1, 3, 10, Tân Bình, Gị Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh. Chiều dài rạch chính là 9.470m. Dọc theo kênh có 52 cửa xả.

(5) Kênh Tham Lương - Rạch Bến Cát - Vàm Thuật: Chiều dài rạch chính là 14.080m, chiều sâu từ 2 – 5,5m. Dọc kênh - rạch có 12 cửa xả. Hệ thống này tiêu thốt nước cho các quận Tân Bình, Gị Vấp và Bình Thạnh.

(6) Rạch Cần Giuộc - Mương Chuối: nhận nước thải của hệ thống kênh Tân Hóa - Lị Gốm, Tàu Hủ - Bến Nghé và Kênh Đơi - Kênh Tẻ để thốt nước ra sông Nhà Bè và đổ ra biển. Độ rộng trung bình khoảng 100m, độ sâu trung bình từ 6 đến 10m.

(7) Sơng Sài Gịn – Nhà Bè – Ngã Bảy: là hệ thống sơng lớn tiếp nhận tồn bộ nước thải nội thành và các huyện ngoại thành để thoát ra biển theo hai hướng chính là cửa Sồi Rạp (rộng 2000 – 3000m, sâu 6 – 8m) ra vịnh Đồng Tranh và sông Ngã Bảy (rộng 600 – 800m, sâu 15 – 20m) ra vịnh Gành Rái. Có 15 cửa xả trực tiếp ra sơng Sài Gịn ở khu vực từ kênh Thanh Đa đến Tân Thuận.

Cống cấp II: là các đường ống xả trực tiếp vào các sơng rạch và có hướng đi

gần như song song với các đường phố với diện tích tiêu nước khoảng từ 50 ha đến 100 ha. Các đường ống loại này thường có tiết diện hình trịn đường kính lớn hơn 1m hoặc loại hình dạng khác (vịm, chữ nhật) nhưng có diện tích tương đương. Loại cống này thường đặt khá sâu (từ 3 - 4m), theo số liệu điều tra khu vực nội thành có 224 tuyến với chiều dài 105km và 2.106 hầm ga.

Cống cấp III: là các cống có hướng chảy vng góc với hệ thống tuyến ống

ống này thường có đường kính lớn hơn hoặc bằng 0,80m đặt sâu từ 2 - 3m. Mạng cấp III khu vực nội thành có 425km và trên đó có 24.000 hố ga các loại.

Cống cấp IV: bao gồm toàn bộ các cống nhánh trong các đường hẻm nhỏ nối

vào mạng cấp III. Mạng cấp IV gồm có 450km và 39000 hầm ga.

Khu vực trung tâm (quận 1, 3, 5), mật độ cống ngầm tương đối đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, các cơng trình xây dựng bổ sung qua nhiều thời kỳ nên nhiều hố ga bị hỏng, rác vào bồi lấp làm giảm tiết diện chuyển nước. Các quận cịn lại thì hệ thống cống cịn chưa hồn chỉnh và đồng bộ, đặc biệt là các cống cấp 3 và cấp 4 cịn thiếu nhiều. Vì vậy, tình hình ngập úng trên một số đường phố vẫn thường xảy ra sau những trận mưa to.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI GÒN (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w