Tác động đến xã hội và sức khỏe cộng đồng

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài báo cáo CUỐI kì môn NHẬP môn NGÀNH và kỹ NĂNG mềm tên đề tài BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 27 - 31)

PHẦN 1 : THỰC TRẠNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

f. Tác động đến xã hội và sức khỏe cộng đồng

đồng a) Tác động của biến đổi khí hậu đến xã hội:

Biến đổi khí hậu tác động đến lao động, việc làm theo hai xu hướng rõ rệt là:

+Biến đổi khí hậu làm cho việc làm trong nơng nghiệp trở nên bấp bênh hơn, rủi ro hơn và điều kiện làm việc tồi tệ hơn.

+ Biến đổi khí hậu làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm (ví dụ từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ), làm giảm thời gian làm việc, giảm thu nhập và làm tăng lượng lao động di cư của địa phương.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NHĨM: LAZY

Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (năm 2011) về tác động của biến đổi khí hậu đến việc làm của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006- 2010 cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm giảm tiềm năng tạo việc làm bình quân khoảng 0,22%/năm (tương đương với khoảng 1.400 việc làm mỗi năm bị mất đi).

Tác động của biến đổi khí hậu đến nghèo đói thường được thể hiện thơng qua tác động đến các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình có các sinh kế nhạy cảm với khí hậu như nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản,...Biến đổi khí hậu sẽ là trở ngại lớn đối với những nỗ lực giảm nghèo của quốc gia và từng người dân. Nghiên cứu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội (năm 2011) cho thấy, tại Sơn La, khi tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu giảm đi 1% thì tỷ lệ nghèo tăng thêm 0,51%; cịn ở Hà Tĩnh, khi tăng trưởng kinh tế giảm đi 1% thì tỷ lệ nghèo tăng thêm thêm 0,74%. Nhìn chung, biến đổi khí hậu sẽ kéo lùi những thành quả về phát triển và giảm nghèo, làm tăng số đối tượng phải được trợ giúp trong ngắn hạn và dài hạn.

Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích ứng và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ khơng khí tăng gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng.

a) Tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng:

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, thạch quyển bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu, gây tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi quốc gia và sự sống trên trái đất, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Biến đổi khí hậu và sự phát sinh, phát triển của dịch bệnh là một q trình có liên quan với nhau thơng qua nhiều cơ chế; thông thường sau thiên tai, môi trường bị xáo trộn lớn, nguồn nước bị ô nhiễm nặng và đây là một trong những nguyên nhân chính gây bùng phát các vụ dịch bệnh đường tiêu hóa và các bệnh khác lây lan theo nguồn nước bao gồm cả các bệnh của động vật, bệnh có ổ dịch tự nhiên, bệnh từ nơi khác đến. Mực nước biển dâng, gia tăng nhiệt độ môi trường, thay đổi lượng mưa…là các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của một số loài muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NHĨM: LAZY

HÌNH 1.7. TỶ LỆ MẮC CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2010-2014

Nhiệt độ cao cũng làm tăng nồng độ các chất ơ nhiễm trong khơng khí, do đó làm trầm trọng thêm bệnh hơ hấp, bệnh tim mạch. Trên thế giới, có khoảng 1.200.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ơ nhiễm khơng khí đơ thị. Đây có thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bệnh hen suyễn, làm ảnh hưởng đến khoảng 300.000.000 người trên trái đất hiện nay. Nếu nhiệt độ môi trường sống tiếp tục gia tăng thì dự kiến sẽ tăng gánh nặng này.

HÌNH 1.8. TỶ LỆ MẮC BỆNH ĐƯỜNG HƠ HẤP LIÊN QUAN ĐẾN Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ GIAI ĐOẠN 2010-2014 CỦA SỞ Y TẾ QUẢNG TRỊ(%)

Nhiều nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần đã cảnh báo rằng một trong những hệ quả quan trọng của biến đổi khí hậu là ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Các triệu chứng này sẽ được cảm nhận nhiều nhất bởi những người có sẵn biểu hiện bệnh tâm thần, nhưng đó cũng là khả năng gia tăng gánh nặng chung về chứng rối loạn tâm thần trên tồn thế giới.

Biến đổi khí hậu cũng làm thay đổi sinh vật truyền bệnh: biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến bệnh truyền qua nước, bệnh truyền qua côn trùng và qua các vật chủ trung gian khác như ốc sên hoặc loài động vật máu lạnh khác. Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy...Biến đổi khí hậu làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Biến đổi khí hậu là một trong những

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NHĨM: LAZY

nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả, viêm não Nhật Bản), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Nhiệt độ khơng khí tăng cao trực tiếp làm tăng tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch và hô hấp, đặc biệt ở người cao tuổi. Biến đổi khí hậu có khả năng kéo dài mùa của các sinh vật truyền bệnh quan trọng và thay đổi phạm vi địa lý của chúng. Ví dụ, biến đổi khí hậu có xu hướng làm mở rộng đáng kể diện tích lưu hành các bệnh schistosomiasis-ốc ở Trung Quốc. Sốt rét hay gần đây là bệnh Zica chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu. Truyền qua muỗi Anopheles, sốt rét giết chết gần 1.000.000 người mỗi năm - đặc biệt là ở châu Phi, chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.

HÌNH 1.9. CHU TRÌNH CỦA DỊCH SỐT RÉT

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU NHĨM: LAZY

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) bài báo cáo CUỐI kì môn NHẬP môn NGÀNH và kỹ NĂNG mềm tên đề tài BIẾN đổi KHÍ hậu (Trang 27 - 31)

w