Về vệ sinh phòng chống dịch bệnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quy định pháp luật việt nam về hoạt động nuôi chim yến từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 40 - 41)

Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIMY ẾN

2.1. Thực trạng về hoạt động nuôi chimy ến

2.1.2. Về vệ sinh phòng chống dịch bệnh

Vấn đề kiểm soát dịch bệnh đối với chim yến luôn được ưu tiên trong công tác quản lý nhà nước về vệ sinh phòng chống dịch bệnh đối với cơ sở ni chim yến để kiểm sốt hiệu quả những tiềm ẩn về nguy cơ gây mất an toàn sinh học, dịch bệnh cho động vật (nhất là chim Yến là loài động vật hoang dã) và con người. Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT có quy định về vệ sinh thú y và phịng chống dịch bệnh đối với cơ sở ni chim yến bao gồm những vấn đề sau đây:

- Về công tác vệ sinh thú y: “Cơ sở nuôi chim yến phi có trang phc bo h như quần áo, giày, ng, khẩu trang. Người làm việc và khách thăm quan phải mc trang phc bo h của cơ sở và ra tay bằng xà phòng trước khi vào và sau khi ra khi cơ sở nuôi chim yến. Nhà nuôi chim yến phi làm vsinh thường xuyên và thc hin các biện pháp tiêu độc, kh trùng định k ít nht 1 ln/tun. Không s dng cht kh trùng ảnh hưởng đến chất lượng t yến. Trong trường hp chng dch, thc hin v sinh tiêu độc kh trùng theo hướng dn của cơ quan thú y. Dụng c

phc v vic khai thác t yến phải được làm v sinh, kh trùng tiêu độc trước và sau khi s dng. Cht thi t vic nuôi chim yến phải được thu gom, tiêu độc, kh

trùng và x lý bng mt trong các bin pháp ủ, đốt, chôn lp hoặc phương pháp

khác nhằm đảm bảo an tồn trước khi đưa ra mơi trường”. - Về phòng chống dịch bệnh:

+ Cơ sở nuôi chim yến phải thường xuyên giám sát tình trạng sức khỏe của đàn chim yến. Nếu có hiện tượng chim chết bất thường, phải báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y để xử lý kịp thời;

+ Cơ sở nuôi chim yến phải được kiểm tra, giám sát và lấy mẫu xét nghiệm định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thú y có thẩm quyền;

+ Trong trường hợp có dịch bệnh: Cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam và hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền. Trong thời gian có dịch, tất cả tổ yến được khai thác từ những địa phương đã công bố dịch phải được xử lý theo hướng dẫn của cơ quan thú y có thẩm quyền trước khi tiêu thụ.

Ngoài ra, những quy định về vệ sinh phòng chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm được quy định trong Luật Chăn nuôi năm 2018, Luật Thú y năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng có thể được áp dụng khi cần thiết. Việc kiểm tra xử lý đối với các lỗi vi phạm về vệ sinh phòng chống dịch bệnh có thể được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam như:

- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm;

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường;

- Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.

Tuy nhiên, hiện nay các văn bản pháp luật Việt Nam chưa có quy định về các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể đối với từng nội dung quy định về vệ sinh thú y phòng chống dịch bệnh đối với chim yến để làm căn cứ ban hành quy định để quản lý. Do đó, việc kiểm tra về vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh trong hoạt động của nhà nuôi Yến của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện một cách cụ thể, thực chất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quy định pháp luật việt nam về hoạt động nuôi chim yến từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)