Chương 2 PHẬT GIÁO TỈNH BẾN TRE THẾ KỶ XIX
3.2. Một số thành tựu nổi bật
3.2.1. Thành tựu về đời sống tu học và hoạt động tốt đạo, đẹp đời của Tăng, Ni, Phật tử
Về hoằng truyền đạo pháp: Sự xuất hiện của Hòa thượng Nguyên Phước (Minh Phước Tư Trung) ở chùa Bửu Lâm, chùa Sắc Tứ Linh Thứu và Hoà
thượng Minh Tịnh Bảo Thanh ở chùa Bửu Hưng (Đồng Tháp) đã thổi một luồng gió mới vào Phật giáo vùng đất Bến Tre thời bấy giờ.
Hoà thượng Minh Phước Tư Trung (?-1860-1902-?), đời thứ 38 thiền phái Lâm Tế, là đệ tử của Hòa thượng Tiên Thiện Từ Lâm (1780-1859) chùa Bửu Lâm (Tiền Giang). Hoà thượng trụ trì nhiều chùa, như: chùa Sắc Tứ Linh Thứu (Mỹ Tho), chùa Bửu Hưng (Đồng Tháp), khai sơn và trụ trì chùa Phước Hưng (chùa Hương ở thị xã Sa Đéc). Hoà thượng Minh Tịnh Bảo Thanh (1855-1914) họ Huỳnh, đời thứ 38 Thiền phái Lâm Tế. Đầu tiên Hoà thượng quy y và thế độ ở chùa Đức Lâm (Mỹ Tho), vừa là sư đệ vừa là đường đệ của Hòa thượng Minh Phước Tư Trung, sau đắc pháp với Hòa thượng Tiên Tâm Bửu Châu. Hoà thượng nổi tiếng là một cao Tăng học cao hiểu rộng, là Giáo thọ của Hoà thượng Thiên Trường và là trụ trì đời thứ 5 chùa Bửu Hưng từ 1884 đến khi viên tịch
(1914) [48, tr. 1010]. Hai vị Hoà thượng là bậc thạc đức cao tăng, được rất nhiều
chùa ở Bến Tre tơn thờ, chứng tỏ tài đức và sự hoằng hố của hai Hoà thượng rất sâu rộng, hàng đệ tử đệ tơn thờ cúng khắp tỉnh Bến Tre. Đó cũng chính là tấm gương thúc đẩy Tăng, Ni phấn đấu nhiều hơn trong tu tập, nghiên tầm giáo điển.
Người dân lập chùa: Từ sau khi vua Quang Trung đột ngột băng hà (1792) quân đội Tây Sơn liên tiếp thất trận, đến năm 1800 kinh thành Phú Xuân về tay Nguyễn Ánh, kết thúc thời đại Quang Trung. Sự trả thù khảm khốc của vua Gia Long đối với nghĩa quân Tây Sơn làm phát sinh một lực lượng lớn lưu dân từ miền Trung chạy vào miền Nam lánh nạn, ban đầu còn lẩn tránh, sau được những người đồng hương đi trước tận tình che chở rồi hòa nhập vào dân cư trên vùng đất mới. Tình hình đó đã đưa về đất Bến Tre
nhiều gia đình đủ các tầng lớp xã hội, có rất nhiều gia đình hết lịng mộ đạo. Họ hàng ngày đến chùa thắp hương lễ Phật, cầu nguyện gia đình được bình yên và cầu siêu cho những người thân đã xả thân vì nước. Nhưng đất Bến Tre sơng ngịi chằng chịt, việc đi lại vơ cùng khó khăn nhất là mùa nước nổi, dẫn đến nhu cầu xây dựng chùa rất lớn, vì thế trong giữa thế kỷ XIX đã có nhiều am bằng cây lá do tư nhân thành lập, đến cuối thế kỷ XIX những am cây lá biến thành những ngôi chùa rộng lớn, đất đai hàng trăm ngàn mét vuông. Qua khảo sát các tự viện trong tỉnh Bến Tre hiện nay cho thấy trong
khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIX đã tăng thêm 41 ngơi chùa.
Tín ngưỡng của người dân: Vùng đất Bến Tre trước năm 1870, dân cịn thưa thớt, khí hậu khắc nghiệt, nhiều thú dữ, bệnh tật, rủi ro, bất trắc... người dân có nhu cầu thờ Bồ tát Quán Thế Âm tụng kinh Phổ Môn để cầu tai qua nạn khỏi; thờ Bồ tát Địa Tạng tụng kinh Địa Tạng Bồ tát bổn nguyện để cầu những
người quá vãng được sinh về cõi lành; thờ Phật Dược Sư tụng kinh Dược Sư bổn
nguyện công đức để cầu tiêu tai giải bệnh; thờ Phật A Di Đà tụng kinh A Di Đà để cầu sau khi chết được sanh về cảnh giới an vui; thờ Bồ tát Hộ Pháp để bảo vệ chùa; thờ Bồ tát Tiêu Diện để thống lãnh thập loại cô hồn không nơi nương tựa; thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh để chỗ ăn chỗ ở được bình an; thờ Thổ địa Thần tài để cuộc sống được ấm no đầy đủ... vì vậy, đã làm cho Phật giáo Thiền tơng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và Tổ Đạt Ma thêm sắc màu mới mẻ, thu hút nhiều thành phần người dân tin tưởng cúng bái.
Cuối thế kỷ XIX, xã hội Bến Tre không ngừng phát triển, dân cư dần dần ổn dịnh, dân trí được mở mang, những khắc nghiệt của thiên nhiên dần bị đẩy lùi, nhiều thú dữ như cọp, beo, heo rừng, cá sấu... nhường bước trước trí lực của con người. Cây lúa, cây dừa, con tôm, con cá trở thành nguồn kinh tế thúc đẩy sự tiến hóa của tồn xã hội, đồng bào Phật tử trở nên giàu có, tư tưởng lập chùa, thờ Phật, tu nhân, tích đức cũng phát triển mạnh và có chiều hướng nghiên cứu giáo điển, tu tập theo Phật pháp nhiều hơn [9, tr. 27].
3.2.2. Thành tựu vềbảo tồn và phát triển nền văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc
Bến Tre là vùng đất giáp biển, sơng ngịi chằng chịt, khí hậu ẩm ướt, nước ngập mặn... nông nghiệp, thuỷ sản là ngành kinh tế chủ đạo. Thế kỷ XVIII -
XIX, người dân các nơi đến đây khai phá định cư phải chịu vơ vàn khó khăn, vì thế đã tạo nên con người Bến Tre có những ý nghĩ, nếp sống, hành động linh hoạt, phù hợp với phong thổ nơi đây để tồn tại và phát triển. Những suy nghĩ, hành động đó được bảo tồn trong những hiện vật lưu truyền cho đến hôm nay.
Về nếp nghĩ: “Trẻ vui nhà, già vui chùa”, ngôi chùa trở thành ngôi nhà chung của những người lớn tuổi, họ đôn đốc, khuyến tấn con cháu luôn phải tô bồi, xây đắp sao cho ngôi chùa luôn được khang trang tồn tại. Họ tổ chức lễ hội
theo kiểu người già, nhiều thế hệ quây quần bên nhau cúng kính, ăn uống, san sẻ những vui buồn, may rủi trong cuộc sống như một đại gia đình, ít khi bàn đến việc tu luyện, học tập kinh điển cao siêu. Vì thế, ở Bến Tre ranh giới giữa Tăng, Ni, Phật tử rất gần nhau và họ thích những điều huyền bí hơn là những điều triết lý trong kinh điển. Từ đó, trong Phật giáo đã nảy sinh một thành phần Tăng, Ni luyện bùa chú, làm việc huyền bí, cúng tế Thần linh. Nếp nghĩ này trở thành một định kiến tồn tại suốt chiều dài lịch sử từ khi mở đất cho đến ngày nay mà không một thế lực, một con người nào có thể thay đổi được. Ngôi chùa đã trở thành nét
văn hố của Bến Tre, dầu năm tháng có qua đi, bom đạn của chiến tranh, mưa bão của thiên nhiên, ... mái chùa vẫn hiền hồ tồn tại cùng năm tháng.
“Chng vẳng nơi nao nhớ lạ lùng, Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung, Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của tổ tông” [16].
Về hành động: Người dân tin tưởng vào ơn trên che chở, có quyền ban phước giáng hoạ, mọi lời nói, hành động đều có vai giác ghi chép, nếu người làm việc tốt “lợi mình lợi người” thì được ơn trên che chở, ban cho điều may mắn, nếu người làm việc xấu “lợi mình hại người” thì ơn trên trừng phạt, vì thế các thế hệ cha ơng răn dạy thế hệ con cháu phải làm điều tốt, hiếu thảo cha mẹ, hồ thuận anh em, gắn bó xóm làng, mọi người giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau, vì thế họ không ưa những thành phần dối trá, lường gạt, ích kỷ, ỷ qùn cậy thế. Việc ơng Thái Hữu Kiểm (Cả Kiểm: Ông già Ba Tri) địi lại sự cơng bằng dầu phải đi bộ tới Huế (khoảng 1.100 km) để kiện ông Cả Hạt cũng sẵn sàng chấp nhận. Những
hành động đó là một nét đẹp văn hố tồn tại mãi trong lịng mọi người, tạo nên
những kỳ tích trong xã hội Bến Tre.
Những đặc điểm trên cũng phù hợp với tinh thần tiến thủ, xa lìa điều ác của Phật giáo nên Phật giáo đã được mọi tầng lớp người dân ủng hộ, đời sống Tăng, Ni được người dân quý trọng giúp đỡ, tự viện được người dân xây cất bằng khả năng sẵn có của mình, nếu ngơi chùa nào được nhiều người dân giàu có ủng hộ thì xây dựng gỗ q rộng lớn, ngơi chùa nào ít người dân ủng hộ hoặc nghèo thì xây dựng chùa nhỏ, đơn sơ ... vì thế ở Bến Tre rất ít chùa cổ tuổi thọ
lâu dài, phần nhiều chùa tồn tại theo đời sống thăng trầm của người dân, người
dân cịn là ngơi chùa còn.
Tinh thần nhập thế: Quan điểm căn bản của Phật giáo đối với người xuất gia trước phải cứu mình, sau mới cứu người. Tuy nhiên quan điểm trên khi Phật
giáo Đại thừa phát triển đã thay đổi, thực hiện hạnh Bồ tát thì phải xả thân để cứu người dầu rằng mình chưa được cứu. Quan điểm này ở Bến Tre được thấy rất rõ trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Tăng, Ni là chiến sĩ Cách mạng, chùa là cơ sở Cách mạng... hình bóng chư Tăng, chư Ni rải rác khắp các mặt trận, khi thì cung cấp lương thực, khi thì vận động nhân dân tham gia khởi nghĩa, khi thì ni giấu cán bộ bị thương, khi thì chuyển thư liên lạc... những việc làm đó của Tăng, Ni là một nhân tố khiến Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, bén rễ sâu vào lòng dân tộc. Cuối thế kỷ XIX hình bóng Hịa thượng Ngun Phước (?-1860-1902-?) ở chùa Tiên Đài giao chùa cho đệ tử tham gia khởi nghĩa, Hòa thượng Quảng Giáo (?-1875), Hòa thượng Tâm Định (?-1908) chùa Hội Tơn, Hịa thượng Chơn Quang (1857-1902) chùa Lạc Thiện, Hòa thượng Từ
Quang (1831-1916) chùa Minh Đức, Hòa thượng Hoằng Tuyên (1867-1948)
chùa Liên Trì vận động người và lương thực phục vụ khởi nghĩa của Thủ khoa
Huân... là những tấm gương thầy tu - chiến sĩ sống động nhất [9, tr. 33].
Tinh thần này đậm nét hơn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ XX qua câu chuyện cứu 20 người của Hòa thượng Quảng Đạo (?-1952) trụ trì đời thứ 10 chùa Hội Tơn: “Tại Quới Thạnh Đông, Quới Hưng, Quới Lợi chúng bắt 20 người định đem đi xử bắn, nhưng tất cả may mắn có Đội Chỉ và nhà sư Quảng Đạo ở chùa Hội Tôn đứng ra bảo lãnh và được trả tự do...”, “Hơm đó Hịa thượng Quảng Đạo mặc áo cà sa, đầu đội mũ nâu, đứng cản đường bọn lính, Quản Tư từ phía sau lướt tới, hằn học hỏi: “Ơng muốn chết hả ?” Hòa thượng trả lời: “Con kiến, con mọt đều muốn sống, làm người không ai muốn chết, nhưng xin Ngài hãy bắn chết bần Tăng, chớ đừng giết oan những người dân vô tội...”.
Hắn bật cười hỏi: “Hịa thượng dám bảo lãnh cho họ khơng ?” Hòa thượng đáp: “Xin Ngài ban cho giấy bút”.
Hắn quay sang hỏi Đội Chỉ: “Mầy dám bảo lãnh cho họ không ?” Đội Chỉ trả lời: “Thưa ông Quản, tôi cũng xin bảo lãnh”.
Hắn hỏi vặn: “Tại sao ?”
Đội Chỉ đáp: “Tôi thấy họ đáng thương hơn đáng giết”.
Hắn bật cười thật to rồi ra lệnh thả tất cả 20 người bị bắt” [9, tr. 39].