Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 38 - 41)

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam

1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới

Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới FAO (2015) [79], cây lúa chiếm một vị trí quan trọng trên Thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á. Hiện có 114 nước trên thế giới trồng lúa, nhưng chỉ 18 nước có diện tích sản xuất lớn hơn 1.000.000 ha và đều tập trung ở Châu Á, bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh, Thái Lan, Myanmar, Việt Nam, Philippines... Đồng thời với việc gia tăng về diện tích thì năng suất lúa cũng khơng ngừng tăng nhanh nhờ việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chọn giống và thâm canh, năng suất bình quân trên thế giới đã tăng thêm khoảng 1,4 tấn/ha trong vòng 24 năm từ năm 1961 đến 1985, đặc biệt sau cuộc cách mạng xanh của thế giới vào những năm 1965 - 1970, với sự ra đời của các giống lúa thấp cây, ngắn ngày, không cảm quang, mà tiêu biểu là giống lúa IR5, IR8.

Diện tích trồng lúa ở châu Á dẫn đầu về thế giới, nhưng năng suất lúa không cao, đạt trên 5 tấn/ha chỉ có ở Việt Nam và Trung Quốc. Từ năm 1990 đến nay, năng suất lúa thế giới vẫn liên tục tăng và trung bình đạt 4,38 tấn/ha năm 2010. Mặc dù năng suất lúa ở các nước Châu Á cịn thấp, nhưng do có diện tích sản xuất lớn nên Châu Á vẫn là khu vực đóng góp lúa gạo chủ yếu và quan trọng trên thế giới (trên 90%).

Theo Tổ chức FAO and IRRI (2013) [78], đánh giá thương mại gạo năm 2012/2013 tăng lên 37,5 triệu tấn, chủ yếu khoảng 60-70% là gạo trắng, hạt dài, chất lượng cao; thị phần gạo thơm chiếm khoảng 2-3 triệu tấn chiếm khoảng 10%.

Theo Thailand Ministry of Commerce (2013) [106], ở thời điểm tháng 10/2013 loại gạo có giá cao nhất là gạo thơm hạt dài, trong đó gạo basmati 2% tấm của Ấn Độ có giá 1.515-1.525 USD/tấn, gạo Thai Hommali 92% có giá 1.075-1.085 USD/tấn.

Theo Hiệp hội lượng thực Việt Nam (2014) [38], gạo thơm, hạt dài ln có giá cao hơn gạo trắng hạt dài từ 2-3 lần và gạo thơm Jasmine của Việt Nam cũng chỉ có giá trị tương đương với mức giá cao nhất của chủng loại gạo trắng, hạt dài chất lượng cao của thế giới. Các giống lúa thơm của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan là giống lúa Khao Dawk Mali 105 và Basmati.

Theo FAO and IRRI (2013) [77], dự báo trong giai đoạn 2007-2017, các nước sản xuất gạo ở Châu Á sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính của thế giới: bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Riêng xuất khẩu gạo của hai nước Thái Lan và Việt Nam sẽ chiếm khoảng nửa tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.

Theo FAO (2012) [76], dự báo thị phần xuất khẩu gạo của Hoa Kỳ trên thị trường thế giới sẽ giảm từ 12% năm 2007 xuống chỉ còn khoảng 10% vào năm 2017. Trong các nước xuất khẩu gạo với khối lượng nhỏ hơn như Úc, Achentina, các nước Nam Mỹ khác (Uruguay, Guyana, Surinam) dự kiến sẽ tăng xuất khẩu trong giai đoạn tới. Úc dự kiến sẽ tăng xuất khẩu từ 150 nghìn tấn năm 2007/08 lên 220 nghìn tấn vào năm 2008/09. Xuất khẩu gạo Achentina dự kiến sẽ tăng 3-4% năm trong giai đoạn 2007/08 đến 2016/17, do sản lượng gạo tăng dự kiến vượt nhu cầu gạo nội địa. Xuất khẩu gạo của các nước Nam Mỹ (chủ yếu từ Uruguay) dự báo tăng 2-3% mỗi năm, do tăng trưởng sản lượng thấp hơn mức tăng tiêu dùng.

Rejesus, I và Soest, H (2012) [100], đã sử dụng mơ hình AutoRegressive Model (AR) để nghiên cứu và dự báo nhu cầu tiêu thụ gạo trên toàn cầu.

Theo Đào Thế Anh (2012) [1], việc đánh giá diễn biến, xu hướng sản xuất tiêu thụ gạo của các nước sẽ giúp Việt Nam hiểu và có được định hướng chung cho các sản phẩm lúa gạo của mình.

1.2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Việt Nam

So sánh diện tích canh tác và sản lượng giữa lúa và các cây lương thực khác ở Việt Nam thì lúa gạo vẫn là cây lương thực chủ lực được ưu tiên hàng đầu với diện tích nhiều nhất hơn hẳn ngô và sắn, sản lượng cao hơn khoai lang và sắn. Việt Nam vượt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ hệ thống thủy lợi được đầu tư cải thiện đáng kể cũng như việc ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới về giống, phân bón và bảo vệ thực vật.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011) [15], việc sản xuất lúa của các địa phương đã tập trung và có bước đột phá mạnh mẽ trong khâu tổ chức sản xuất, nhất là chú trọng việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Lợi nhụân bình quân chung của bà con nông dân vẫn đạt được 30%. Năm 2012, diện tích sản xuất lúa của cả nước đạt khoảng 7,76 triệu ha, tăng 117.000 ha so với năm 2011. Tổng sản lượng ước đạt khoảng 43,96 triệu tấn, tăng 1,64 triệu tấn so với năm 2011. Đặc biệt, xuất khẩu gạo đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay với hơn 7,7 triệu tấn gạo, tăng hơn 630.000 tấn so với năm 2011.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011) [15], giai đoạn 1989 - 1995, Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức đỉnh 5.2 triệu tấn vào năm 2005 và năm 2006- nay đã có một kỷ lục mới trên 7.0 triệu tấn gạo xuất khẩu. Năm 1989, kinh ngạch xuất khẩu trên 300 triệu USD, sau 10 năm phá mốc 1 tỉ USD và đạt mức kỷ lục 2.9 tỉ USD vào năm 2008, và đến 2012 đã đạt 3,8 tỉ (chưa tính gạo xuất tiểu ngạch khoảng gần 1 triệu tấn). Ngành hàng lúa gạo không chỉ tạo an ninh lương thực vững chắc để Việt Nam n tâm đẩy mạnh cơng nghiệp hố mà cịn trực tiếp đóng góp vào tiến trình này thơng qua tạo ra một lượng ngoại tệ thặng dư cho đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại hố cho nhiều ngành cơng nghiệp. Năm 2011, Việt Nam thắng lợi trong xuất khẩu gạo, đạt kỷ lục hơn 7 triệu tấn với kim ngạch xuất khẩu hơn 3,7 tỷ USD. Số lượng xuất khẩu tăng, nhưng giá trị lại thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Làm sao để nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu? là câu hỏi và là thách thức trong những mùa vụ mới.

Năm 2012 được nhiều chuyên gia dự báo, thị trường lúa gạo sẽ cạnh tranh khốc liệt về giá và chất lượng do có một số quốc gia tham gia xuất khẩu lúa gạo trở lại như Ấn Độ, Mi-an-ma, Pa-ki-xtan... Tuy nhiên, Việt Nam có rất nhiều cơ hội xuất khẩu gạo chất lượng cao. Các thị trường mới là Trung Quốc và ở châu Phi như: Bờ Biển Ngà, Xê-nê-gan, Gha-na… đang mở rộng cửa cho gạo chất lượng cao của Việt Nam. Điều quan trọng là Việt Nam cần chú trọng nâng cao chất lượng để có thể nâng cao giá trị gạo xuất khẩu. Mới đây, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đưa ra dự báo, năm 2012 nhu cầu sử dụng gạo chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu sẽ tăng vọt. Việt Nam có thể xuất khẩu được khoảng 600 nghìn tấn sang các thị trường Hồng Cơng (Trung Quốc) và một số thị trường khó tính khác.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (2014) [38], những năm tới đây Việt Nam vẫn giữ được vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thế nhưng cũng như hơn 20 năm qua Việt Nam xuất khẩu gạo xếp vào hạng nhất nhì thế giới với hàng trăm giống lúa nhưng vẫn chưa tạo dựng được một loại gạo chất lượng cao có thương hiệu tầm cỡ quốc gia. Từ đầu năm đến nay, trong khi thị trường gạo trầm lắng, thì ngược lại, chỉ với hai loại gạo chất lượng cao mang thương hiệu đặc trưng của mình, Thái Lan, Ấn Độ vẫn xuất khẩu khá mạnh với giá lên đến 700 - 1.000 USD/tấn, cao hơn gấp đôi so với loại gạo trắng hạt dài vốn chiếm 80 - 90% sản lượng của Việt Nam.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (2014) [38], hiện nay cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, Hongkong là rất lớn: xuất khẩu gạo, đặc biệt là gạo thơm của Việt Nam vào thị trường Hồng Kơng trong 2 năm 2011-2012 đã có một cuộc bứt phá ngoạn mục. Số liệu của Hiệp hội nhập khẩu gạo Hồng Kông cho biêt: từ chỗ chỉ chiếm khoảng 1% lượng nhập khẩu vào Hồng Kông trong năm 2008, đến hết năm 2011, Việt Nam đã chiếm một thị phần tương đương 30%, khoảng 100.000 tấn gạo. Nhập khẩu gạo Việt Nam vào thị trường này chủ yếu dành cho tiêu

thụ nội địa. Người tiêu dùng Hồng Kông ưa chuộng gạo thơm, và gạo thơm Thái đã chiếm lĩnh thị trường trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên tình hình đã thay đổi trong 3 năm trở lại. So với gạo Thái thì chất lượng của gạo Việt Nam còn thấp hơn gạo thơm Thái nhưng vấn đề quan trọng là giá cả thì giá gạo Việt Nam đang ngày càng trở nên hấp dẫn so với gạo Thái. Ưu thế này đang ngày càng trở nên đáng kể trong bối cảnh chính phủ Thái tun bố duy trì chính sách trợ giá lúa, khiến giá gạo khơng có khả năng giảm giá.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (2014) [38], với thị trường Trung Quốc trong 3 năm gần đây gạo Việt Nam đã chiếm thị phần đáng kể và phát triển ổn định: thị trường xuất khẩu gạo thời gian qua có nhiều thay đổi, trong đó thị trường Trung Quốc tăng gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm trước và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, sắp tới, gạo Việt sẽ phải chịu rất nhiều sức ép về giá, sản lượng và chất lượng. Nhiều nước xuất khẩu gạo đã xây dựng được thương hiệu gạo quốc gia, bảo đảm chất lượng nên gặt hái lợi nhuận khá cao.

Từ thực tế trên, chiến lược phát triển của ngành hàng lúa gạo là không nên tiếp tục đi theo hướng tăng khối lượng gạo xuất khẩu. Những năm tới, cần tập trung vào tăng chất lượng để nâng cao giá bán, đồng thời cơ cấu lại chuỗi tiêu thụ lúa gạo để tăng lợi nhuận cho nơng dân. Có như vậy, sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Việt nam mới bền vững và ổn định lâu dài.

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(182 trang)
w