1.2. Vấn đề buôn bán người và bảo vệ quyền con người
1.2.1. Khái quát vấn đề buôn bán người và bảo vệ quyền con ngườ
trong pháp luật quốc tế
"QCN là những đảm bảo pháp lý tồn cầu có tác dụng bảo vệ các cá
nhân và nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người" [45, tr.34]. Bên cạnh đó, QCN cịn được định nghĩa khái quát là những quyền bẩm
sinh, vốn có của con người mà nếu khơng được hưởng thì chúng ta sẽ khơng thể sống như một con người. Ở Việt Nam:
Có nhiều định nghĩa về QCN do một số chuyên gia, cơ quan
nghiên cứu nêu ra, mặc dù có nhiều điểm khơng hồn tồn giống nhau, nhưng xét chung thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thoả thuận pháp lý quốc tế [26]. Bảo vệ QCN là bảo vệ nhân thân, các quyền và tự do cơ bản của con người. Trách nhiệm bảo vệ QCN thuộc về nhà nước bằng cách chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng cơ chế phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý sự vi phạm nhân quyền của các chủ thể vi phạm.
Như vậy, QCN và bảo vệ QCN là vấn đề được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm. QCN là sự kết tinh những giá trị cao đẹp trong nền văn hóa của nhân loại, được hình thành với sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp và cá nhân con người trên trái đất. Kể từ khi Liên Hợp Quốc được thành lập đến nay, QCN đã được quy định cụ thể trong hàng trăm văn
19
kiện pháp luật quốc tế, trở thành một hệ thống tiêu chuẩn pháp lý tồn cầu được mọi quốc gia tơn trọng và thực hiện.
Về khái quát vấn đề BBN và bảo vệ QCN trong pháp luật quốc tế. Nói đến vấn đề BBN đầu tiên phải đề cập đến vấn đề bn bán nơ lệ, tiếp đó là bn bán phụ nữ, trẻ em gái vì mục đích tình dục và sau cùng là BBN, được hiểu là buôn bán con người nói chung, cả nam giới và nữ giới. Trong quá trình vận động và phát triển hơn một thế kỷ gần đây, vấn đề bảo vệ QCN của những nạn nhân bị buôn bán luôn là mối quan tâm được đặt ra đối với các nước và cộng đồng quốc tế. Cụ thể là:
Về bảo vệ QCN của những người nô lệ:Trước thế kỷ XIX, nô lệ da
đen ở các nước đại lục châu Âu ln bị rơi vào vị trí phụ thuộc về quyền lợi, họ bị coi là tài sản, công cụ lao động và thương phẩm trong nhà chủ. Cùng với sự phát triển của kinh tế, sự thông thương giao dịch trên biển và trên đất liền đã diễn ra việc mua bán, trao đổi nô lệ rất sôi động. Năm 1807, dưới sự vận động của nghị sĩ William Wilberforce, Anh là quốc gia đầu tiên xây dựng pháp luật chống lại chế độ nô lệ vào, họ đã thông qua một đạo luật đưa hành vi buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương là bất hợp pháp. Năm 1820, Hoa Kỳ quy định hành vi buôn bán nô lệ là một tội ác, sẽ bị trừng phạt bằng tử hình. Để tấn cơng có hiệu quả hơn các hoạt động BBN xuyên quốc gia, các nước đã ký kết Công ước về nô lệ ở Geneva, được Hội Quốc Liên thơng qua ngày
25/9/1926, có hiệu lực từ ngày 09/3/1927. Công ước này đã nêu rõ: "Buôn bán
nô lệ bao gồm mọi hành vi liên quan đến việc đoạt được, giành được hay chuyển nhượng một người với mục đích bắt họ làm nơ lệ..." [27, Điều 1]. "Các bên ký kết cam kết ngăn chặn và trấn áp việc bn bán nơ lệ dưới mọi hình thức" [27, Điều 2].
Ngày 23/10/1953, Đại hội Liên Hợp Quốc tiến hành sửa đổi Công ước về nô lệ và ngày 07/9/1956 ký kết Công ước bổ sung về xố bỏ chế độ nơ lệ,
20
buôn bán nô lệ, các thể chế và tập tục khác tương tự chế độ nô lệ ở Geneva. Công ước chỉ rõ:
Xét rằng, Tun ngơn tồn thế giới về QCN được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố như là chuẩn mực chung cần phải đạt được đối với mọi dân tộc và mọi quốc gia đã khẳng định không ai bị bắt làm nô lệ hay nơ dịch, và mọi hình thức nơ lệ hay bn bán nô lệ đều bị cấm. Các quốc gia thành viên công ước sẽ tiến hành mọi biện pháp lập pháp và các biện pháp cần thiết để xoá bỏ các thể chế, tập tục tương tự chế độ nô lệ [28, Điều 1].
Đến năm 1956, Hội nghị đại diện 48 quốc gia tại Giơnevơ đã thông qua Công ước bổ sung về loại trừ nạn buôn bán nô lệ và buôn bán sức lao động. Các quy phạm của công ước này đã xem những hành vi “đẩy người khác vào tình trạng nơ lệ hay vận chuyển nơ lệ… dụ dỗ người khác bán mình làm nơ lệ là các tội phạm quốc tế và sẽ bị xử lý hình sự”.
Về bảo vệ QCN của PNTE bị bn bán với mục đích tình dục: Cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hoạt động bn bán PNTE gái ra nước ngồi để lạm dụng tình dục ở một số nước phương Tây diễn ra rất mạnh, đặc biệt là ở những nước có dịch vụ du lịch ven biển phát triển. Từ đó, đã làm xuất hiện những đối tượng buôn bán PNTE gái để phục vụ cho nhu cầu tình dục của khách du lịch. Pháp luật quốc tế về chống bn bán PNTE với mục đích tình dục được bắt đầu với sự kiện năm 1901, Hội nghị quốc tế tổ chức tại Paris để thảo luận về vấn đề nô lệ da trắng. "Tháng 5/1904, 12 nước châu Âu gồm: Anh, Đức, Pháp, Ý... đã ký kết Công ước cấm buôn bán nô lệ da trắng tại
Paris" [19]. Công ước yêu cầu các nước ký kết tăng cường kiểm tra các bến
cảng, bến sông và các tuyến giao thông, thông tin cho nhau để triệt phá những vụ án bn bán phụ nữ ra nước ngồi để lạm dụng tình dục. Do cơng ước này khơng quy định rõ hành vi buôn bán phụ nữ ra nước ngồi để lạm dụng tình
21
dục là phạm tội, nên hiệu quả của cơng ước cịn hạn chế. "Để tăng cường hơn
nữa hoạt động chống buôn bán phụ nữ lạm dụng tình dục, đại diện 32 quốc
gia gồm: Brazil, Trung Quốc, Pháp, Anh, Đức, Ý, Nhật Bản... đã ký"Công ước cấm buôn bán phụ nữ mới ở Pari vào ngày 04/5/1910" [18]. Công ước
này đã nêu rõ hành vi bn bán phụ nữ lạm dụng tình dục là phạm tội và xếp tội danh này vào loại tội phạm quốc tế có thể dẫn độ.
Cùng với việc đấu tranh bảo vệ QCN và thừa nhận QCN là tự nhiên, vốn có, ngày 30/9/1921, đại biểu của 28 quốc gia gồm: Brazil, Trung Quốc, Đức, Ý, Nhật Bản... ký Công ước quốc tế về cấm buôn bán PNTE để mở rộng khái niệm cho hai công ước năm 1904 và năm 1910, đồng thời giải thích một ý nghĩa rộng hơn, thực thi cấm hoạt động bn bán phụ nữ, trẻ em mang tính tồn cầu. Trong đó, thuật ngữ “white slavery” (nơ lệ da trắng) được đổi thành
“traffic of women and children” (buôn bán PNTE)[20] để nhấn mạnh đến nạn
nhân chủ yếu là PNTE. Việc ký kết cơng ước này có ý nghĩa rất to lớn, nó trở thành điều luật bảo vệ PNTE toàn cầu. Người dưới 21 tuổi được coi là người vị thành niên, những trẻ em bị buôn bán không phân biệt là trai hay gái, đều là đối tượng được bảo vệ của công ước này về mặt pháp luật. Vì vậy, có thể nói đây là một bước tiến lớn trong lịch sử PCBBN và bảo vệ QCN.
Để trừng phạt nghiêm khắc những hành vi buôn bán phụ nữ trưởng thành đến các nước khác để lạm dụng tình dục, một số nước đã ký kết cơng nước năm 1921 lại ký Công ước quốc tế về cấm buôn bán phụ nữ trưởng thành ở Geneva vào ngày 11/10/1933, Điều 1 của công ước đã chỉ rõ:
Cho dù là ai, để thỏa mãn tình dục của người khác mà giới thiệu, dụ dỗ phụ nữ trưởng thành hoặc thiếu nữ đến quốc gia khác làm việc đồi bại, dù được sự đồng ý của người đó cũng nên bị trừng phạt. Hành vi phạm tội chưa thành hoặc chuẩn bị phạm tội cũng nên bị trừng phạt [21].
22
giai đoạn này là Công ước cấm BBN và thủ tiêu ý đồ kinh doanh kiếm lợi bằng cách bắt người khác bán dâm, được phê chuẩn theo quyết nghị lần thứ
317 (IV) Đại hội Liên Hợp Quốc vào ngày 02/12/1949. Công ước này là văn
kiện quy phạm pháp luật mang tính tồn cầu, có sức ràng buộc pháp luật đối với các nước ký kết. Tuy nhiên, giống như các cơng ước trước đó, cơng ước này vẫn chỉ xử lý BBN với mục đích tình dục.
Ngày 19/3/1982, Cơng ước quốc tế về xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ được ký kết. Đây là Cơng ước có vai trị quan trọng nhằm đảm bảo cuộc sống thanh bình, hạnh phúc cho PNTE gái. Điều 6 Công ước yêu cầu: “Các nước tham gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp kể cả biện pháp pháp luật để loại bỏ mọi hình thức bn bán phụ nữ và bóc lột phụ nữ làm nghề mại dâm”.
Cùng với Tuyên ngôn về Quyền trẻ em năm 1959, ngày 20/02/1990 Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Điều 11 của Công ước yêu cầu “Các quốc gia thành viên tiến hành những biện pháp chống lại việc mang trẻ em ra nước ngoài bất hợp pháp và không đưa trở về”. Ngày 17/6/1999, Liên Hợp Quốc tiếp tục thông qua "Công ước về cấm và hành động
ngay để xố bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất" [25, tr.590].
Tháng 12/2000 Công ước của Liên Hợp Quốc về đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được Ủy ban Liên Hợp Quốc về phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự thơng qua. Đây là một văn kiện pháp lý mang tính bắt buộc đầu tiên của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực phòng chống tội phạm hình sự quốc tế nói chung và TPBBN nói riêng. Kèm theo Cơng ước có hai Nghị định thư, trong đó, Nghị định thư về phịng ngừa, trấn áp và trừng trị
BBN, đặc biệt là bn bán PNTE là văn bản pháp luật có ý nghĩa tiến bộ nhất
cả về mặt chính trị và pháp lý trong đấu tranh PCBBN. Nghị định thư đã xây dựng được các chính sách phịng ngừa với mục đích xúc tiến sự hợp tác giữa
23
các quốc gia thành viên và quy định nghĩa vụ của các quốc gia trong việc hình sự hố hành vi BBN và bảo vệ QCN.
Như vậy, vấn đề bảo vệ QCN của các nạn nhân bị buôn bán luôn là vấn đề đặt ra bức thiết trong các văn kiện của Liên Hợp Quốc. Vấn đề bảo vệ QCN của các nạn nhân bị buôn bán được hiểu trên hai phương diện, một là trừng trị không khoan nhượng đối với hành vi BBN để đẩy lùi loại tội phạm này, hai là bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng. Để việc bảo vệ QCN được thống nhất và bền vững, huy động được sức mạnh của tất cả các nước, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, cá nhân, tổ chức, các công ước luôn nhấn mạnh đến vấn đề hợp tác quốc tế dựa trên các chuẩn mực về QCN được quy định trong các văn kiện quốc tế về QCN đã được ký kết và thừa nhận như: Tuyên ngôn quốc tế về QCN, Công ước các quyền dân sự - chính trị, Cơng ước các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội... Điều đó cho thấy, vấn đề BBN và bảo vệ QCN ln có mối liên hệ nội tại và gắn kết.