7.1.1. Theo báo cáo đánh gía giữa kỳ thực hiện quyết định số 267/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 bới UBND tỉnh Tây Ninh.
34
Xem xét sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/12/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 -2015 như:
Quy định thống nhất nội dung và mức chi cụ thể của các mơ hình trong cả nước. Nâng một số định mức chi báo cáo viên cho các buổi nói chuyện chuyên đề, chi
hỗ trợ cho người trực tiếp tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em lên cho phù hợp tình hình hiện nay.
Đối với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã chủ động, tích cực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trong việc thực hiện Chương trình.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em tại các địa phương, báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 267/QĐ- TTg định kỳ hàng năm.
Bố trí mỗi huyện, thị xã có 01 cán bộ chuyên trách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bố trí kinh phí cho các hoạt động trẻ em tại địa phương.
Cần tập trung chỉ đạo đội ngũ cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ấp, khu phố phải tích cực trong cơng tác truyền thông, tư vấn và cập nhật biến động, thống kê số liệu trẻ em trên địa bàn phụ trách; Đa dạng các hoạt động truyền thông để đến tận người dân, từng gia đình nhất là các vùng nông thôn sâu, vùng biên giới; đặc biệt phải quản lý chặt chẽ số trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở cơ sở, đặc biệt là đội ngũ cộng tác viên ở ấp, khu phố.
7.1.2. Theo báo cáo đánh giá giữa kỳ chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015 gửi bởi Bộ Tư Pháp.
- Cơ chế hoạt động và chính sách hỗ trợ: Bộ Tư pháp cho rằng, để khắc phục, hạn chế một phần những khó khăn, vướng mắc, chúng ta cần có một cơ chế tài chính linh hoạt áp dụng cho các hoạt động này, tạo điều kiện để các cơ quan
35
hữu quan có cơ sở pháp lý chắc chắn về chi tiêu tài chính cho triển khai các hoạt động của mình.
- Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ trẻ em: Để tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong công tác bảo vệ trẻ em, chúng ta cần tiếp tục đảm bảo nguồn kinh phí phù hợp, tương xứng, cơ chế tài chính linh hoạt cho việc thực hiện các hoạt động bảo vệ trẻ em có chất lượng và hiệu quả; tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội cho công tác bảo vệ trẻ em.