Nhân loại đang đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, trước những biến đổi khơng ngừng vừa theo dịng chảy qui luật vừa đột biến bất thường. Con người trong tương lai phải là con người biết hành động một cách năng động và sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi và một khả năng tiếp cận giải quyết vấn đề mềm dẻo, linh hoạt. Nhà trường với phương pháp cổ truyền cùng với thời gian đã hồn thành sứ mạng lịch sử của nó, nhường chỗ cho sự xuất hiện một nhà trường mới với phương pháp đảm bảo cho ra đời một sản phẩm - đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thế kỷ XXI.
Nhà giáo chuyên gia về việc dạy học, là người tổ chức và hướng dẫn quá trình kết hợp cá nhân hơn xã hội hố việc học của người học. Người học tự kiểm tra tự đánh giá, tự điều chỉnh.
2.1. Là một giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy môn Ngữ văn bậc THCS, bộ môn cải cách theo chương trình SGK mới, tơi đã cố gắng tìm tịi, học hỏi và mạnh dạn thay đổi để đáp ứng yêu cầu mới.
Với vai trò và nhiệm vụ là người hướng dẫn tổ chức hoạt động học tập của học sinh, giáo viên phải là người có phẩm chất chuyên môn và tay nghề vững vàng, không ngừng học tập, đảm bảo, vững vàng các kiến thức khoa học cơ bản môn học.
- Nắm vững nội dung và kế hoạch dạy học chung của cấp học và môn học, luôn rèn kỹ năng dạy học. - Thường xuyên tiếp cận với đổi mới, nắm bắt xu thế phát triển chung xã hội.
* Cụ thể: phải rèn luyện các kỹ năng cơ bản: +
Kỹ năng lập và điều chỉnh kế hoạch dạy học. + Kỹ năng tổ chức các hoạt động dạy học. + Kỹ năng thiết kế bài học (soạn giáo án)
+ Kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật vào dạy học.
+ Kỹ năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt nội dung và phương pháp giáo dục cho từng đối tượng và thực tế vùng miền.
+ Kỹ năng thiết lập các mối liên hệ và quan hệ trong dạy học. + Kỹ năng kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh. - Phát triển các năng lực cơ bản:
+ Năng lực vận dụng
+ Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. + Năng lực sáng tạo.
- Hình thức tổ chức dạy học đồng loạt (cả lớp) là hình thức dạy học phổ biến phù hợp với kiểu dạy học văn và cơ sở vật chất của trường THCS hiện nay. Với hình thức này giáo viên dễ dàng điều hành lớp học, không tốn thời gian, phát huy được thế mạnh của mọi học sinh trong lớp.
- Hình thức dạy học theo nhóm là hoạt động học tập tích cực đã được nhiều giáo viên thực hiện thành cơng. Hoạt động nhóm là mơi trường thuận lợi để học sinh cùng nhau bàn bạc những vấn đề về nội dung ý nghĩa một văn bản, phân tích ngơn ngữ, phong cách nghệ thuật văn bản, là biện pháp tích cực, để khai thác những hướng khác nhau trong cảm nhận văn chương…
- Giáo viên có cơ hội phát hiện vốn sống, đặc điểm tâm lý và khả năng tiếp nhận văn học của từng cá nhân học sinh, qua đó mà hỗ trợ cho từng em theo cách riêng phù hợp.
- Nhìn chung với dạy học theo nhóm, giáo viên trở thành người hướng dẫn và tạo sự tương hỗ giữa học sinh với nhau, học sinh tự giác tiến hành các hoạt động chiếm lĩnh tri thức. ở hoạt động nhóm, phương pháp học tập hợp tác và phương pháp tự học đều được phát huy tốt. Mối quan hệ giữa các thành viên trong tập thể nhóm, lớp trở lên gần gũi, thân thiện. - Song với hai hình thức dạy học trên tơi cũng chú trọng tới kiểu dạy học ngoài lớp để bổ trợ kiến thức văn học của chương trình chính khố như:
+ Học các chun đề bổ trợ kiến thức cho mảng kiến thức còn mờ nhạt trong chương trình THCS như: Văn học sử, lý luận văn học, các vấn đề văn học lớn xuyên suốt từng chương, từng giai đoạn văn học.
+ Hướng dẫn và uốn nắn cách đọc và học thêm các tri thức văn học ngồi chương trình chính khố cho học sinh. + Tổ chức họat động ngoại khoá để tham gia, tìm hiểu các vấn đề thuộc về thực tiễn sáng tác, các vấn đề liên quan đến tác giả, tác phẩm như: (cuộc đời, quê hương, quá trình sáng tác…của một số tác giả) có trong chương trình văn học ở THCS. Tiến trình thực hiện một giờ văn theo phương pháp dạy học tích cực.
- Trước kia qui định thực hiện một giờ văn gị bó theo 5 bước lên lớp và đề cao việc dạy học của giáo viên. Tuỳ theo tinh thần đổi mới, giờ văn ngoài việc bảo đảm bằng khoa học về nội dung nghệ thuật, về các phương pháp sư phạm cũng cần khẳng định tính sáng tạo vì thế khơng thể có sự đồng nhất về nội dung và phương pháp cho tất cả các giờ văn. Điều cơ bản là mỗi giờ dạy học văn phải thực sự huy động được tiềm lực của giáo viên và học sinh, phải tạo được sự cộng hưởng cảm xúc giữa tác phẩm văn học với giáo viên và học sinh. Một giờ văn có thể thiếu hoặc thừa, có thể phá
cách nhưng đạt được những yêu cầu cơ bản trên còn hơn là đầy đủ các bước lên lớp mà khơng đọng lại ấn tượng gì ở học sinh.
- Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn giảng dạy, tơi xin trình bày cụ thể một giáo án soạn theo hướng đổi mới (công văn 5512) phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Ngày soạn: 1/3/2021
Tiết 93 NHÂN HÓA I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là phép tu từ nhân hóa và tác dụng của phép tu từ nhân hóa. - Các kiểu nhân hóa.
2. Phẩm chất: Ý thức sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, tạo cho lời nói và câu văn gợi hình, gợi cảm
3. Năng lực
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực chuyên biệt:Biết vận dụng kiến thức về nhân hóa vào việc đọc hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả. AI. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU