Kết luận chương 1

Một phần của tài liệu Luan-an-PhD_LeNgocHung (Trang 34 - 36)

Chương 1 : Tổng quan các vấn đề cần nghiên cứu

1.5 Kết luận chương 1

Theo kết quả phân tích và đánh giá các nghiên cứu về quản lý di động ở trên (phần 1.3 và 1.4) cho thấy, còn nhiều vấn đề cần giải quyết để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ theo thoả thuận giữa SP và người dùng, vừa đảm bảo khai thác tối ưu tài nguyên mạng. Việc tích hợp mạng di động và cố định thông qua hạ tầng IP sẽ thuận lợi và hiệu quả hơn việc cải thiện kết nối giữa chúng. Một đặc điểm của các mạng di động hiện tại là có cơng nghệ khác nhau (LTE, 4G/5G, NB-IOT, WLAN,...), cùng cung cấp các dịch vụ tương tự nhau (thoại, video, data,...), vấn đề đặt ra là làm thế nào để khai thác hiệu quả hạ tầng mạng đã đầu tư mà vẫn đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ chất lượng, mọi lúc, mọi nơi của người dùng. Những kỹ thuật quan trọng nhất đã giới thiệu để giải quyết một phần yêu cầu này là thiết kế các AP mà MT đa giao tiếp có khả năng tự cấu hình để tương thích lẫn nhau. Điều này làm tăng khả năng lựa chọn hệ thống chuyển giao cho MT. Hơn nữa, do đang tồn tại nhiều loại mạng công nghệ khác nhau, cùng với nhu cầu sử dụng dịch vụ và di chuyển ngày càng tăng, dẫn đến yêu cầu chuyển giao sẽ tăng. Đây là nguyên nhân cơ bản làm gia tăng tổng trễ trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ, do vậy việc giảm tối đa trễ trong quá trình chuyển giao cần được đặc biệt quan tâm.

Xây dựng mơ hình di chuyển để khảo sát hiệu suất của các giao thức quản lý di động hiện tại cho các loại ứng dụng khác nhau, giúp cho việc quản lý di chuyển trong hệ thống BcN được hiệu quả. Các giao thức quản lý di động thích ứng với ứng dụng sẽ được phát triển dựa trên các kết quả của những phân tích này.

Để duy trì và đảm bảo chất lượng dịch vụ cho các kết nối di động trong mạng BcN, tác giả tập trung nghiên cứu các cơ chế dự báo và đăng ký trước băng thông, hỗ trợ cho việc điều khiển chuyển giao cho kết nối hiện hữu và điều khiển đăng nhập cuộc gọi cho kết nối mới.

Do đó, luận án tập trung nghiên cứu ba vấn đề sau:

1.5.1 Phân tích hiệu suất của các kĩ thuật chuyển giao dựa trên MIP, TCP-M, và SIP: Các giao thức quản lý chuyển giao thực hiện trên các lớp mạng khác nhau (Liên kết, mạng, giao vận và ứng dụng) đều hỗ trợ cho các thế hệ thông tin di động. Hiệu suất xử lý chuyển giao của các giao thức này khi áp dụng cho các ứng dụng khác nhau là khác nhau. Để nghiên cứu kĩ hơn ảnh hưởng của việc chuyển giao, các ứng dụng di động được phân loại thành năm dạng, từ

A đến E, dựa trên các yêu cầu và đặc tính quản lý di chuyển riêng của chúng. Sau đó phát triển mơ hình phân tích để khảo sát hiệu suất của các giao thức quản lý di chuyển hiện tại dùng cho những dạng ứng dụng này. Qua đó ta thấy đối với ứng dụng của một lớp cụ thể, khi sử dụng các giao thức khác nhau thì hiệu suất chuyển giao cũng khác nhau.

1.5.2 Dự báo và định trước băng thơng: Mục đích của phần này là duy trì kết nối và đảm bảo QoS cho các ứng dụng di động. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng cơ chế dự báo xác suất chuyển giao dựa trên thông tin di chuyển của người dùng được cập nhật định kỳ, từ đó đưa ra quyết định đăng ký trước băng thơng cho kết nối.

1.5.3 Quản lý di động thích ứng cho các ứng dụng trong mạng BcN: các ứng dụng khác nhau thì có các u cầu khác nhau về tính di động, tuy nhiên hiện tại chưa có giao thức quản lý di động nào có khả năng hỗ trợ hiệu quả việc quản lý chuyển giao cho từng loại của ứng dụng. Cơ chế quản lý di động thích ứng (AMMS) được đề xuất để sử dụng giao thức quản lý di động phù hợp với yêu cầu chuyển giao của mỗi loại ứng dụng cụ thể. Để nâng cao hiệu suất chuyển giao, AMMS sử dụng các thông tin từ các lớp khác nhau để nhận biết được sự tương tác giữa chúng trong q trình chuyển giao. Do đó, loại trừ được ảnh hưởng bất lợi của các lớp khác khi thực hiện xử lý chuyển giao trên một lớp cụ thể. Đầu tiên, nguyên lý hoạt động cơ bản của AMMS được phát triển dựa trên thiết kế kiến trúc của nó. Tiếp đến, xây dựng mơ hình phân tích để khảo sát hiệu suất chuyển giao của AMMS. Cuối cùng, các giả lập sẽ được đưa ra thơng qua việc sử dụng mơ hình phân tích để đánh giá hiệu suất chuyển giao của AMMS cho các lớp khác nhau của ứng dụng.

Chương 2: Xây dựng tập tham số phân tích và đánh giá hiệu suất của các kĩ thuật chuyển giao dựa trên MIP, TCP-M, và SIP.

Một phần của tài liệu Luan-an-PhD_LeNgocHung (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w