Trước hết là phải bài trừ những hủ tục lạc hậu cịn tồn tại trong văn hóa làng nói chung, văn hóa Đình làng cũng như trong ngày hội làng nói riêng. Cán bộ văn hóa các cấp các ngành có trách nhiệm tuyên truyền giáo giục người dân có lối sống lành mạnh, hiện đại, tiếp thu một cách có chọn lọc nền văn hóa của cha ơng.
Ban quản lí lễ hội cần phải thắt chặt cơng tác quản lí lễ hội, tránh để cho một số cá nhân, tổ chức lợi dụng lễ hội để thực hiện mưu đồ mục đích riêng. Cơng tác quản lí phải được tiến hành rành mạch. Mỗi lễ hội cần phải có mục tiêu, chủ đề rõ ràng: lễ hội nhằm tôn vinh ai, phát huy những giá trị gì của dân tộc, ... từ đó tiến hành công tác tuyên truyền rộng rãi tới mọi tầng lớp nhân dân. Những quy định về phần hội cũng phải cụ thể: cách thức thắp hương, nơi đốt vàng mã, ... Nghiêm cấm các hoạt động bn thần bán thánh, các trị chơi khơng lành mạnh đặc biệt là các trò đánh bạc trá hình ầm ĩ.
Đẩy mạnh cơng tác thanh tra kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức thu gom rác thải, phân luồng giao thơng, giữ gìn trật tự trị an.
Tất cả những quy định trên phải được phổ biến tới đông đảo quần chúng.
Lễ hội phải được tổ chức một cách khoa học hợp lí, gắn với thực tiễn của địa phương. Lễ hội truyền thống phải gắn với không gian cụ thể, không áp đặt một cách thô thiển, phải kết hợp giữa hiện đại và truyền thống mà không làm mất đi cái cốt lõi, bản sắc văn hóa dân tộc.
Đình làng là nơi lưu giữ những tinh hoa văn hóa của làng Việt truyền thống, nó là đại diện cho tình đồn kết, tính cộng đồng, cộng cảm của dân tộc. Do vậy, cần bảo tồn tôn tạo những ngơi Đình làng, trùng tu những ngơi Đình đang xuống cấp, xếp hạng những ngơi Đình là di tích lịch sử, văn hóa.
Tuy nhiên cơng tác trùng tu tơn tạo cũng địi hỏi sự nghiên cứu kĩ lưỡng, khơng nên chắp vá, làm mất đi vẻ đẹp vốn có của Đình làng, giữ cho Đình làng một khơng gian văn hóa kiến trúc đặc trưng của nó.
Cơng tác tu bổ Đình phải đáp ứng được các nhu cầu: Giải phóng, tước bỏ khỏi Đình tất cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu tới các mặt giá trị của nó; giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc; trên cơ sở khoa học đáng tin cậy khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị thiếu hụt, mất mát trong q trình tồn tại của ngơi Đình; trả lại cho nó hình dáng vốn có; làm cho nó có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác động của điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian. Cần thiết phải làm rõ sự khác biệt giữa xây dựng mới và sửa chữa Đình với cơng tác tu bổ và bảo quản Đình, để tránh làm tổn hại đến cảnh quan của ngơi Đình
Để làm tốt cơng tác bảo vệ, giữ gìn phát triển văn hóa Đình làng cần phải nâng cao ý thức của người dân đặc biệt là giới trẻ - những người tiếp xúc quá nhiều với nền văn minh hiện đại mà quên mất giá trị của văn hóa Đình làng truyền thống. Tổ chức nhiều cuộc thi, cuộc triển lãm liên quan đến Đình làng như: cuộc thi chụp
ảnh về mái Đình, triển lãm về nghệ thuật điêu khắc trong Đình làng, triển lãm ảnh về Đình làng. Cuộc triển lãm ảnh Đình làng Việt: một chút tìm về tâm thức được tổ chức tại Bảo tàng dân tộc học (đường Nguyễn Văn Huyên- Cầu Giấy – Hà Nội) tháng 1/2006 là một ví dụ. Ngồi ra chúng ta có thể tổ chức những cuộc thi tìm hiểu về văn hóa làng, khuyến khích sinh viên thực hiên các tiểu luận, các đề tài nghiên cứu về văn hóa, kiến trúc Đình làng, ngày hội làng, ... để giới trẻ có cái nhìn đúng đắn về việc bảo tồn tơn tạo những mái Đình làng Việt.