Xây dựng các kịch bản nguồn thải

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI GÒN (Trang 74 - 76)

2.5 Phương pháp mơ hình tốn

2.5.5 Xây dựng các kịch bản nguồn thải

Kịch bản hiện trạng (nền) các nguồn ô nhiễm khi không mưa:

Do các diễn biến và xu thế chất lượng nước đều được xác định dựa vào mơ hình đã được hiệu chỉnh và kiểm định, vì vậy các kịch bản nguồn thải vào hệ thống sơng Sài Gịn khi khơng tính yếu tố mưa bao gồm:

Nước thải từ các khu vực đô thị, khu dân cư tập trung trên lưu vực sơng Sài Gịn – Đồng Nai chưa được xử lý theo tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn nước và nước thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nước thải trong chăn nuôi. Các số liệu nguồn thải kế thừa từ đề tài, dự án như: Nghiên cứu ứng dụng mơ hình tốn, xác định nguồn ơ nhiễm và xác định nguồn gây ơ nhiễm cho hạ lưu sơng Sài Gịn Đồng Nai, mục 4.1; Danh sách các nguồn thải chính trên lưu vực hệ thống sơng Đồng Nai, Văn Phịng Uỷ ban BVMT lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, 2014; Khảo sát nguồn ô nhiễm phục vụ cho việc tăng cường kiểm kê nguồn ơ nhiễm mơi trường nước tại thành phố Hồ Chí Minh (khu vực Củ Chi, Quận 9 và Thủ Đức) và tại Bà Rịa Vũng Tàu (các khu công nghiệp), trong khuôn khổ dự án tăng cường năng lực quản lý môi trường nước tại Việt Nam, do Phân viện KH Khí tượng Thuỷ văn và Biến đổi khí hậu thực hiện).

Kịch bản các nguồn ơ nhiễm khi mưa:

Để tính tốn và mơ phỏng mức độ ô nhiễm do tác động của nước mưa chảy tràn đối với sơng Sài Gịn, trong luận án này xây dựng kịch bản cho hai trận mưa với cường độ mưa khác nhau trong tháng 5 (đầu mùa mưa) và tháng 8 (mùa mưa).

Để tính tốn tổng lượng nước mưa trên lưu vực nghiên cứu, tác giả đưa ra các giả thiết sau:

- Mưa đồng thời trên toàn lưu vực nghiên cứu với lượng mưa tại các lưu vực như nhau.

- Cường độ mưa không đổi trong suốt các trận mưa. - Cường độ thấm xem như đồng đều trên toàn bộ lưu vực.

- Lưu lượng tính tốn thốt nước mưa, được tính tốn theo cơng thức tổng quát sau (TCXDVN 51:2008):

- Q = q * C * F (2.6)

Trong đó:

+ q: cường độ mưa tính tốn (l/s.ha), (mm/phút); Cường độ mưa dựa trên số liệu thực đo tại trạm Tân Sơn Hồ ngày 20/5/2014 và ngày 19/8/2014 (Hình 2-23).

+ C: hệ số dịng chảy; + F: Diện tích lưu vực (ha)

Hệ số dịng chảy C phụ thuộc vào loại mặt phủ (xác định theo bảng 3-4 của TCXDVN 51:2008); Căn cứ vào loại mặt phủ và chu kỳ lặp lại trận mưa tại khu vực nghiên cứu, chọn C = 0,75 (khu vực củ chi chọn C = 0,53).

Kịch bản khi mưa: kịch bản các nguồn ô nhiễm khi mưa với lượng mưa thực R = 36 mm và R = 43,3 mm

- Xác định lưu lượng thốt nước mưa chảy tràn dựa vào cơng thức (2.6); tính tải lượng ơ nhiễm của nước mưa chảy tràn cho từng khu vực dựa vào phương pháp khảo sát, đo đạc, phân tích mẫu nước mưa tại các lưu vực đại diện và lưu lượng thốt nước mưa của dịng chảy tràn (phụ lục III.1)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC MƯA CHẢY TRÀN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT SÔNG SÀI GÒN (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w