- Thông tư hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
7. Chấm dứt THT:
Ðiều 120 (BLDS). Chấm dứt tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau
đây: a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; b) Mục đích của việc hợp tác đã đạt được;
Trong trường hợp chấm dứt, tổ hợp tác phải báo cáo cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác.
2. Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.
3. Khi chấm dứt, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ của tổ; nếu
tài sản của tổ không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại Ðiều 117 của Bộ luật này.
Trong trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản của tổ vẫn cịn thì được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Nghị đinh 151/2007/NĐ-CP:
''Điều 15. Chấm dứt tổ hợp tác
1.Tổ hợp tác chấm dứt trong các trường hợp sau đây: a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; b) Mục đích của việc hợp tác đã đạt được;
c) Các tổ viên thoả thuận chấm dứt tổ hợp tác;
d) Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật quy định.
2. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thông báo bằng văn bản về chấm dứt hoạt động của mình cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã chứng thực hợp đồng hợp tác.
3. Khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thanh toán các khoản nợ chung của tổ; nếu tài sản chung của tổ không đủ trang trải các khoản nợ thì lấy tài sản riêng của các tổ viên để thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định
này. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung của tổ vẫn cịn thì tài sản cịn lại được chia cho các tổ viên theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản góp vào tổ của mỗi tổ viên, trừ trường hợp có thoả thuận khác.''
- Thông tư hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
''4. Chấm dứt tổ hợp tác
Trường hợp chấm dứt tổ hợp tác, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thông báo tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tổ hợp tác chứng thực theo Mẫu THT3 được ban hành kèm theo Thông tư này.''
Khi chúng tôi so sánh quy định tương ứng của BLDS 2005 và BLDS 1995 thấy rằng khơng có nhiều điểm mới và khác nhau về các quy định THT.
Việc có coi THT là một chủ thể của QHPLDS Việt Nam đang có rất nhiều tranh cãi, đặc biệt là khi sắp có một bộ luật dân sự mới, được pháp điển hóa năm 2015. Cịn trên thực tế thì theo như Thứ trưởng Bộ KH – ĐT Đặng Huy Đơng, bình qn trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm có khoảng 30.000 tổ hợp tác xã mới được thành lập, thu hút trên 3,5 triệu người lao động. Đến nay, cả nước đã có khoảng 300.000 tổ hợp tác đang hoạt động. Những tổ hợp tác này đã góp phần rõ nét trong việc hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của các hộ thành viên, tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động trực thuộc. Và nhiều chuyên gia đánh giá, hiện nay việc phát triển các tổ hợp tác cịn mang tính tự phát, tổ chức thiếu chặt chẽ, quan hệ hợp tác còn lỏng lẻo, khơng đảm bảo tính ổn định và bền vững. Chính vì thế, tổ hợp tác chưa được coi là một pháp nhân, một chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, phần lớn các tổ hợp tác chưa thực hiện đăng ký chứng thực (gần 80%)… Do đó, tổ hợp tác thường gặp nhiều khó khăn trong quan hệ giao
dịch kinh tế, tranh thủ các chính sách ưu đãi của Nhà nước và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong nội bộ tổ.7
Rõ ràng là trên thực tế là THT chưa được đảm bảo về nhiều mặt để có thể phát huy lợi ích của nó, do đó trong lần sửa đổi, bổ sung và pháp điển hóa BLDS lần này, nhiều chuyên gia Luật học cho rằng không nên để THT là một chủ thể của QHPLDS ở Việt Nam.