Nội dung buôn bán người xâm phạm quyền con người

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

1.2. Vấn đề buôn bán người và bảo vệ quyền con người

1.2.2. Nội dung buôn bán người xâm phạm quyền con người

"BBN là một dạng của nô lệ thời hiện đại, sự vi phạm QCN này hình

thành một loại tội phạm xâm hại đến cá nhân và nhà nước" [43, tr.1]. Mặc dù

có những điểm tương đồng giữa các loại tội phạm nói chung với tội phạm BBN về tính nguy hiểm cho xã hội, nhưng với tội phạm BBN, hành vi phạm tội đã vượt ra ngồi giới hạn thơng thường, nó xâm phạm nghiêm trọng các quyền và tự do cơ bản của con người - là những quan hệ được Luật Nhân quyền quốc tế bảo vệ. Nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi cho rằng BBN xâm phạm nghiêm trọng QCN, thể hiện ở những nội dung sau:

Thứ nhất, BBN được xếp vào loại tội ác chống loài người, hậu quả để

lại rất nặng nề cho cá nhân, gia đình và xã hội, nạn nhân phải chịu những tổn thương tâm lý nghiêm trọng, bị tổn hại về kinh tế, sức khỏe, thậm chí cả tính mạng. "BBN khơng chỉ đem đến nỗi đau và bi kịch cho gia đình, bản thân nạn

24

nhân mà còn gây mất an ninh, ổn định xã hội" [22, tr.218]. Cộng đồng quốc

tế thừa nhận rộng rãi BBN xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, các quyền và tự do cơ bản của con người, quyết tâm hợp tác tiến hành nhiều biện pháp để loại bỏ loại tội phạm này trên phạm vi toàn thế giới.

Thứ hai, BBN vi phạm nghiêm trọng QCN, các quyền bị vi phạm được

ghi nhận trong "Tuyên ngơn tồn thế giới về QCN" [29, tr.48-54] bao gồm: Quyền sống, quyền tự do và an ninh cá nhân; Quyền không bị làm nô lệ hoặc nô dịch; Quyền không bị tra tấn, bị đối xử hay trừng phạt tàn tệ vô nhân đạo; Quyền được thừa nhận tư cách như một con người trước pháp luật; Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ; Quyền được bảo vệ khỏi những hành vi vi phạm QCN bằng những tòa án với những phương tiện pháp lý có hiệu lực; Quyền khơng bị bắt bớ, giam cầm hay đầy ải vô cớ; Quyền được luật pháp bảo vệ không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín, khơng bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân; Quyền tự do đi lại và cư trú, bao gồm quyền rời khỏi hoặc trở lại quốc gia của mình; Quyền tỵ nạn; Quyền có quốc tịch; Quyền tự do kết hơn và xây dựng gia đình; Quyền sở hữu tài sản riêng... "Phần lớn các quyền này được bảo vệ trực tiếp bằng Luật hình

sự quốc tế" [36, tr.25] - là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế ghi

nhận những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, đồng thời quy định hệ thống hình phạt và các chế định pháp lý có thể được áp dụng đối với những chủ thể vi phạm, cũng như tổng hợp những nguyên tắc xác định quyền và nghĩa vụ của các thành viên cộng đồng quốc tế, nghĩa vụ hợp tác của các quốc gia trong việc xử lý và phòng, chống các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ ba, BBN xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi nhân thân của con

người. Vì con người với tư cách là chủ thể của xã hội, sáng tạo ra của cải xã

25

được thực hiện, nạn nhân không những bị kẻ phạm tội giam giữ, giám sát làm mất đi quyền tự do nhân thân mà cịn bị coi là một loại hàng hố, bị người khác tùy ý sai khiến nơ dịch, rơi vào hồn cảnh bị đánh đập, tinh thần và thể chất bị tổn hại nghiêm trọng, thậm chí khơng giữ được tính mạng. Đồng thời, hành vi BBN cịn phá hoại nghiêm trọng hơn nhân thơng thường, quan hệ gia đình, làm đảo lộn trật tự xã hội, gây nên nỗi đau cùng cực đối với nạn nhân.

Thứ tư, BBN để lại hậu quả nặng nề không chỉ đối với bản thân và gia

đình nạn nhân mà cịn cả đối với nhà nước và xã hội. Hằng năm, nước ta đã phải bỏ ra nguồn kinh phí và nhân lực rất lớn để giải giải quyết nạn BBN với các hoạt động phòng ngừa, tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, áp dụng pháp luật, hợp tác quốc tế... Điều này làm ảnh hưởng đáng kể đến nguồn kinh phí chung sử dụng cho mục đích phát triển đất nước và xã hội.

Thứ năm, cấm BBN cũng là mục tiêu quốc tế tối thiểu các quốc gia

phải đạt được để bảo vệ nhân phẩm và đảm bảo QCN. Nhân phẩm đầy đủ khơng phải chỉ có nghĩa là khơng bị tra tấn, giam cầm mà cịn là no ấm và khơng phải đói khổ, được tự do đi bầu cử và được học hành, tự do ngôn luận và được chăm sóc sức khỏe. "Nó cịn có nghĩa là được hưởng tất cả các

quyền, không bị phân biệt đối xử, được hòa nhập và tham gia vào tiến trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước" [5].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)