Cách thức tu học của Tăng, Ni, Phật tử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phật giáo tỉnh bến tre thế kỷ XVIII XIX (Trang 56)

Chương 2 PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XIX

2.3. Cách thức tu học của Tăng, Ni, Phật tử

2.3.1. Cách thức tu học của Tăng, Ni

có nhiều Tăng, Ni, Phật tử và tự viện, trong đó có khơng ít người là những nhà trí thức, cho đến bộ máy hành chính địa phương cũng được thiết lập, việc tìm hiểu về Phật giáo là việc khơng thể thiếu. Tuy nhiên, vùng đất Bến Tre lúc bấy giờ khơng có những cơ sở giảng dạy Phật pháp, vì thế những vị Tăng, Ni muốn học Phật pháp phải tìm đến những nơi có các vị cao Tăng thạc đức đang giảng dạy cho các đệ tử nương tựa (y chỉ) để được tu, học, cụ thể như: Hoà thượng Khánh Thơng, Hồ thượng Khánh Hoà đến học nơi Hoà thượng Minh Lương Chánh Tâm (Hải Lương) chùa Kim Cang, Thủ Thừa, Long An [10, tr. 175], hoặc những vị đã học những nơi khác được tín đồ Phật tử nghe danh tài đức thỉnh về trụ trì những ngơi chùa có sẵn, như: Hồ thượng Đạt Chánh Vạn An (Minh Định) chùa Phước Sơn, Mỏ Cày Nam ngày nay, xuất thân là học trị của Hồ thượng Liễu Khiêm Chí Thành (Minh

Khiêm Hoằng Ân) [51] ở chùa Giác Lâm; Hoà thượng Tâm Quang Thiện Niệm

chùa Viên Giác, thành phố Bến Tre xuất thân là học trò của Hòa thượng Nhất Bổn Thông Nam ở chùa Bửu Lâm, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang [72, tr. 573] ...

Về nội dung tu học tại các tự viện: Mỗi năm chư Tăng tổ chức tam nguyên

tứ quý (mùa Xuân rằm tháng 1 Thượng nguyên, mùa Hạ rằm tháng 4 Phật đản, mùa Thu rằm tháng 7 Trung nguyên, mùa Đông rằm tháng 10 Hạ nguyên) tổ chức chay đàn cầu an - cầu siêu tại chùa, dâng thức ăn - vàng mã cho các cô hồn

không nơi nương tựa và cúng tế thánh thần để người dân yên lòng trong cuộc

sống. Đối với những Tăng, Ni có khả năng hơn, ngồi những việc cúng cấp, cầu đảo trên cịn có thêm sử dụng thuốc men (thầy thuốc trị bệnh), phù chú (bùa ngải; thần chú Phật giáo) trừ ma bắt quỉ để giúp dân làng, họ cũng cầu nguyện sau khi chết được sinh đến chỗ an lành [50, tr. 61].

Mỗi tháng hai lần đến chùa lễ Phật, tụng kinh, sám hối vào ngày giữa tháng và ngày cuối tháng theo âm lịch.

Lịch sinh hoạt trong ngày:

04 giờ 00’ : Cúng Phật và tụng kinh khuya (Triêu thời khóa tụng); 08 giờ 00’ : Lao động (chấp tác);

10 giờ 00’ : Cúng Phật cơm trưa (cúng Ngọ); 14 giờ 00’ : Đọc sách (học giáo lý);

cho vong linh người đã khuất được thân nhân ký gửi vào chùa (thí thực);

19 giờ 00’ : Tụng kinh tối (Tịnh độ) để nhắc lại lời Phật dạy trong tu học và cầu nguyện quốc thới dân an;

20 giờ 00’ : Đọc, học kinh điển (học giáo lý); 21 giờ 00’ : Ngồi tĩnh tâm (toạ thiền);

22 giờ 00’ : Ngủ nghỉ (chỉ tịnh) [69].

Những kinh điển được đọc tụng là: Kinh Di Đà, Kinh Hồng Danh, Kinh Vu Lan, Mơng Sơn Thí Thực, Kinh Dược Sư, Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa; Những kinh điển được đọc học: Kinh Di giáo, Kinh Tứ thập nhị chương, Kinh Pháp cú, Kinh Kim Cang, Kinh Lăng nghiêm [16][17].

2.3.2. Cách thức tu học và hoạt động tiêu biểu của Phật tử

Năm 1901, tồn tỉnh có 216.816 người, trong đó có khoảng 9.800 người theo Cơng giáo và sống tập trung trong các xứ đạo còn lại đa số dân chúng theo Phật giáo, việc thờ cúng tổ tiên, chùa chiền, đền miếu đầy dẫy trong tỉnh [50, tr. 66]. Năm 1903 mỗi làng có một ngơi đình và làng nào giàu thì có thêm một ngơi chùa Phật [50, tr. 60]. Ngơi chùa nào khơng có trụ trì khơng có của riêng thì dân làng đóng góp nguồn lực để duy trì. Người giàu và khơng có người thừa tự thường dâng cúng ruộng đất, tiền bạc cho các chùa [50, tr. 60].

Đối với các bậc cao Tăng thì có thêm hướng dẫn Phật tử thọ Tam quy,

Ngũ giới, lạy Phật, tụng kinh, bố thí, cúng dường, ăn chay, niệm Phật, sống hiếu thảo với cha mẹ, hoà thuận với anh em, làm lành lánh dữ, giúp đỡ xóm làng, trung thành với những nhà lãnh đạo, nhẫn nại làm ăn. Điều này thấy rõ qua những kinh mộc bản cịn trùn lại tại chùa Hội Tơn. Kinh nhật tụng, kinh sách chữ Hán được in bằng mộc bản trên giấy dó lưu truyền ở các chùa.

Đầu thế kỷ XIX, không thấy sách sử ghi Tăng, Ni, Phật tử tham gia kháng chiến, có thể những cư dân nơi đây đã chán ngán chiến tranh, vì vậy họ chỉ muốn có được cuộc sống yên lành nơi vùng hoang vu hẻo lánh, nhưng cuối thế kỷ XIX về sau, với sức tàn phá, đàn áp, cướp bóc của chính qùn Pháp, giới Tăng, Ni, Phật tử và người dân không thể không tham gia kháng chiến, nên đã có những cuộc vận động tín đồ hỗ trợ, tham gia khởi nghĩa chống Pháp.

Tiểu kết Chương 2

Phật giáo tỉnh Bến Tre sau 100 năm hình thành và phát triển, Tăng, Ni, Phật tử, tự viện Phật giáo đã có một vị thế quan trọng trong lòng người dân, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của mọi tầng lớp xã hội, từ một ngôi chùa đơn sơ bằng cây lá đã tăng lên 47 ngơi, có những ngơi chùa xây dựng nguy nga tráng lệ. Số lượng Tăng, Ni tại địa phương và những nơi khác mến mộ sơng nước hữu tình đến tu học mỗi ngày thêm đông, từ vài vị tăng ở chùa Hội Tôn đã tăng lên 114 vị rải rác khắp tỉnh.

Về tông phái, vùng đất Bến Tre nói riêng, miền Nam nói chung trong 5 tơng Thiền chỉ có tơng Lâm Tế được truyền vào, với công đức to lớn đệ tử đệ tơn của Hịa thượng Nguyên Thiều - Siêu Bạch, 4 trong 10 Thiền phái Phật giáo Việt Nam đã vào đất Bến Tre đó là Thiền phái Long Trì, Long Tiêu, Tế Thượng và Gia Phổ. Mạnh mẽ nhất là Thiền phái Gia Phổ với cơng đức hoằng hóa của Hịa thượng như Tổ Trí Khánh Hưng trụ trì chùa Hội Tơn, đệ tử đệ tơn của Hịa thượng đã hoằng hóa rộng khắp các vùng lân cận như Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh cho đến Gia Định, Đồng Tháp. Bên cạnh đó phải kể đến Thiền phái Tế Thượng với cơng đức của các vị Hịa thượng thế hệ chữ Thanh như Thanh Long, Thanh Lương, Thanh Trương... bằng tầm nhìn chiến lược, chư vị Hòa thượng đã đào tạo thế hệ kế thừa đủ tài, đủ đức Hoằng truyền Phật pháp vùng đất mới mỗi ngày càng hưng thịnh.

Về mỹ thuật, quý Hòa thượng đã nêu ý tưởng cho thợ xây dựng những ngôi chùa đơn sơ thành những ngôi chùa nguy nga tráng lệ, từ cây dừa, cây sao,

cây mù u mềm, bở làm nên những pháp khí thờ cúng chạm trổ tinh vi, có giá trị

lâu dài hàng trăm năm. Đặc biệt những linh vị, bao lam, hoành phi, liễn đối ghi chú cẩn thận, đặt để vị trí thích hợp, là nguồn sử liệu quý giá cho những nhà nghiên cứu về Phật giáo. Những bộ kinh được dập bằng giấy dó trên bản gỗ, quý Hịa thượng giữ gìn cẩn thận là nguồn tri thức lưu truyền nhiều thế hệ học tập, những pháp quyển (Chánh pháp nhãn tạng) ghi chép đầy đủ từng thế hệ truyền

thừa để nghi nhận tông môn huynh đệ, cội nguồn của từng người mà có bổn phận trách nhiệm với tơng phong của mình.

Về việc thờ cúng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là vị Giáo chủ duy nhất của Phật giáo, luôn được tôn trọng bậc nhất trong chùa, kế đến là các vị trụ trì, những người có cơng lớn đối với đạo cũng được tơn thờ xứng đáng. Bên cạnh sự tơn thờ tối thượng cịn có tơn thờ các vị Phật, Bồ tát được người dân ngưỡng vọng ban ơn giáng phước như Phật Dược Sư trừ tai giải bệnh, Phật Di Đà tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc, Bồ tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn, Bồ tát Địa Tạng tiếp dẫn vong linh nơi Địa ngục, Tiêu Diện Đại sĩ quản lý thập loại cô hồn, Hộ Pháp Thần vương bảo vệ chùa chiền và những người tu học. Ngoài ra để Phật giáo khơng xung đột tín ngưỡng địa phương và ăn sâu vào lòng người, trong chùa còn lập miếu thờ cúng những thánh thần mà địa phương tơn thờ như Thành Hồng Bổn Cảnh, Thánh mẫu Liễu Hạnh, mẫu Thượng Ngàn, bà Thủy, bà Chúa Xứ, bà Ngũ Hành, Thổ Địa, Thần Tài...

Đối với đồng bào Phật tử, q Hịa thượng khơng chỉ hướng dẫn thờ cúng mà còn hướng dẫn thọ Tam quy, trì Ngũ giới, ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, hiếu thảo cha mẹ, hòa thuận anh em, giúp đỡ mọi người, học tập giáo lý nhà Phật trao dồi thân tâm để trở thành người tốt trong xã hội.

Cuối thế kỷ XIX, với sự phát triển lớn mạnh của Tăng, Ni, tự viện, nên tại mỗi chùa, mỗi thầy hướng dẫn đệ tử một cách riêng biệt theo hiểu biết cá nhân

mình nên đã phá vỡ tính liên kết tồn diện của Phật giáo. Bên cạnh đó là cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cộng thêm thâm ý của Chính qùn đơ hộ Pháp muốn dùng tư tưởng Công giáo thay thế Phật giáo và tín ngưỡng bản địa để thực hiện chính sách đơ hộ lâu dài làm cho những vị Tăng, Ni có ý thức bảo tồn Phật giáo, bảo tồn văn hóa dân tộc đã đứng lên hành động. Kết quả là Phật giáo tỉnh Bến Tre đã chuyển sang một thời kỳ lịch sử mới, đồng hành cùng dân tộc, đáp ứng được nhu cầu của thời đại.

Chương 3

ĐẶC THÙ, THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ VIỆC KHẮC PHỤC HẠN CHẾ, PHÁT HUY NHỮNG TÍCH CỰC

CỦA PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE TRONG THẾ KỶ XVIII, XIX 3.1. Một số đặc thù

3.1.1. Đặc thù kiến trúc tự viện

Vùng đất Bến Tre khí hậu ẩm thấp vì vậy, loại gỗ khơng phải danh mộc không thể tồn tại lâu dài, những ngơi chùa cổ của Bến Tre hiện nay cịn giữ được không phải là những ngôi chùa xây dựng trong thế kỷ XVIII, XIX mà là tái thiết đầu thế kỷ XX, đó là chùa Viên Giác thành phố Bến Tre, chùa Gia Hưng huyện Mỏ Cày Bắc, chùa Huệ Quang huyện Giồng Trôm, chùa Long An, chùa Phước Sơn huyện Mỏ Cày Nam, chùa Tân Lâm huyện Bình Đại, chùa Thắng Quang huyện Ba Tri, chùa Phú Bửu huyện Thạnh Phú... mơ hình mái bát dần, sườn tứ trụ kết cấu bằng xuyên, xà, kèo, trính, hồnh, mộng, chốt, kết hợp chặt chẽ. Mái chùa lợp sng, những góc mái - đầu kèo gắn hoa văn hình rồng đơn giản tránh đọng nước sinh rêu. Phần điêu khắc trên cột, kèo, xuyên, xà, hoành phi, liễn đối... với nghệ thuật điêu khắc chủ yếu là những nét tạc thủ công bằng bào, cưa, đục của những nghệ nhân, thể hiện tay nghề và trình độ mỹ thuật cao. Đặc biệt, chùa Thắng Quang huyện Ba Tri, nghệ nhân đã chạm hoa văn, liễn đối trực tiếp lên cột, đường nét từng chi tiết đạt đến trình độ sắc xảo, tinh vi. Suốt thời gian 100 năm qua với sự tác động của khí hậu ẩm thấp, mưa bão, bom đạn chiến tranh những hoạ tiết hoa văn vẫn rõ ràng tươi sáng, ngôi chùa vẫn đứng hiên ngang cùng năm tháng.

3.1.2. Đặc thù truyền thừa tông phong pháp phái

Thế kỷ XVIII, XIX tại đất Bến Tre có 4 Thiền phái Lâm Tế truyền thừa. Phái thứ nhất là Thiền phái Long Trì của Thiền sư Tuyết Phong Tổ Định (Tổ Đức Phổ Trì, Bảo Tạng Phổ Trì: 1310-1387) chùa Thánh Ân, Tô Châu truyền theo bài kệ: “Tổ đạo giới định tông, phương Quảng chứng viên thông,

hạnh siêu minh thiệt tế, liễu đạt ngộ chơn không” [68, tr. 14] (Tông giới định của Tổ, rộng lớn chứng viên thông, hành hiểu hơn thực tế, đạt đến chỗ chơn không).

Phái thứ hai là Thiền phái Gia Phổ của Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân (Hoằng Giác Thông Thiên: 1596-1674) chùa Thiên Đồng, núi Thái Bạch, thành phố Ninh Ba, Chiết Giang truyền theo bài kệ “Đạo bổn nguyên thành Phật Tổ tiên, minh như (ư) hồng (kiểu) nhật (nhựt) lệ trung thiên, linh nguyên quảng

nhuận từ phong phổ, chiếu thế chơn đăng vạn cổ huyền” [68, tr. 21] (Gốc đạo trước thành Phật làm Tổ, như mặt trời ngày đẹp sáng soi, nguồn tâm thắm nhuần

làn gió mát, đèn pháp chân thật sáng muôn đời).

Phái thứ ba là Thiền phái Long Tiêu của Thiền sư Trí Bản Đột Không

(1381-1449) ở chùa Phổ Minh, núi Long Tiêu, Kiềm Dương truyền theo bài kệ

“Trí tuệ thanh tịnh, đạo đức viên minh, chân như tính hải, tịch chiếu phổ thơng, tâm nguyên quảng tục (thục), bổn giác xương long, năng nhân thánh quả, thường diễn khoan hoằng, duy truyền pháp ấn, chánh ngộ hội hy (dung), kiên trì giới định, vĩnh kế (kỷ) tổ tơng” [68, tr. 16] (Trí tuệ trong sáng, đạo đức tròn đầy, thật tánh như biển, toả khắp các nơi, nguồn tâm tiếp mở, gốc giác hưng thịnh, thánh

quả của Phật, mãi tiếp lan rộng, lưu truyền pháp ấn, được phần chứng đạo, giữ

vững giới hạnh, nối nghiệp Tổ tông) miền Bắc Việt Nam còn gọi là Thiền phái Lân Giác, Thiền phái Long Động.

Phái thứ tư là Thiền phái Tế Thượng của Hoà thượng Thiệt Diệu Liễu

Quán (1667-1742) chùa Thiền Tôn, núi Thiên Thai, Huế truyền theo bài kệ “Thiệt tế đại đạo, tánh hải thanh trừng, tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ

phong, giới định phước huệ, thể dụng viên thơng, vĩnh siêu trí quả, mật khế thành cơng, trùn trì diệu lý, diễn xướng chánh tông, hạnh giải tương ưng (ứng), đạt ngộ chơn không” [73, tr. 447] (Thực tế đạo lớn, lặng trong như

biển, nguồn tâm thấm khắp, gốc đức trong lành, giới định phước tuệ, thể dụng hồ nhau, quả trí khơng cùng, thành tựu trọn vẹn, giữ gìn lý mầu, truyền bá

chính tơng, hiểu hành tương xứng, đắc đạo chơn khơng).

Trong bốn Thiền phái trên có thể nói Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ là chủ

lưu, nếu bỏ 17 ngôi chùa chưa xác định được thuộc Thiền phái nào thì trong 30 ngơi cịn lại trong đó đã có 13 ngơi thuộc Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ chiếm 43,3 %; có nhiều tự viện nguy nga tráng lệ bậc nhất, Tăng, Ni tài đức lãnh đạo nổi danh bật nhất, nếu bỏ 20 vị trong 63 vị Tăng, Ni chưa xác định được theo hệ

phái nào, thì 26 vị cịn lại trong 43 vị thuộc chữ “tổ, tiên, minh, như, hồng” của Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ chiếm 60,4 %. Mỗi ngôi chùa đều làm linh vị bằng danh mộc ghi rõ phẩm trật, đời thứ, pháp danh, pháp hiệu từng vị Tăng, Ni xuất thân tại chùa. Rất nhiều chùa còn truyền Chánh pháp nhãn tạng (pháp quyển) giữ lệ truyền thừa theo Tông phong pháp phái.

Khảo sát 13 tờ Chánh pháp nhãn tạng trước năm 1975, cho thấy có 9 tờ nội dung giống nhau, gồm 4 phần: phần thứ nhất, ghi các đời truyền thừa từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam đến vị hiện tại; phần thứ hai, ghi nội dung tông chỉ, kinh điển căn bản của Tướng tông, Không tông/Định tông, Tánh tông; phần thứ ba, kệ tứ cú khoán thủ pháp huý pháp hiệu của người được truyền thừa; phần thứ tư, xác định thế thứ, pháp húy, pháp hiệu phú Pháp sư và đệ tử được truyền thừa, cuối cùng là ngày tháng năm lập văn bản. Ngồi ra cịn có các con dấu Tam bảo, tông phong, pháp húy, pháp hiệu phú Pháp sư ghi bằng chữ triện đóng lên các vị trí thích hợp. Riêng 2 tờ do Hồ thượng Minh Tịnh Bảo Thanh (1855-1914) đệ tử của Hoà thượng Tiên Thiện Từ Lâm (1780- 1859) chùa Bửu Lâm, Tiền Giang truyền cho đệ tử là Như Lý Minh Đạt (?-1895)

và Như Đắc Hoằng Tun (?-1900) chùa Liên Trì, Bến Tre nội dung có khác đó

là: Phần thứ nhất ghi tỉnh lược các đời trùn thừa; phần thứ hai, ngồi nội dung tơng chỉ tu hành còn ghi lại nguồn gốc truyền thừa của tơng phong; phần thứ ba,

kệ phóng pháp khơng phải tứ cú khốn thủ pháp huý pháp hiệu của người được truyền mà là một bài kệ nói đến đạo lý tu hành.

Điển hình: - Chánh pháp nhãn tạng của Hịa thượng Như Trí Khánh Hịa chùa Tuyên Linh, huyện Mỏ Cày Nam cấp cho Hoà thượng Hồng Ảnh Hậu Ngộ chùa Huệ Quang, huyện Giồng Trôm năm Kỷ Mùi (1919) theo Thiền phái Lâm Tế Gia Phổ: Nội dung văn bản cụ thể như sau:

CHÁNH PHÁP NHÃN TẠNG Thầy lập đạo Phật Thích Ca Mâu Ni

Truyền thừa đầu tiên tại Thiên Trúc

Thứ 1. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp Thứ 2. Tôn giả A Nan Đà

Thứ 4. Tôn giả Ưu Ba Cúc Đa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phật giáo tỉnh bến tre thế kỷ XVIII XIX (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)