Chế độ dòng chảy, mực nước triều sơng Sài Gịn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI GÒN (Trang 82 - 84)

3.1 Đặc điểm mưa, chế độ thuỷ văn và chất lượng nước

3.1.2 Chế độ dòng chảy, mực nước triều sơng Sài Gịn

Chế độ dịng chảy ở sơng Sài Gịn gồm hai chế độ tương ứng: chế độ dòng chảy mùa lũ và mùa kiệt. Sự biến đổi dòng chảy của hai mùa rất tương phản nhau.

Mùa lũ, bắt đầu từ một hoặc hai tháng sau mùa mưa, khoảng tháng 6, tháng 7 hàng năm, kết thúc vào tháng 11 và chiếm khoảng 70-80% tổng lượng cả năm. Hai tháng có lượng nước cao nhất thường là tháng 8 và tháng 9 với mô đun dòng chảy vào khoảng 60-80 l/s.km2 đối với lưu vực lớn và khoảng 100-150 l/s.km2 đối với lưu vực vừa và nhỏ.

Mùa kiệt, bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài 6 tháng cho đến tận tháng 5 năm sau và chiếm khoảng 20-30% tổng lượng cả năm. Mơ đun dịng chảy trong tháng kiệt nhất vào khoảng 2-8 l/s.km2.

Nhìn chung, chế độ dịng chảy của phạm vi nghiên cứu thuộc lưu vực sơng Sài Gịn cịn phụ thuộc vào chế độ mưa và thủy triều Biển Đơng. Mơđun dịng chảy trung bình vào mùa mưa khoảng 25 l/s.km2, còn vào mùa kiệt rất nhỏ từ 2 - 8 l/s.km2 tùy vùng. Dịng chảy biến đổi khơng đều trong năm phụ thuộc vào mưa và sự điều tiết của các hồ chứa thượng nguồn. Trên sơng Sài Gịn, lưu lượng nhỏ nhất vào các tháng 5, 6, 7 và lớn nhất vào các tháng 9 và 10.

Theo số liệu thống kê từ năm 1981-2015, đỉnh triều cao nhất trong năm tại trạm Vũng Tàu xuất hiện trong các tháng 10, 11, 12. Chân triều thấp nhất trong năm tại trạm Vũng Tàu xuất hiện vào các tháng 5, 6, 7. Vì vậy, từ tháng 5 đến tháng 7 là thời gian tiêu thốt nước thuận lợi nhất trong năm (Hình 3-6 và Hình 3-7).

Hình 3-7: Biểu đồ mực nước nhỏ nhất tháng tại Vũng Tàu

Vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của thủy triều Biển Đông thuộc loại bán nhật triều không đều, biên độ lên đến 3,5 – 4,0 m, lên xuống ngày 2 lần, với 2 đỉnh xấp xỉ nhau và hai chân lệch nhau khá lớn. Hàng tháng có hai kỳ triều cường và hai kỳ triều kém. Trong năm, đỉnh triều có xu thế cao hơn vào tháng 10 và tháng 11 và chân triều có xu thế thấp hơn vào tháng 5 và tháng 6. Cơ chế hoạt động chung của dòng nước ở hạ lưu sơng Sài Gịn là dịng hai chiều, với các dao động theo nhịp thuỷ triều. Chế độ thuỷ văn vùng sông ảnh hưởng triều chịu chi phối bởi các yếu tố: chế độ dòng chảy thượng nguồn, chế độ thuỷ triều ở biển Đông, các khai thác tài ngun nước trên dịng sơng.

Khi triều truyền vào sông, do tác động của nguồn nước ngọt thượng lưu và hình thái chung của lịng sơng (độ dốc, độ uốn khúc, mặt cắt thuỷ lực..), thuỷ triều bị biến dạng dần cả về biên độ lẫn chu kỳ các bước sóng, và điều này ảnh hưởng đến các đặc trưng của triều là mực nước Max, Min và bình qn. Càng vào sâu trong sơng, biên độ giảm càng nhanh và thời gian giữa hai nhánh lên, xuống càng khác biệt. Thời gian triều lên càng ngắn và thời gian triều xuống càng dài ra.

Với biên độ lớn, lịng sơng sâu và độ dốc nhỏ, triều truyền vào rất sâu trong sơng với vận tốc trung bình 20 – 25 km/h đến tận đập Dầu Tiếng và Trị An. Lưu lượng triều lớn gấp chục lần so với lưu lượng thượng nguồn vào mùa kiệt và gấp vài lần vào mùa lũ. Lưu tốc lớn nhất trung bình mặt cắt trên sơng Sài Gịn khơng q 0,8 m/s khi triều lên và 1,1 m/s khi triều xuống.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI GÒN (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w