5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất lúa tại Quảng Bình
1.2.5.1. Điều kiện tự nhiên của Quảng Bình
Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 8.000 km2, dân số năm 2015 có 872.925 người (Niên giám thống kê Quảng Bình, 2015) [48].
Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là: Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc; Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc; Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông; Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông
Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đơng và có chung biên giới với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hịn La, cảng Hàng khơng Đồng Hơi, Quốc
lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12 và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào.
Địa hình: Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đơng có 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Tồn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản, đó là: vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.
Khí hậu: Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và ln bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9, 10 và 11.
- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
Tài nguyên đất: tài ngun đất được chia thành hai hệ chính, đó là: đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.
1.2.5.2. Tình hình kinh tế - xã hội Quảng Bình năm 2016
Theo Quảng Bình Portal (2016) [54], năm 2016 tỉnh Quảng Bình đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, có thể nói là năm gặp khó khăn nhất, nằm ngoài dự báo của tỉnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh chính trị địa phương. Đó là sự cố mơi trường biển do Formosa gây ra đã làm cho sản xuất, kinh doanh, khai thác thủy hải sản bị đình trệ; đời sống, việc làm, thu nhập của nhân dân sống dựa vào biển và ngư dân các xã vùng biển trên địa bàn hết sức khó khăn, thậm chí bế tắc, gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong nhân dân; du lịch tỉnh nhà rơi vào tình trạng điêu đứng, nhiều khách sạn, nhà hàng ngừng hoạt động, các ngành dịch vụ khác đi kèm bị ảnh hưởng rất nặng nề; trong tháng 10 lại xảy ra liên tiếp 2 trận lũ lụt lớn đạt đỉnh điểm lũ lụt 2007 đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
Trước những khó khăn trên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất; động viên, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng; đồng thời tăng cường các biện pháp ổn định tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Theo Quảng Bình Portal (2016) [54], cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương; sự chung tay, góp sức của đồng bào cả nước, kiều bào ở nước ngoài; sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị đã giúp cho người dân, doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, từng bước khắc phục tổn thất, thiệt hại để tiếp tục sản xuất. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 vẫn ổn định và có bước phát
triển. Sản xuất nơng nghiệp được mùa, sản lượng lương thực vượt kế hoạch đề ra; chăn nuôi phát triển ổn định; sản xuất cơng nghiệp duy trì tăng trưởng khá; thu ngân sách đạt dự tốn đề ra; tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng khá so với cùng kỳ; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được chú trọng đầu tư, nhất là các cơng trình trọng điểm; đã xúc tiến, kêu gọi được nhiều dự án đầu tư lớn, tạo động lực phát triển cho tỉnh trong thời gian tới; đã tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn để tiếp tục triển khai một số dự án trên địa bàn tỉnh; đã hoàn thiện các thủ tục trình Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt nâng cấp thị trấn Kiến Giang và Hoàn Lão lên đơ thị loại IV; lĩnh vực văn hóa, xã hội, tài ngun mơi trường có nhiều chuyển biến tiến bộ; quốc phịng - an ninh tiếp tục được tăng cường, đã giữ vững ổn định tình hình trong điều kiện an ninh trật tự một số địa phương trong tỉnh diễn biến rất phức tạp; cơng tác cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực; cơng tác an sinh xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.
Tại Quảng Bình, sự cố mơi trường biển do Formosa xả thải và 2 trận lũ lụt kép đã gây thiệt hại hơn 4.975 tỷ đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu về giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ làm mức tăng trưởng thấp so cùng kỳ, kéo theo tổng sản phẩm trên địa bàn tồn tỉnh (GRDP) cả năm 2016 khơng đạt kế hoạch và thấp nhất trong nhiều năm qua; sản xuất và đời sống của nhân dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phải mất nhiều thời gian mới có thể khắc phục được.
Theo Quảng Bình Portal (2016) [54], kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2016, như sau:
a, Các chỉ tiêu kinh tế:
- Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh (GRDP) năm 2016 (theo giá so sánh 2010) ước tăng 4,5% so cùng kỳ. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm qua. Nguyên nhân chính là do sự cố ô nhiễm môi trường biển và thiệt hại nặng nề do 2 đợt lũ lụt kép đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của 02 khu vực: nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực dịch vụ.
- Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 4,5% (kế hoạch cả năm tăng 8%, thực hiện cùng kỳ 6,5%);
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2% (kế hoạch cả năm tăng 4%, thực hiện cùng kỳ 3,5%);
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,2% (kế hoạch cả năm 10%, thực hiện cùng kỳ 10%);
hiện cùng kỳ 8,7%);
- Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp và thủy sản: 22,9%, công nghiệp - xây dựng: 25,7%, dịch vụ: 51,4% (KH Nông, lâm, ngư nghiệp: 24%; Công nghiệp - xây dựng: 25,2%; dịch vụ: 50,8%);
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.067 tỷ đồng, tăng 2,2% so kế hoạch (kế hoạch 3.000 tỷ đồng);
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.824 tỷ đồng, tăng 6,8% so cùng kỳ (kế hoạch 12.000 tỷ đồng);
- GRDP bình quân đầu người đạt 28,72 triệu đồng (kế hoạch 35 triệu đồng); -Có thêm 14 xã đạt tiêu chuẩn nơng thơn mới, đạt 100% kế hoạch (kế hoạch 14 xã).
b, Các chỉ tiêu xã hội:
- Giải quyết việc làm cho 3,25 vạn lao động, đạt 98,5% kế hoạch (kế hoạch cả năm 3,3 vạn lao động; thực hiện cùng kỳ 3,23 vạn lao động);
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,0% so với năm 2015 (kế hoạch giảm 2%); - Tốc độ tăng dân số 0,52%/năm (kế hoạch 1,05%);
- 99,58% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia (kế hoạch 99,3%); - 82,4% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (kế hoạch 82,4%) - Số giường bệnh bình quân trên 1 vạn dân đạt 21 giường (kế hoạch 21 giường) - Trên 84,83% dân số tham gia bảo hiểm y tế (kế hoạch 77,8%);
- 45,9% xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập trung học cơ sở (mức độ III) (kế hoạch 28,3%);
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,1%; trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 38,6% (kế hoạch 62% và 37,5%).
c, Các chỉ tiêu về môi trường:
- Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và hợp vệ sinh đạt 97,1% (kế hoạch 97%);
- Tỷ lệ hộ nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh đạt 85% (kế hoạch 85%);
- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 68,5% (kế hoạch 68,5%).
Trên cơ sở kết quả thực hiện năm 2016, có 14/21 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; 07 chỉ tiêu không đạt kế hoạch. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, kết quả đạt được trên đây thể hiện nỗ lực rất lớn của Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân trong tồn tỉnh.
1.2.5.3. Tình hình sản xuất lúa tại Quảng Bình
Năm 2016, trong điều kiện phải đối mặt với những khó khăn do thiên tai và sự cố môi trường biển gây ra nhưng với sự chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp về giống, thời vụ, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh, cùng với tinh thần vượt khó của bà con nơng dân nên diện tích gieo trồng cây hằng năm tăng so với kế hoạch đề ra. Sản xuất nông nghiệp được mùa, sản lượng lương thực đạt 30,5 vạn tấn, tăng 2,2% so cùng kỳ, đạt 108,5% kế hoạch. Đã thực hiện chuyển ðổi hõn 2.206 ha ðất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả cao, tãng 87% so cùng kỳ. Tiếp tục tổ chức cho các doanh nghiệp thực hiện liên kết với HTX, tổ hợp tác và người nông dân sản xuất theo cánh đồng lớn 2.131ha, tăng 67,9% so cùng kỳ (Quảng Bình Portal, 2016) [54].
Cây cơng nghiệp dài ngày có xu hướng tăng. Sản lượng một số cây lâu năm: cao su khai thác 4.300 tấn, tăng 1,6%; hồ tiêu 667 tấn, tăng 3% so cùng kỳ.
Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình (2013) [59], trong đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng giai đoạn 2014 - 2020, của ngành Nơng nghiệp thì cơ cấu giống gắn với cơ cấu thời vụ và được chuyển dịch theo hướng né tránh những bất thuận của thời tiết, thiên tai. Vụ Đông xuân giảm dần các giống dài ngày, tăng cường giống trung và ngắn ngày để gieo cấy muộn hơn tránh ngập úng và rét vào đầu vụ. Vụ Hè thu tập trung sử dụng các giống ngắn ngày và cực ngắn tránh lũ đến sớm. Phấn đấu nâng tỷ lệ sử dụng giống chất lượng cao trên 50% vụ Đông xuân và trên 80% trong vụ Hè thu.
Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình (2016) [57], giống lúa chất lượng cao giai đoạn 2010 - 2015 có bước tăng trưởng khá nhanh về diện tích, năng suất lúa. Năm 2015, diện tích tăng 24,3% so với năm 2010. Về năng suất: Từ 49,26 tạ/ha (2010) lên 55,67 tạ/ha (2015), tăng 13,4 %. Sản lượng năm 2015 đạt 74.096 tấn.
Để đáp ứng với yêu cầu tăng năng suất và đảm bảo hiệu quả kinh tế, nhiều tiến bộ và giải pháp kỹ thuật nơng nghiệp đã được áp dụng ở tỉnh Quảng Bình như các nghiên cứu về IPM, ICM, giống, phân bón.., nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất lúa, góp phần gia tăng giá trị hàng hóa lúa gạo trên địa bàn tồn tỉnh. Trong đó, hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) đã được đưa vào thử nghiệm áp dụng từ vụ Đông Xuân 2012-2013, kết quả bước đầu cho thấy năng suất lúa tăng cao hơn, giảm được chi phí đầu vào trong sản xuất như giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm lượng giống, nhu cầu nước ít hơn, thích ứng với điều kiện thiếu nước, khô hạn (Sở NN&PTNT Quảng Bình, 2016) [57].
Xuất phát từ yêu cầu của sản xuất, hiện nay bộ giống lúa tại Quảng Bình, đó là: bộ giống chủ yếu lúa thuần chiếm 95% diện tích, lúa lai 5% diện tích. Bộ giống lúa thuần gồm giống lúa ngắn ngày, trung và dài ngày. Giống lúa ngắn ngày sản xuất cho cả hai vụ Đông xuân và Hè thu gồm các giống PC6, HT1, IR50404, KD18, DV108, có thời gian sinh trưởng từ 85 đến dưới 100 ngày. Giống lúa trung và dài ngày sản xuất
trong vụ Đông xuân, chủ yếu là các giống Xi23, X21, NX30, P6, IR353-66, có thời gian sinh trưởng dài ngày (từ 135 ngày - 150 ngày), chất lượng gạo thấp chiếm trên 80% diện tích sản xuất (Sở NN&PTNT Quảng Bình, 2016) [57]. Trong đó, bộ giống lúa sản xuất trong vụ Đông xuân cần được chuyển đồi từ giống dài ngày, chất lượng thấp qua giống trung và ngắn ngày, chất lượng cao. Vụ Hè thu tiếp tục tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa ngắn ngày chất lượng cao đạt mục tiêu trên 70 % diện tích sản xuất (Sở NN&PTNT Quảng Bình, 2016) [57].
Hiện nay, sản xuất lúa tại Quảng Bình có trên 90 % diện tích gieo sạ trong vụ Đông xuân và Hè thu. Những năm 1990 - 2000, lượng giống lúa gieo sạ phổ biến từ 180
- 200 kg/ha. Từ những năm 2001 - 2010, việc sử dụng rộng rãi giống lúa xác nhận 1 vào sản xuất, chất lượng giống đảm bảo, tỷ lệ nảy mầm cao cùng với sự khuyến cáo của các đơn vị chức năng Trung tâm Khuyến nơng, Khuyến Lâm, phịng NN các huyện, Cơng ty giống cây trồng đã góp phần chuyển đổi tập quán gieo sạ tại Quảng Bình, lượng giống lúa gieo sạ phổ biến từ 100 - 140 kg/ha. Trong những năm gần đây (2011 - 2014),
được sự hỗ trợ của các tổ chức Phi Chính phủ trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp, trong đó ứng dụng kỹ thuật SRI trong sản xuất lúa, lượng giống gieo sạ đang phổ biến từ 90 - 100 kg/ha.
Trong những năm gần đây sản xuất lúa tại Quảng Bình đã có chuyển biến về cơ cấu bộ giống, sử dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm chi phí, tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích sản xuất. Tuy nhiên, trong sản xuất vụ Đơng xuân còn tồn tại bộ giống lúa dài ngày, chất lượng thấp chiếm tỷ lệ cao (trên 70% diện tích) làm tăng chi phí và rủi ro do thời tiết bất thuận. Tập quán nông dân gieo sạ mật độ dày (100 - 140 kg giống/ha), sử dụng phân bón khơng hợp lý và mất cân đối cịn phổ biến đã làm giảm hiệu quả trong sản xuất. Từ thực tế đó, để sản xuất lúa theo hướng chất lượng và giá trị theo báo cáo của Sở NN&PTNT Quảng Bình (2016) [57], sản xuất lúa Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến sử dụng giống lúa mới, ngắn ngày cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác, đó là sử dụng lượng giống gieo sạ từ 70 - 80 kg/ha, bón phân cân đối và hợp lý với lượng phân vô cơ (80 - 90 kg) N + (70 - 80 kg) P2O5 + (70 - 80) kg K2O, trên nền bón 10 tấn/ha phân chuồng hoặc 500 kg/ha phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất đại trà nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất.