4.1. Những tồn tại, hạn chế
Văn hóa Đình làng ở Việt Nam đã ra đời từ lâu, phát triển qua nhiều thời kì của lịch sử, nó tích tụ nhiều lớp trầm tích văn hóa khác nhau. Chính vì thế, văn hóa Đình làng khơng thể tránh khỏi những tồn tại, hạn chế.
Trong dịp hội làng, đó là hủ tục mê tín dị đoan: đốt nhiều vàng mã, xem bói, xóc thẻ, uống nước thánh, đội bát nhang, ... Ở một số nơi, hội làng được tổ chức không phải để tôn vinh các giá trị truyền thống mà để kinh doanh kiếm lời. Họ rào làng, bịt lối, bán vé vào cửa, bán vé vào lễ, gây phiền hà cho người đến lễ hội, trái ngược hẳn với tục mở rộng vịng tay đón bạn mười phương về chung vui của hội làng thời xưa. Các trò chơi trong hội làng khơng cịn là trị vui mà thay vào đó là trị để kiến chác, trục lợi, những “sịng bạc” mở ngay trước cửa Đình. Người tham gia rước hội thiếu ý thức trong bảo vệ môi trường, xả rác bừa bãi, có khi rác được rải từ điểm đầu đến điểm cuối của đoàn rước
Nếu ngày xưa, hội làng là dịp lớn để đồn tụ gia đình thì nay nó lại là dịp để hội họp, chè chén, nhậu nhẹt rồi sau chén rượu là cãi lộn, xích mích,.. gây mất trật tự trị an. Hội làng nay còn là dịp để các gia tộc, dòng họ, cá nhân khoe khoang, tranh dành hư danh, sĩ diện. Có làng cịn lập một danh sách tên, số tiền mà các cá nhân, dịng họ trong làng cơng đức theo trật tự từ lớn đến nhỏ, từ nhiều đến ít để dán trước cửa Đình trong ngày hội làng.
Ở một số nơi, những nét văn hóa trong Đình làng đang dần mất đi những giá trị truyền thống trong nó. Ví như chuyện hội vật làng Sình (Thừa Thiên Huế) khơng cịn diễn ra ở đình mà ở một sới vật khác cách xa Đình với lí do đáp ứng cho đơng đảo cơng chúng đén xem hơn. Nhưng theo ý kiến đánh giá của đông đảo các nhà nghiên cứu thì “việc này có thể dẫn đến việc hiện đại hóa một lối chơi dân gian như
đấu vật trở thành trị đánh bốc theo kiểu phương Tây có sân khấu, có khán đài chuyên nghiệp. Ở đây hiện đại hóa sới vật cổ và chuyển từ sân đình sang địa điểm thuận lợi hơn là sự đánh mất yếu tố truyền thống!” ( trích lời nhà nghiên cứu Triều
Nguyên, chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Thừa Thiên - Huế)
Đáng lo ngại hơn cả là việc bảo tồn những giá trị kiến trúc trong Đình làng. Hiện nay, nhiều mái Đình cổ trên khắp cả nước đang bị xuống cấp nghiêm trọng mà chưa được quan tâm tu bổ, có nguy cơ hư hỏng nặng thậm chí đổ sụp.
Đình Sen (Nghệ An) là một trong những ngơi Đình mang ý nghĩa to lớn về truyền thống văn hóa của địa phương. Di tích này cịn ghi lại tinh thần đấu tranh cách mạng anh dũng, kiên cường của nhân dân Nghệ Tĩnh. Qua nhiều lần di dời do hoàn cảnh chiến tranh nên mái ngói vây cũ đã thay bằng
ngói khác, những mảng tường của đình đã hằn vết rạn nứt và rêu bám phủ dày. Các văng kèo xà cột đang bị mối mọt ăn mòn dần, mùi ẩm mốc bay lên nồng nặc. Ngay cả tấm bằng cơng nhận di tích lịch sử văn hóa, nay cũng đã hoen ố cùng thời gian. Trong khn viên di tích, cỏ mọc đầy sân nhưng cũng chẳng có
người quét dọn. Khơng gian hoang vắng của ngơi Đình
Đình làng Hữu Lệ, thuộc thơn 4, xã Tào Sơn, huyện miền núi Anh Sơn, Nghệ An là một ngơi đình cổ được xây dựng cách ngày nay gần 300 năm. Đây là ngơi đình có kiến trúc khá độc đáo, ba gian hai chái, mái ngói âm dương, những hoa văn họa tiết, chạm khắc công phu, tinh tế, nổi tiếng trên địa bàn huyện.
Nhưng hiện nay, Đình đang bị bỏ hoang. Khn Đình có kiến trúc khá độc đáo
viên sân đình ngổn ngang, lởm chởm đất đá. Các vách tường bằng gỗ mục nát, xiêu vẹo. Mái đình bị hư hại rất nhiều, đặc biệt những cột chống bên trong đình đã bị hư hại nặng, đình đang có nguy cơ bị sập. Người dân lấy làm chỗ để xe máy, lấy đình làm chuồng ni nhốt trâu bị...
Nhưng lại bị lãng qn Ngồi ra cịn rất nhiều ngơi Đình khác có hồn cảnh tương tự như Đình Thơng Tây Hội – ngơi Đình hơn 300 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh; những ngơi Đình ở Thừa Thiên Huế (Đình làng An Cựu, đình làng Thế Lại Thượng, đình làng Phú Xuân, đình làng Dương Phẩm ...)
Cột Đình Thơng Tây Hội Đình làng An Cựu Vì, kèo Đình Dương Phẩm
Nếu nhiều ngơi Đình trong tình trạng xuống cấp trầm trọng mà khơng được tu bổ do thiếu kinh phí thì mặt khác một số ngơi Đình tốn kém khơng ít tiền sửa chữa kết quả lại khơng được như mong đợi.
Đình làng Lộc Điền ở Quảng Bình dược tiến hành tu bổ năm 2007 là một ví dụ. Trong quá trình tu bổ, người thực thi cơng việc đã đập bỏ, đào hết móng trụ biểu phía Tây - hiện vật gốc trường tồn qua thời
gian và cả chiến tranh. Người ta xây mới hai trụ biểu cho thật “hoành tráng” với ngơi đình mới nay mai sắp hồn thành! Ở đây, do thiếu sự đôn đốc của các cơ quan quản lí, thiếu hiểu biết về giá trị văn hố nên những người thi công đã xâm hại đến di sản ở chỗ: Hủy diệt phần hiện vật gốc duy nhất và quan trọng cịn sót lại của di sản văn hóa !
Trụ biểu chứng tích lịch sử đã bị đập . phá, ném xuống hồ.
Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Đình làng có rất nhiều giá trị. Xong những giá trị ấy chưa được khai thác có hiệu quả, thậm chí bị mai một, vùi dập. Công tác tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ Đình làng cũng chưa được đẩy mạnh. Việc thiếu ý thức, thiếu hiểu biết của người dân về bảo tồn và phát triển văn hóa Đình làng là một trong những ngun nhân chính khiến những ngơi Đình càng ngày càng đi vào quên lãng.