Đặc trưng của các đạo giáo trên thế giới Kitô giáo:

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập LMS MARKETING căn bản giải thích công thức của philip kotler c c d c (Trang 30 - 44)

IV. BÀI TẬP CÂU HỎI TRÊN LỚP:

9. Đặc trưng của các đạo giáo trên thế giới Kitô giáo:

Kitô giáo:

Thần thánh: giáo lý Ba Ngôi: Ngôi thứ 1 là Đức Chúa Cha - Đấng Tạo hóa, Ngơi

thứ 2 là Đức Chúa Con (Jesus Christ), Ngôi thứ 3 là Chúa thánh thần.

Số lượng tín đồ: Trên 2,4 tỷ. Là tơn giáo có số lượng tín đồ đơng nhất trên thế giới.

Phân bố: Khắp thể giới.

Đây là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới và là tơn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền văn minh phương Tây.

Gồm ba nhánh lớn là Cơng giáo La Mã, Chính thống giáo Đơng phương và Tin Lành.

Biểu tượng: cây thập giá. Giáo lý:

Đức Chúa Trời có quyền phép vơ biên, vũ trụ và vạn vật đều do Thiên Chúa (Thượng Đế, Đức Chúa Trời) tạo dựng.

Con người không chỉ là tôi tớ của Chúa, kẻ được cứu rỗi, mà còn là con của Chúa, do vậy con người có bổn phận noi gương Chúa trong tình u cuộc sống, tình yêu đồng loại, con người phải sống thánh thiện và đạt đến cuộc sống vĩnh hằng.

Hồi giáo:

Thần thánh: chỉ có một Thiên Chúa (Allah), và Muhammad là sứ giả của Thượng đế.

Số lượng tín đồ: khoảng 1,5 tỷ tín đồ, là tơn giáo có số lượng tín đồ đơng thứ hai trên thế giới.

Phân bố: chủ yếu tập trung ở Trung Đông, Bắc Phi, Trung Á và rải rác ở khắp nơi trên Trái Đất.

Giáo lý: Kinh Qur’an

Thiên Chúa là lịng thương xót, tồn năng và độc nhất,[6] và Chúa đã hướng dẫn loài người qua các tiên tri, thánh thư được tiết lộ và các dấu hiệu tự nhiên.

Vai trò của Muhammad là ghi lại lời của Thượng đế và kinh Koranđược các tín đồ coi là lời răn của Đấng Chí Tơn. Cũng giống Kitơ giáo, Hồi giáo tin rằng có địa ngục, thiên đàng và ngày phán xét, mọi người có trách nhiệm giải thích trước Thượng đế về những việc làm của mình trên trần thế. Tín đồ Hồi giáo cũng thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ đức tin, chống lại mọi đe dọa.

Phật giáo

Thần thánh: Khơng.

Số lượng tín đồ: 365 triệu (tín đồ chính thức); 1,2-1,6 tỷ (tính cả tín đồ khơng chính thức).

Phân bố: Đơng Á và Ấn Độ, một số nước Đơng Nam Á.

Có nguồn gốc từ Ấn Độ và khởi nguồn khoảng 500 năm trước Cơng ngun. Giáo lý

Phật giáo cho rằng có kiếp ln hồi, nhân quả, mọi hành động của con người đều dẫn đến kết quả sẽ nhận được: hoặc là thiện hoặc là ác nhưng khác nhau về bản chất. Cốt lõi là thốt khỏi hồn tồn sinh tử, khổ đau, khơng cịn bị tác động bởi nghiệp. Vũ trụ có trật tự mà khơng có vị thần tối cao thực hiện cơng lý cuối cùng. Bình đẳng: Trong các tơn giáo độc thần ln có một đấng tối thượng. Phật giáo thì chỉ coi một trình độ nhận thức được gọi là giác ngộ là tối thượng chứ không tồn tại một đấng tối thượng. Các tơn giáo khác thường có giáo hội và người đứng đầu, lãnh đạo tồn bộ tín đồ. Phật giáo có giáo hội nhưng khơng đặt ra người đứng đầu, các tín đồ đều bình đẳng.

Quan niệm về thế giới: Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiện tượng (trừ cõi Niết Bàn) đều là vô thường, không thể tồn tại vĩnh hằng.

10.Ký hiệu trên các mặt hàng

11. Chọn 1 nước nào đó và nói về phong tục tập quán, cách làm marketing

Phong tục tập quán của Thái Lan

Người dân Thái Lan: Người dân Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng

Thái. Người Xiêm tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người đông bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ. Ngồi người Thái là người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đơng thứ hai, có ảnh hưởng chính trị khơng cân xứng với vai trị kinh tế. Phần lớn trong số họ khơng sống tại Chinatown ở Bangkok, mà hồn tồn hịa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền Nam, người Mơn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và nhiều dân tộc miền núi khác. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều

người Việt đã sang tị nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đơng Bắc.

Văn hóa: Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng đạo Phật –

tơn giáo chính thức ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước. Có thể thấy rõ hai điểm trên qua các ngày lễ hội. Trong văn hóa ứng xử, người Thái tỏ rõ sự sùng đạo, tơn kính hồng gia và trọng thứ bậc cũng như tuổi tác.

Giao tiếp:

Chào người Thái theo cách chắp 2 tay trước ngực, đầu hơi cúi, khi bước vào nhà phải bỏ dày dép ra, đặc biệt khi bước vào nhà người Thái cần tránh dẫm lên ngưỡng cửa nhà họ vì người Thái cho rằng Thần linh cư ngụ ngay ở ngưỡng cửa.

Người Thái cũng kiêng đụng chạm vào đầu của người khác, không xoa đầu trẻ em, không vỗ vai người khác. Người Thái cũng cho rằng, tỳ cánh tay lên lưng chiếc ghế đang ngồi hoặc vỗ vai hay vỗ lưng người khác hoặc dùng ngón tay để chỉ vào ai đó đều được coi là những cử chỉ xúc phạm. Người Thái cũng rất coi trọng sự kiềm chế trong tiếp xúc, vì vậy trong

việc đàm phán với người Thái, điều kiêng kỵ nhất là hành động bức xúc hay tức giận.

Cách làm marketing của Thái Lan: 3 chiến dịch quốc gia quảng bá du lịch xuất sắc

Chiến dịch “Tôi ghét Thái Lan” (2014)

Một chiến dịch quảng bá du lịch Thái cực kì ấn tượng đã được Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) thực hiện năm 2014 mang tên “Tôi ghét Thái Lan” nhằm đem lại một cái nhìn mới mẻ về đất nước này.

Trong suốt chiến dịch, TAT cho sản xuất 01 video, đăng tải và lan truyền video đó dưới hình thức ẩn danh, điều này khiến cơng chúng ngỡ như đoạn video quảng cáo là của một cá nhân nào đó ghi lại. Chỉ trong 3 ngày đăng tải, video đã đạt 1 triệu lượt xem. Đây có thể được coi là một thành cơng bước đầu của chiến dịch. Video được chia sẻ mạnh mẽ hơn khi thơng tin được bật mí rằng video trơng có vẻ cá nhân này thực tế là một ý tưởng của Tồng cục du lịch Thái Lan. Nhiều lời ngợi khen cho ý tưởng táo bạo và mới mẻ của một đơn vị nhà nước đã được cộng đồng mạng không tiếc lời dành tặng chính phủ Thái.

Khi thực hiện chiến dịch này, Thái Lan nhận thấy rằng hiện tại, thị trường du lịch của họ đang đứng dưới áp lực cạnh tranh lớn từ các nước lân cận trong khu vực. Du lịch Thái nhận thấy cần thiết khi nhắc nhở khách du lịch về những điều tuyệt vời đã khiến họ rơi vào tình yêu với Thái Lan. Ngoài các dịch vụ vượt bậc về y tế, khách sạn và những điểm đến ấn tượng thì chính lối sống và văn hóa của người Thái đã khiến những chuyến du lịch tại Thái Lan đáng nhớ hơn bao giờ hết.

Chiến dịch “Tôi ghét Thái Lan” đã khai thác góc cạnh là lối sống của người Thái để củng cố thêm những điều khiến Thái Lan trở nên đặc biệt. Đoạn video như một câu chuyện hài hước, duyên dáng, mang đậm tính giải trí với sự mở – kết hoàn toàn bất ngờ. Ý tưởng “I hate Thailand” cũng từng được sử dụng trong một video trước đó mang tên: “Đừng đến Thái Lan” (Never Go To Thailand) do một cá nhân đăng tải, đoạn video như một lời nhắc nhở đến du khách là: “Đừng bao giờ đến Thái Lan, chắc chắn bạn sẽ yêu đất nước này”.

Chiến dịch “Thailand Extreme Makeover” (Lột xác cùng Thái Lan) (2014)

Đây là một chiến dịch khá lạ lẫm. Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, Thái Lan đặc biệt phát triển ngành du lịch Y tế. Thái Lan nổi tiếng được biết đến với dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, cùng với Hàn Quốc thì Thái Lan cũng là một trung tâm của phẫu thuật thẩm mỹ tại Châu Á. Để quảng bá cho mảng du lịch độc đáo này, Tổng cục Du lịch Thái Lan đã khởi động chiến dịch online: “Thailand Extreme Makeover”. Truy cập trang web chính thức của chiến dịch, du khách trên khắp thế giới sẽ được tham gia vào một chương trình truyền hình thực tế và ở đó, họ sẽ được tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi diện mạo. Bất kì ai quan tâm tham gia chiến dịch sẽ được mời gửi hình ảnh thực của họ, theo nhiều góc độ: chính diện, bên trái, bên phải, phía trên… Ứng viên cũng phải nộp hồ sơ sức khỏe cũng như lí do khiến họ tham gia chương trình. Sau đó Ban giám khảo sẽ chọn ra 3 ứng viên may mắn được sang Thái, tận hưởng chuyến du lịch đồng thời sẽ ghi lại hành trình lột xác của họ. Những ứng viên này sẽ được “phẫu thuật thẩm mỹ” bởi những bác sĩ thẩm mỹ hàng đầu Thái Lan.

Tồn bộ q trình q trình thay đổi diện mạo của 3 du khách này đều được ghi hình và đăng tải lên website đặc biệt của chương trình. Khán giả qua đó sẽ chứng kiến sự thay đổi của họ, đưa ra những bình luận, chia sẻ hay bình chọn cho ứng viên mình u thích nhất để giành được những phần quà thú vị. Người chiến thắng là người được bình chọn nhiều nhất và giành được giải thưởng trị giá 5.000 USD cùng một tour du lịch trọn gói sang trọng tại Thái. Theo như Tổng Cục trưởng TAT, chiến dịch cũng là một phần của tiến trình mà chính phủ thực hiện nhằm biến Thái Lan thành trung tâm y tế của Châu Á. Chiến dịch gián tiếp quảng bá cho dịch vụ y tế, thẩm mỹ của Thái, khẳng định về chất lượng trang thiết bị, kinh nghiệm và sự khéo léo, chuyên nghiệp của đội ngũ bác sĩ, đồng thời quảng bá cho các tour du lịch Thái, các dịch vụ khách sạn nổi tiếng phục vụ các ứng viên trong quá trình tham gia chiến dịch.

Chiến dịch đã tăng cường sức ảnh hưởng của du lịch Thái, chất lượng dịch vụ y tế của Thái và khẳng định du lịch y tế Thái Lan thực sự là một trải nghiệm an tồn, thú vị và khó qn.

Cuộc thi “One and Only” (Chiến dịch Discover Thainess) (2015)

Tiếp nối thành công khi quảng bá về lối sống và văn hóa của người Thái. Năm 2015, Tổng cục Du lịch Thái Lan tiếp tục khởi động cuộc thi “One and Only” (Một lần và

Duy nhất) nhằm khám phá và đưa lại những trải nghiệm về tất cả những gì gọi là “Thainess”, nghĩa là những gì mang đậm chất Thái và chỉ có ở Thái Lan.

Tham gia cuộc thi, du khách sẽ được chọn 1 trong 5 hoạt động mang chủ đề “Discover Thainess”: Muay Thái, điệu nhảy truyền thống Thái, ẩm thực Thái, làm vòng hoa kiểu Thái và nói tiếng Thái. Video mẫu cho mỗi hoạt động sẽ được đăng tải lên trang web “Discover Thainess” để mọi người làm theo. Thái Lan khuyến khích những ứng viên tham gia nên là người đã biết sử dụng mạng xã hội một cách thường xuyên, có thể là Facebook, Twitter, Weibo hoặc Instagram… Dễ thấy cách thức rất hiện đại và thời thượng của chiến dịch khi kênh trọng tâm được sử dụng là kênh truyền thông kỹ thuật số. Du lịch Thái Lan hiểu rõ vai trị của truyền thơng kỹ thuật số trong sự thành bại của bất kì chiến dịch quảng bá nào. Mạng xã hội và những công cụ truyền thơng online khiến mức độ phủ sóng của chiến dịch cao hơn rất nhiều, tốc độ lan truyền của nó rất nhanh và lượng người quan tâm vơ cùng lớn. Mọi người háo hức chia sẻ những trải nghiệm của họ cũng chính là cách thức quảng bá vơ cùng hữu hiệu cho nền du lịch Thái, đặc biệt đối với những nét văn hóa đặc trưng – “Thainess”.

Định hướng phát triển của du lịch Thái Lan

Từ những thành công của những chiến dịch truyền thông phát triển du lịch, Thái Lan vừa thông qua chương trình du lịch 2015 với chủ đề “Khám phá Thái Lan” nhằm tăng cường phát triển ngành cơng nghiệp tiềm năng này. Chương trình được triển khai thêm trên 12 tỉnh, đồng thời cũng nhằm mục tiêu hướng đến 37 thị trường du lịch mới của Thái, đặc biệt là ở châu Âu, châu Mỹ, Trung Đông. Thái Lan hiện nay đang chú trọng xây dựng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần và điểm đến của những kì nghỉ trăng mật. Việc ASEAN trở thành một cộng đồng chung vào năm tới được đánh giá là tạo nhiều cơ hội cho Thái Lan trở thành điểm trung tâm kết nối toàn khu vực. Thái Lan cũng cho triển khai kế hoạch “ASEAN đến với Thái Lan”, trong đó tập trung xây dựng những điểm mua sắm và du lịch cuối tuần. Đây là một trong những kế hoạch nhằm tăng sự kết nối của Thái Lan với các nước ASEAN, đạt mục tiêu 8 triệu khách du lịch ASEAN trong năm tới.

Đối với châu Âu, châu Mỹ hay Trung Đông, Thái Lan đang triển khai giới thiệu thêm 12 tỉnh không thể bỏ qua trong các chuyến du lịch tại Thái Lan. Kế hoạch này chú trọng đến giới thiệu văn hóa, xã hội và con người Thái Lan. Tổng cục Du lịch Thái Lan dự tính sẽ đón thêm khoảng 7 triệu khách châu Âu năm 2015 với doanh thu khoảng 505 tỷ baht. Thái Lan cũng đặt mục tiêu sẽ đón khoảng 25 đến 27 triệu khách du lịch và đạt doanh thu khoảng 2200 tỷ baht (Khoảng 6.7 tỉ USD) năm 2015.

12. Liệt kê đặc sản của quê hương em...cách làm marketing...

Đặc sản quê em là kẹo Cu đơ. Ban đầu có tên là kẹo lạc (kẹo được làm từ mật mía và lạc) nhưng sau đó gọi theo tên người sáng chế ra nó là “cu Hai” – một người cha có hai thằng con trai. Khi phong trào Tây học nở rộ, những ông nghè ở đây

mới đổi từ “Hai” thành “Deux” (tiếng Pháp có nghĩa là hai, số 2). Từ đó có tên là Cu đơ.

Cách làm marketing: Giới thiệu thông qua những người địa phương, những người con xa quê mang cu đơ như một món quà.

13.Liệt kê 10 thương hiệu nổi tiếng nhất của thế giới.

Apple: Apple thiết kế và bán điện thoại di động, máy tính, cũng như các sản phẩm điện tử tiêu dùng khác. Trong năm 2019, Apple ra mắt nhiều dịch vụ mới như đọc báo trả tiền, stream video, nền tảng game và thẻ tín dụng riêng. Các dịch vụ mới này giúp hãng định vị mình “khơng phải là một thương hiệu thiết bị, mà là một hệ sinh thái cơng nghệ với nhiều thiết bị và dịch vụ có thương hiệu”. Giá trị thương hiệu: 234,241 tỷ USD

Google: Google là nhà cung cấp dịch vụ internet với nền tảng cơng cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Giá trị thương hiệu: 167,713 tỷ USD Amazon: Amazon hiện là công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu hàng đầu năm 2019 được công ty nghiên cứu thị trường tồn cầu Kantar cơng bố ngày 11/6, “đại gia” bán lẻ Amazon có giá trị thương hiệu đạt 315 tỷ USD.Giá trị thương hiệu: 125,263 tỷ USD

Microsoft: Microsoft phát triển, sản xuất, cấp phép phần mềm máy tính. Theo Quartz, sau đợt tăng trưởng cổ phiếu vào ngày 7/6/2019, giá trị vốn hoá thị trường của Microsoft tăng hơn 1.000 tỷ USD. Giá trị thương hiệu: 108,847 tỷ USD

Coca-Cola: Công ty Coca-Cola là nhà sản xuất và phân phối đồ uống được thành lập vào năm 1886. Thương hiệu này trở thành đồ uống có đường hiện diện khắp mọi nơi vào năm 1929. Giá trị thương hiệu: 63,365 tỷ USD

Samsung: Tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc là thương hiệu tồn cầu có giá trị thứ 6 trong năm nay. Giá trị thương hiệu: 61,098 tỷ USD

Toyota: Nhà sản xuất ơtơ Nhật Bản xếp ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu của Interbrand. Toyota cũng là thương hiệu ôtô giá trị nhất thế giới. Giá trị thương hiệu: 56,246 tỷ USD

Mercedes-Benz: Mercedes-Benz – công ty ôtô sang trọng có trụ sở tại Đức. Giá trị thương hiệu: 50,832 tỷ USD

McDonald’s: McDonald’s là một trong những công ty thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Giá trị thương hiệu: 45,362 tỷ USD

Disney Disney là tập đoàn đa phương tiện và giải trí có trụ sở tại Burbank,

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài tập LMS MARKETING căn bản giải thích công thức của philip kotler c c d c (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w