Chương 1 : Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu
2.7 Kết luận chương 2
Chương này luận án đã tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ khi chuyển giao, mức độ ảnh hưởng của các loại giao thức tới các loại ứng dụng khác nhau, tương quan giữa năng lượng tiêu thu và hiệu suất mạng, từ đó rút ra được các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu suất chuyển giao của một giao thức quản lý di động đó là:
a) Xác suất thất lạc gói tin số liệu: các phân tích ở trên đã cho thấy rằng độ trễ chuyển giao, độ
trễ truyền gói tin từ điểm đến điểm, và tỉ lệ gói tin bị thất lạc phụ thuộc vào xác suất lỗi khung lớp kết nối (pf) kể cả trong trường hợp có và khơng sử dụng RLP.
b) Độ trễ báo hiệu và truyền bản tin kết cuối: độ trễ chuyển giao và thất lạc gói tin trong q
trình chuyển giao phụ thuộc vào độ trễ báo hiệu (bằng tổng có trọng số của các độ trễ truyền
gói tin với trọng số là xác suất truyền thành công) giữa các phần tử mạng tham gia vào quá
trình chuyển giao. Độ trễ khi truyền bản tin điểm tới điểm từ MH đến HA (hay CH) được tính bằng tổng của tồn bộ độ trễ khi truyền của gói tin trên kết nối vô tuyến từ MH đến BS và độ trễ truyền gói tin trên kết nối hữu tuyến giữa BS và HA (hay CH). Khi không sử dụng RLP, sẽ không phải truyền lại số liệu trên lớp kết nối.
c) Các công nghệ truy cập lớp kết nối: như đã xem xét ở phần phân tích phía trên, giá trị các
tham số ảnh hưởng đến chuyển giao phụ thuộc vào loại công nghệ truy cập lớp kết nối. Hơn nữa công nghệ truy cập mạng khác nhau nghĩa là độ trễ truy cập lớp kết nối sẽ khác nhau, hiệu suất chuyển giao cũng bị ảnh hưởng.
d) Loại ứng dụng: các ứng dụng khác nhau sử dụng các giao thức lớp vận chuyển khác nhau.
Các nguyên lý hoạt động cơ bản của các giao thức lớp vận chuyển là khác nhau, nên ảnh hưởng tới chuyển giao cũng khác nhau. Do đó, hiệu suất của một giao thức quản lý chuyển giao cũng sẽ khác đối với từng loại ứng dụng. Ví dụ, như trình bày ở trên, độ trễ chuyển giao sử dụng MIP với giao thức TCP sẽ lớn hơn các ứng dụng dạng này khi sử dụng giao thức UDP, vì khi các gói tin bị thất lạc trong quá trình chuyển giao, TCP sẽ gửi lại các gói tin này dựa vào thơng số timeout.
e) Năng lượng tiêu thụ và hiệu suất mạng: các MT có nhiều giao diện vơ tuyến để kết nối tới
các mạng phù hợp nhất trong quá trình định tuyến chuyển giao. Việc dị tìm mạng phù hợp để đáp ứng QoS và hiệu suất mạng sẽ làm tăng mức tiêu thụ năng lượng. Do vậy, cân bằng giữa năng lượng và hiệu suất mạng là tiêu chí ảnh hưởng đến lựa chọn tuyến chuyển giao.
Dựa vào các điều tra; nghiên cứu về hiệu suất chuyển giao; và đề xuất giao thức (EEMA) định tuyến chuyển giao thoả mãn hai tiêu chí quan trọng là năng lượng tiêu thụ và hiệu suất mạng ở chương này, luận án xây dựng cơ chế đặt trước băng thơng cho các ứng dụng có khả
năng chuyển giao trong chương 3, và giải pháp lựa chọn các giao thức phù hợp cho các ứng dụng tương ứng và chia sẻ thông tin ở các lớp khác nhau để nâng cao hiệu suất quản lý di động
mà được trình bày trong chương 4. Đó là sử dụng TCP-M cho các ứng dụng sử dụng kết nối TCP, như các ứng dụng lớp B và C. SIP sẽ phù hợp đối với các ứng dụng thời gian thực sử dụng UDP. Tuy nhiên, SIP đã được chuẩn hóa cho các ứng dụng thời gian thực, cho nên MIP
có thể được sử dụng cho các ứng dụng sử dụng giao thức UDP mà không phải là các ứng dụng thời gian thực.
Trong chương này, luận án đã:
- Phân tích và đánh giá hiệu suất quản lý di động cho nhiều loại ứng dụng khác nhau (A,B,C,D,E) của các giao thức đã có như MIP, TCP-M, SIP. Từ đó chứng minh được các định lý liên quan tới việc thất lạc gói tin và độ trễ trung bình, làm tiền đề xác định các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới QoS khi chuyển giao, đó là: xác suất gói tin bị thất lạc; độ trễ truyền tin; và
trung bình độ trễ truyền bản tin báo hiệu.
- Đề xuất giao thức định tuyến theo yêu cầu - EEMA cho MANET. EEMA chọn tuyến tối ưu cho chuyển giao dựa trên: số bước nhảy và hàm chi phí, và cân đối giữa trễ và năng lượng tiêu thụ.
Thể hiện qua 3 cơng trình sau:
1) Lê Ngọc Hưng, Nguyễn Xuân Quỳnh, “Nhận dạng và phân lớp các yếu tố ảnh hưởng tới điều khiển chuyển giao”, Hội nghị FAIR lần 10, tháng 8/2017, Đà Nẵng.
2) Vu Khanh Quy, Le Ngoc Hung, Nguyen Dinh Han , “CEPRM: A Cloud-assisted Energy- Saving and Performance-Improving Routing Mechanism for MANETs” JCM 15 Nov. 2019
3) Vu Khanh Quy, Le Ngoc Hung, “A Trade-off between Energy Efficient and High- Performance in Routing for Mobile Ad hoc Networks”, JCM Mar. 2020