Một số giải pháp để giải quyết vấn đề của chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội: Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng giai đoạn 20112015 (Trang 25 - 32)

1.3 .Mục tiêu của chính sách

5. Một số giải pháp để giải quyết vấn đề của chính sách

Khơng khó để nhận thấy chính phủ và các cơ quan thuộc trung ương rất quan tâm và để ý tới quyền lợi của trẻ em ở Việt Nam. Đặc biệt là trẻ em thuộc nhóm đối tượng yếu thế có hồn cảnh đặc biệt được nhận vào sự giúp đỡ của cộng đồng. Hay nói rộng ra hơn thì mối quan tâm này khơng chỉ nằm ở mỗi các phịng ban chính phủ quốc gia, hay các cơ quan tổ chức cụ thể mà còn là mối bận tâm chung của tất cả mọi người – những ai có dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em. Như đã phân tích ở bên trên đã có khơng ít các chính sách, dự án được đề ra nhằm hỗ trợ các em. Từ các thành phố trực thuộc trung ương đến các tỉnh thành đã thực hiện ở 948 xã thuộc 311 huyện

26

của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với các dự án hỗ trợ trẻ em. Nhưng cũng cần rất nhiều cơng sức, kinh phí, nhân lực, tính chun mơn khi thực hiện dự án và kĩ năng nghiệp vụ. Trước những yêu cầu đó, cần đến các giải pháp cải thiện “Dự án xây dựng và nhân rộng các mơ hình trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng trong giai đoạn 2011 – 2015” để giải quyết các vấn đề để nêu ở trên.

Đầu tiên, phải nhấn mạnh tới việc “tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra

của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”. Đây là điều kiện tiên quyết cần phải bắt tay

vào làm trước tiên vì các chính sách, pháp luật với những mục tiêu, kế hoạch là kim chỉ nam dẫn lối để các nhà hoạt động xã hội đi đúng hướng, giải quyết được đúng đường, đúng trường hợp khi thực hiện các dự án về trẻ em. Những người đứng đầu, lãnh đạo cần phải thức thời để đổi mới các chính sách cho phù hợp với thực tế đời sống. Sự phát triển của trẻ tốt đến đâu, sự phát triển của đất nước đó tốt bấy nhiêu. Trẻ em là minh chứng sống, là bản thể hồn hảo nhất để phơ bày sự phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội của đất nước đó. Khi mà các chính sách, phát luật bảo vệ trẻ em càng chặt chẽ thì những trẻ em cần đến trợ giúp của cộng đồng càng ít đi. Các tệ nạn sẽ giảm xuống một vòng tròn phát triển tích cực trong xã hội đang được hình thành. Bên cạnh đó cần bổ sung những quy định mang tính khuyến khích xã hội hố cơng tác chăm sóc trẻ em có hồn cảnh đặc biệt để phát huy vai trò và tận dụng các nguồn lực cua tồn xã hội trong chăm sóc trẻ em, Thực tế, nhiều tổ chức xã hội, nhiều cá nhân hảo tâm đ thực hiện công này rất hiệu quảm góp phần mang lại mái ấm cho trẻ.

Như có nhắc tới ở trên về các vấn đề của chính sách hiện nay vẫn cịn có nhiều hạn chế. Ở cả chính sách lẫn các vấn đề của trẻ. Đầu tiên cần phải nhắc đến việc trẻ em thuộc nhóm yếu thế chưa được nhân rộng và chưa được biết tới nhiều. Các em ấy – là các em trẻ không nơi nương tựa, lang thang, bỏ nhà ra đi,… Hẳn dù ít hay nhiều khi ta sống tại cách thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh cũng sẽ bắt gặp hình ảnh cơ cậu bé áo quần lấm len đi lang thang bên vệ đường hay ngồi một góc khuất nào đó trên phố. Đây và có thể là rất nhiều em bé, cần được hôc trợ nữa không chỉ các em là nạn nhân của bạo lực gia đình, xâm hại, mồ cơi. Chính những đứa trẻ này, trong góc

27

nhìn của cuộc sống chúng cảm nhận thế giới thật đáng sợ, cạm bẫy, đầy rủi ro. Các em lang thang dễ sa đoạ vào các tệ nạn xấu bởi những lời rủ rê có cánh của những kẻ lợi dụng các em làm cơng cụ kiếm tiền, các em có thể là món hàng cho việc bn bán trẻ em, nội tạng. Ngoài ra, bé gái có thể đưa vào nhà chứa, bé nam có thể phải lao ra đường ăn xin, bán vé xố. Đây là thực trạng đầy phổ biến vẫn luôn làm đau đầu cho các nhà lãnh đạo liên quan tới trẻ em tại Tp. HCM nói riêng và cả nước nói chung. Bởi thế nên, giải pháp đưa ra cần nhấn mạnh vào việc “Đưa mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở cấp trung ương và địa phương, cần tăng cường kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành

để thực hiện có hiệu quả cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em”. Sau khi có được các

chính sách, điều luật chặt chẽ, cơng tác bảo vệ trẻ em nói riêng cần tiếp tục được rà soát, sửa đổi, bổ sung để từng bước thực hiện bước đầu giải quyết khá tốt một số vấn đề về trẻ em, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ trẻ em trong tình hình mới; đã tập trung phịng ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, bị lạm dụng sức lao động, hoặc xử lý được một số vấn đề liên quan đến trẻ em gây bức xúc xã hội. Đây là công việc tối quan trọng trong trợ giúp trẻ em là nhóm yếu thế bởi chỉ đề ra mà không thực hiện sẽ ảnh hưởng nặng nề thêm các vấn đề xã hội. Tương lai đất nước phải gánh hậu quả và giải quyết tàn dư, chính điều đó sẽ làm cho kinh tế thụt lùi đi vài năm. Ngoài ra, cần phải phối hợp liên ngành như dân quân tự vệ, cơng an,.. bắt gặp hoặc chính người dân khuyến khích thơng báo về các trường hợp trẻ em lang thang cơ nhỡ, để chính quyền các cấp kịp thời hỗ trợ, các cán bộ khi tiếp nhận thơng tin triển khai nhanh chóng và duy trì phát triển hơn nữa về cơ sở dự liệu thông tin của trẻ em, đặc biệt là trẻ em lang thang.

Đây mới chỉ là riêng các khu vực được kể tới, còn cả nước ta với 63 tỉnh thành cịn có rất nhiều trường hợp của các em tệ hơn thế nhưng các cấp chính quyền khơng được biết tới để giúp đỡ các em. Vậy nên, cần phải “đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng về bảo vệ trẻ em trong toàn xã hội”. Truyền thông được thể hiện qua 3 kênh chính là truyền thơng trên

28

thơng cộng đồng. Mức độ phủ sóng thơng tin phát luật, các tổ chức nhận hỗ trợ trẻ được phổ cập rộng rãi đến tất cả mọi đối tượng, mọi ngành nghề. Thông qua công tác truyền thông, nhận thức của các cấp, các ngành, đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em, gia đình và tồn xã hội về trẻ em và tầm quan trọng thực hiện quyền trẻ em được nâng cao. Và các em nhỏ ngày nay rất nhiều em được sống trong thời khì cơng nghệ 4.0, việc tiếp nhận thơng tin từ rất sơm, chính các em cũng cần biết, hiểu để tự đấu tranh vì quyền lợi cơ bản của các em. Các trang truyền thông sẽ là nguồn hỗ trợ lớn cho các nhà chức trách, nhà hoạt động xã hội biết đến các em để thực hiện thông điệp “Không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau” Việc đánh vào hiệu ứng truyền thông sẽ tăng cường nhận thức, trách nhiệm của gia đinh, nhà trường và xã hội đối với cơng tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, xây dựng mơi trường sống an toàn, lành mạnh, tạo cơ hội cho mọi trẻ em trong đó ưu tiên nhóm trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận các dịch vụ, phúc lợi xã hội, các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ trẻ em ngay từ cộng đồng. Hoạt động truyền thông được tổ chức cho nhiều đối tượng với các hình thức đa dạng để góp phần nâng cao nhận thức, ý thức và sự cam kết trách nhiệm của các cấp, các ngành, đồng thời chuyển đổi hành vi tích cực trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Có rất nhiều các hội nhóm, các Page được lập ra với thông điệp vơ cùng nhân văn, đấy là ở đâu có khó khăn, ở đó có họ. Hay như chính đài truyền hình VTV, ở bản tin 24h có mục “Cặp lá yêu thương” nhờ có chương trình các em được giúp đỡ, có em được đến trường, có em được nhận những tấm lòng hảo tâm rât lớn bởi các nhà thiện nguyện trên cả nước, mức lan toả của dự án vô cùng lớn, khi kết thúc chương trình ít nhiều chúng ta cũng đều nghe câu “Nếu các bạn biết

ở đâu có những em nhỏ đang trong hồn cảnh khó khăn, hãy liên hệ với chúng tơi qua địa chỉ email của đài truyền hình Việt Nam để chúng tơi giúp đỡ”. Đây chính là cách

tiếp cận nhanh nhất, gây tiếng vang, đạt hiệu quả lớn nhất. Đối với các khu vực khó tiếp cận như biên giới, đảo xa đất liền, hay các nơi có điều kiện tiếp thu thơng tin kém, các chính sách về trẻ em chưa được hiểu rõ, biết tới ta cần phổ cập các kiến thức liên quan tới bảo vệ, quyền của trẻ cho người dân bằng việc tổ chức hoạt động tuyên truyền,.. qua các bạn tình nguyện viên. Đây là biện pháp trực tiếp nhất để tác động tới người dân đang thiếu điều kiện tiếp thu thơng tin. Ngồi ra, khơng chỉ là phổ biến qua truyền thơng mà có thể tổ chức các hoạt động vì quyền lợi trẻ em như hội thảo,

29

workshop,.. phù hợp với từng đối tượng sẽ tiếp cận nội dung. Các kiến thức về chính sách và quyền lợi của trẻ cần phải được nhân rộng và phổ cập đến từng nơi, từng nhà. Để ai ai cũng là cầu nối giúp đỡ các em đi lên từ nghịch cảnh.

Bên cạnh những em nhỏ ở khu vực đồng bằng, ta còn cần chú trọng tới em nhỏ tại vùng cao, nơi khó tiếp cận, ít thơng tin và nặng các phông tục tập quán riêng.Vậy nên, cần phải “Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính để thực hiện Chương trình; ưu tiên nguồn lực cho địa phương có nhiều trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hồn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn”.

Đối với trẻ em dân tộc thiểu số cần phải có các mơ hình khai thác riêng biệt bởi đây là những nơi có văn hố khác biệt tuỳ theo từng dân tộc, tuy ít được xuất hiện hay phổ biến nhưng ở đây các tình trạng của trẻ cũng nặng nề khơng kém, việc trẻ em là nạn nhân của buôn người qua biên giới, nạn nhân của các phong tục vùng núi vẫn rất nhiều, hay các em là con em của ngư dân xa đất liền, các em cũng là đối tượng cần được trợ giúp về rất nhiều mảng, nếu như các em vùng cao thiếu thốn 1 thì các em theo bố mẹ sinh sống và học tập tại các đảo hay quần đảo xa đất liền sẽ thiếu thốn gấp bội. Nếu chỉ sử dụng các nguồn kinh phí của nhà nước là không đủ, vậy nên cần phải kêu gọi tấm lịng hảo tâm của cơng dân cả nước trong việc hỗ trợ và trợ giúp các em. Bằng việc kêu gọi thông qua các nền tảng truyền thơng, hay buổi đấu giá nghệ thuật hay góp cơng góp sức và có thêm vơ vàn các giải pháp để kêu gọi kinh phí.

Cùng với đó, ta cần phải lan toả, tạo sự phổ biến vì có rất nhiều người có khả năng trợ giúp nhưng họ khơng biết tới các chương trình, dự án hay mong muốn nhận hỗ trợ. Ta gọi họ là những nhà hảo tâm tiềm năng, bên ngồi những cơng việc như đi trợ giúp cho hoàn cảnh kém may mắn, họ cũng có các cơng việc để duy trì cuộc sống lẫn các việc hoạt động xã hội, và các hoàn cảnh của các em không phải ai cũng chạm tới được nên ta là những nhân viên cơng tác xã hội cần tìm hiểu, kết nối nguồn lực, tạo mối quan hệ để họ - làm các công việc hỗ trợ kinh phí và ta thì triển khai dự án. Họ có thể là nghệ sĩ, doanh nhân hoặc họ chỉ là cơng dân bình thường, Có thể thây ta đã bắt gặp rất nhiều các nghệ sĩ khi nghe tin ai đó gặp hồn cảnh khơng may họ có xu hướng là những người tiên phong trợ giúp và chia sẻ điều đó trên các mạng xã hội để

30

lan toả cũng như tạo nên sự phổ biến giúp các em kém may mắn được nhận trợ giúp nhiều hơn.

Nói gì thì nói, các yếu tố đã nhắc đến ở trên là là yếu tố cần là giải pháp hữu hiệu nhưng ta vẫn phải tô điểm thêm về yếu tố đủ đấy là ”Đẩy mạnh công tác nghiên

cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Chủ động tham gia và đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế và khu vực về bảo vệ, chăm sóc trẻ em”.

Khơng chỉ vậy, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ đáp ứng việc thực hiện quyền trẻ em, ưu tiên hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em, lồng ghép và phối hợp giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội khác. Đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và kết hợp với kiêm nhiệm, bán chuyên nghiệp trong các đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội và một số tổ chức xã hội đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em có chất lượng và hiệu quả. Nghiên cứu, hình thành các mạng lưới, mơ hình cung cấp dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em có sự lồng ghép, phối hợp, chuyển tuyến đa ngành, đa cấp theo hình thức dịch vụ một cửa và gói dịch vụ, tiếp cận trẻ em, cha mẹ và người chăm sóc trẻ tại gia đình và cộng đồng. Cần phải có những đầu tàu, các lãnh đạo tương lai mang đầy đủ kiến thức, cái tâm và tầm nhìn thì sự hỗ trợ mới có thêm tính hiệu quả, các mơ hình được thực hiện trơn tru, bài bản được.

Ở bối cảnh xã hội hiện nay, ảnh hưởng của dịch Covid – 19 gây ảnh hưởng rất lớn tới an sinh xã hội, Việt Nam có hơn 2.500 em mồ cơi vì dịch tính đến ngày 10/11/2021. Về chế độ bảo trợ đối với trẻ em, chúng ta đã có quy định về chính sách đối với trẻ em trong các làng SOS. Đối với trẻ mồ cơi vì COVID-19, Bộ đã tham khảo mức hỗ trợ chung chăm sóc trẻ em mồ côi của các nước để xây dựng mức hỗ trợ. Theo đó, tại Việt Nam, những trẻ mồ cơi có người thân chăm sóc thì mức hỗ trợ cũng đạt 1,8 triệu đồng. Ngoài ra, trong đợt dịch lần này, nhiều nhà hảo tâm đã cùng chung tay để lo cho trẻ em. Phương châm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là vận động để các cháu đều có mái ấm gia đình, đều có người thân đỡ đầu,… Trường hợp xấu nhất mới tính đến phương án sau cùng là đưa các cháu vào các cơ sở bảo trợ xã hội. Và các em kể từ khi thuộc nhóm trẻ mồ cơi sẽ hưởng mọi hỗ trợ đã đề ra trong chính sách, các phương án của chính phủ. Nhưng các chính sách cần phải bổ sung

31

thêm về hỗ trợ tư vấn tâm lý cho các em, trước khi có dịch bệnh xuất hiện các em đều là những đứa trẻ bình thường, có bố mẹ ở bên, lo lắng quan tâm chăm sóc. Giờ đây,

Một phần của tài liệu Chính sách xã hội: Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng giai đoạn 20112015 (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)