CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
2.2.2. Đánh giá chung về thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật về khoa
luật về khoa học và công nghệ
VBQPPL không chỉ là công cụ để triển khai đưa pháp luật vào đời sống thực tế, mà cịn là cơng cụ để tổ chức các hoạt động cụ thể của các cơ quan nhà nước. Từ khi Luật về ban hành VBQPPL được Quốc hội thơng qua và ban hành thì cơng tác ban hành VBQPPL về KH&CN nước ta đã có nhiều tiến bộ. Cụ thể là, các văn bản được ban hành ít sai về thẩm quyền, thể thức văn bản được bảo đảm, nhiều văn bản đã có tác động tích cực đối với đời sống xã hội. Đặc biệt, là vấn đề xác định tính hiệu lực của VBQPPL đã có nhiều thay đổi, đáp ứng với yêu cầu của tình hình phát triển ở nước ta hiện nay.
được nhiều kết quả quan trọng. Kết quả cụ thể như sau:
Mỗi năm, lượng văn bản bàn hành của Bộ KH&CN khá lớn, tuy nhiên tỷ lệ văn bản bị sai hoặc thiếu có xu hướng giảm dần, cho thấy công tác xây dựung
và ban hành VBQPPL ngày một chỉn chu, chất lượng hơn, tỷ lệ văn bản sai đã giảm rõ nét (từ 81 văn bản sai năm 2017 xuống còn 52 văn bản sai). (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tình hình ban hành văn bản và tổng số văn bản bị sai, thiếu tại Bộ Khoa học công nghệ
Đơn vị: Văn bản
Năm Tổng số văn bản ban hành Văn bản bị sai/thiếu
2017 307 81
2018 394 56
2019 210 52
(Nguồn: [40])
Trong đó, luật mới ban hành trong khoảng thời gian này là Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 06 năm 2017. Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017 gồm 6 Chương, 60 điều. Luật này quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ; thẩm định công nghệ dự án đầu tư; hợp đồng chuyển giao cơng nghệ; biện pháp khuyến khích chuyển giao cơng nghệ, phát triển thị trường KH&CN; quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ. Luật này thay thế cho Luật Chuyển giao cơng nghệ năm 2006, trong đó có các quy định mới về hợp đồng chuyển giao công nghệ, đối tượng chuyển giao cơng nghệ, quy trình thẩm đinh, đăng ký chuyển giao cơng nghệ… Sự ra đời của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 tạo môi trường pháp lý thuận lợi thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới cơng nghệ, thương mại hóa và ứng dụng các thành KH&CN hiện đại, góp phần nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia và doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, Bộ KH&CN đã phối hợp cùng các bộ, ngành xây dựng hàng nghìn TCVN, QCVN, qua đó củng cố thêm cho hệ thống tiêu chuẩn
quốc gia, quy chuẩn quốc gia. Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ KH&CN và các Bộ, ngành đã tổ chức xây dựng, cơng bố 4.485TCVN, trong đó, Bộ KH&CN xây dựng 2.632 TCVN, các Bộ, ngành khác xây dựng 1.853 TCVN. Có khoảng 2.905 TCVN (65%) hài hịa với tiêu chuẩn quốc tế, nâng tổng số TCVN trong hệ thống TCVN hài hòa với TCQT/TCKV đạt trên 45%.
Sang giai đoạn 2016-2020, Bộ KH&CN và các Bộ, ngành xây dựng, công bố 3.859 TCVN, trong đó, Bộ KH&CN xây dựng 2.360 TCVN; các Bộ ngành khác xây dựng 1.499 TCVN. Tính đến nay, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam có gần 13.000 TCVN, tỷ lệ hài hịa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực khoảng 60%, góp phần hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển kinh tế – xã hội trong nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến một số kết quả tiêu biểu như: Bộ TCVN 11041 về nông nghiệp hữu cơ; TCVN về sản phẩm dầu mỏ phục vụ lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải theo Quyết định 49/2011/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ; QCVN 1:2015 về xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học; các TCVN về hiệu suất năng lượng điều hịa nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặt, bóng đèn, động cơ điện, ơ tơ con dán nhãn năng lượng, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện và lựa chọn sản phẩm thân thiện môi trường; các TCVN về đô thị thông minh, lưới điện thông minh, sản xuất thông minh phục vụ Quyết định 950/QĐ-TTg ngày 01/08/2018 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030; các TCVN về quản lý môi trường…
Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ kiểm tra, kiểm soát, rà soát hệ thống VBQPPL tại Bộ KH&CN được tuân thủ theo Nghị định số 52/2015/NĐ-
CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 07/01/2019. Từ năm 2014 đến năm 2019, Bộ KH&CN đã phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức cập nhật VBQPPL vào cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật với gần 200 văn bản (gồm 35 Nghị định, 25 Quyết định, hơn 100 Thông tư). Đồng thời tiến hành rà sốt, cập nhật bổ sung tồn bộ các văn bản đang còn hiệu lực theo kết quả hệ thống hóa giai đoạn 2014-2020 vào cơ sở dữ liệu
quốc gia về pháp luật thuộc lĩnh vực KH&CN. (Nguồn: Tác giả tự thống kê từ cơ sở dữ liệu các VBQPPL thuộc lĩnh vực KH&CN).
Bảng 2.2. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật tự kiểm tra tại Bộ Khoa học và Công nghệ từ năm 2015 – 2019
ĐVT: văn bản
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Số lượng 35 45 57 55 65
Tổng cộng 257 văn bản
(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ)
Về công tác tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác xây dựng và ban hành VBQPPL tại Bộ KH&CN, trong năm 2019, Bộ KH&CN đã chỉ đạo Vụ Pháp chế tổ chức 01 Hội nghị tập huấn chuyên sâu về
công tác xây dựng, kiểm tra VBQPPL, do Báo cáo viên pháp luật của Vụ Pháp chế trực tiếp thực hiệncho các công chức, pháp chế các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ KH&CN.
Về kết quả tự kiểm tra, xử lý văn bản, từ năm tháng 01/2015 đến hết tháng 09/2019, Bộ KH&CN đã tự kiểm tra 257 VBQPPL do Bộ KH&CN ban hành.
Riêng năm 2019 đã phát hiện 12văn bảntrái pháp luật, trong đó có: 03 văn bản sai về thẩm quyền, nội dung; 09 văn bản có các dấu hiệu saivề thể thức và trình tự ban hành. Đã tiến hành xử lý 03/05 văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội
dung. Các văn bản cịn lại nhìn chung được ban hành đảm bảo đúng thẩm quyền, nội dung, hình thức theo quy định pháp luật [39]. Nhìn chung, những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật chưa gây ra hậu quả cụ thể, trực tiếp cho đối tượng chịu sự tác động của văn bản. Tuy nhiên, từ những sai sót được phát hiện thơng qua cơng tác tự kiểm tra và kiểm tratheo thẩm quyền, Bộ KH&CN đã chỉ đạo Vụ Pháp chế kịp thời thơng báo để cóbiện pháp khắc phục kịp thời, cũng như chỉ đạo cấp dưới xử lý,chấn chỉnh theo đúng quy định.
Trên cơ sở thông tin báo cáo tại Vụ Pháp chế - Bộ KH&CN, kết quả rà soát văn bản của Bộ KH&CN năm 2019như sau:
+ Tổng số văn bản phải rà soát: 80 văn bản.
+ Số văn bản đã được rà soát: 80 văn bản (đạt 100 % số văn bản phải rà
soát).
Cùng với việc rà soát thường xuyên và tổng rà soát theo kỳ, trong năm 2019, Bộ KH&CN đã chỉ đạo Vụ Pháp chế thực hiện 03 đợt rà soát VBQPPL thuộc lĩnh vực KH&CN.Sau khi rà sốt, Bộ KH&CN đã cơng bố danh sách các VBQPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm2019, cụ thể:
- Có 15 VBQPPL hết hiệu lực tồn bộ từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày
31/12/2019.
- Có 1 VBQPPL hết hiệu lực tồn bộ trước ngày 01/01/2019.
- Có 11 VBQPPL hết hiệu lực một phần từ ngày 01/01/2019 đến hết ngày
31/12/2019.
- Có 3 VBQPPL hết hiệu lực một phần trước ngày 01/01/2019.
- Khơng có văn bản nào ngưng hiệu lực toàn bộ, ngưng hiệu lực một phần. Thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN đãthực hiện hệ thống hóa VBQPPL từ năm 2015-2019, kết quả: tổng số văn bản được hệ thống hoá: 475 văn bản. Trong đó, có 164 văn bản hết hiệu lực tồn bộ, 311 văn bản cịn hiệu lực (bao gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần và văn bản cần xử lý qua rà soát).
Về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng và ban hành
VBQPPL tại Bộ KH&CN, công chức làm công tác kiểm tra văn bản tại Vụ Pháp chế đều được đào tạo về trình độ Tin học và 100% đạt chứng chỉ Tin học trình độ B trở lên. Đội ngũ cán bộ, công chức về cơ bản đều biết áp dụng công nghệ thông tin vào thực hiện công việc chuyên môn: tra cứu thông tin văn bản, trao đổi, xem xét, tham gia ý kiến dự thảo văn bản…Mặc dù phần lớn cán bộ, công chức làm công tác kiểm tra văn bản đã được đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ tin học văn phịng, sử dụng máy tính, máy in, internet… song vẫn cịn một số cán bộ, cơng chức đơi khi vẫn lúng túng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụ chun mơn do đó hiệu quả công việc đôi khi bị ảnh hưởng.
Hàng năm, ngân sách của Trung ương chi cho công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL được áp dụng theo Thông tư số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17
tháng 08 năm 2011 Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết tốn kinh phí bảo đảm cho cơng tác kiểm tra, xử lý, rà sốt, hệ thống hóa VBQPPL. Tuy nhiên, kinh phí chi cho kiểm tra, xử lý văn bản còn hết sức hạn chế. Cơ sở, vật chất, trang thiết bị làm việc của các đơn vị tại Bộ KH&CN tương đối đầy đủ và cơ bản đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Trong những năm qua,Bộ KH&CN đã quan tâm, chỉ đạo công tác xây dựng
và ban hành VBQPPL, thường xuyên rà soát văn bản để phát hiện những quy định
khơng cịn phù hợp với quy định của pháp luật để đảm bảo tính hợp lý, thống nhất của hệ thống VBQPPL thuộc lĩnh vực KH&CN.
Nhìn chung, VBQPPL do Bộ KH&CN ban hành đúng thẩm quyền, căn cứ pháp lý ban hành văn bản phù hợp với các quy định hiện hành và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên. Tạo điều kiện và định hướng phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn. Các văn bản ban hành có tính thực tiễn, khả thi, phù hợp với các đối tượng được điều chỉnh. Bộ KH&CN luôn đề cao cơng tác rà sốt, hệ thống hóa văn bản trong công tác điều hành, quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động.Tuy nhiên, cơng tác rà sốt VBQPPL cịn nhiều hạn chế, bất cập như: đội ngũ cán bộ cơng chức cịn thiếu, kiêm nhiệm và một số bộ phận có sự thay đổi về vị trí cơng tác.