Xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quy định pháp luật việt nam về hoạt động nuôi chim yến từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 56 - 77)

Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NUÔI CHIMY ẾN

2.3. xuất các biện pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong quản lý

tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật Việt Nam đến quần chúng nhân dân. Nguyên nhân là do hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam quy định về nuôi chim yến chưa thật sự chặt chẽ và hoàn thiện; cơ quan, tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát, xử lý và giáo dục thiếu trách nhiệm trong việc, không nắm rõ được những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này; sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức còn chưa được quan tâm đúng mực và cịn nhiều hạn chế, thiếu sót. Do đó, trên một số địa bàn của tỉnh Ninh Thuận, vẫn xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về ni chim yến.

2.3. Đề xuất các biện pháp hồn thiện pháp luật Việt Nam trongquản lý hoạt động nuôi chim yến hoạt động nuôi chim yến

Để gia tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững nghề nuôi Yến tại Ninh Thuận trong giai đoạn hiện nay cần thiết phải có sự điều chỉnh quy hoạch thay thế quy hoạch theo Quyết định số 358/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận và những giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động nuôi yến. Tác giả đề xuất một số giải pháp như sau:

Th nht, Về hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động nuôi yến: Nuôi yến là nghề đặc thù, khác với chăn nuôi gia súc, gia cầm vì những đặc tính khác nhau của giống lồi và phương pháp chăn ni; do đó việc áp dụng tương tự quy định pháp luật Việt Nam trong hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm với hoạt động nuôi chim yến là chưa thật sự phù hợp. Bởi vì nhiều hoạt động khác trong lĩnh vực chăn nuôi được điều chỉnh bởi các luật khác như Luật Đầu tư năm 2014, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật An toàn thực phẩm năm 2010… Tuy nhiên, các luật này đưa ra các quy định chung để áp dụng cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Đặc biệt vấn đề bảo vệ mơi trường chưa có trong Pháp lệnh giống vật ni, trong khi hoạt động nuôi yến là ngành sản xuất có đem lại

giá trị kinh tế cao nhưng chưa được quy định riêng về xử lý chất thải, bảo vệ mơi trường, phịng chống dịch bệnh.

Hiện nay, Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT cũng đã sớm bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập cần phải bổ sung; Quy định của Thông tư chưa ở mức phổ quát buộc các ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm túc do đó vẫn cịn những cách tiếp cận khác nhau đối với Thông tư số 35/2013/TT-BNNPTNT.

Nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động nuôi chim yến như quy hoạch, đất đai, xây dựng, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, chế tài xử phạt vi phạm trong hoạt động nuôi chim yến chưa được quy định hoặc quy định chung chung khó thực hiện và nằm rải rác ở nhiều luật, nghị định của chính phủ, thơng tư của các bộ ngành do đó việc áp dụng để xử lý đối với các vấn đề tồn tại của hoạt động nuôi chim yến mỗi nơi mỗi khác.

Ngày 19/11/2018, Quốc hội thông qua Luật Chăn ni (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020), Điều 64 có quy định về quản lý ni chim yến; theo đó, tại khoản 4 Điều 64 giao “Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Vì vậy, Chính phủ phải sớm ban hành Nghị định để giải quyết vấn đề Luật giao và các tồn tại nêu trên. Đồng thời, Nghị định của Chính phủ phải ứng yêu cầu cải tiến, nâng cao và hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam về chăn nuôi đang bị lạc hậu, không đủ để điều chỉnh các hoạt động ni chim yến. Trong Nghị định chính phủ cần cụ thể hóa các nội dung sau đây:

+ Nuôi chim yến phải được xác định là “nghề” để tạo hành lang pháp lý để người nuôi chim yến an tâm đầu tư phát triển nuôi chim yến. Hiện nay, giá trị kinh tế từ nuôi chim yến đem lại rất cao, kỹ thuật ni yến của Việt Nam đã có bước phát triển dù rằng hầu hết đều tự phát. Khi Nghị định của Chính phủ quy định ni chim yến là “nghề”, tức là đã thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, kinh tế, mơi trường, an tồn vệ sinh thực phẩm,... tạo điều kiện phát triển hoạt động nuôi chim yến phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới của đất nước.

+ Phải đảm bảo quy định chi tiết các nội dung về môi trường, tiếng ồn, phòng ngừa dịch bệnh và an tồn thực phẩm đối với hoạt động ni chim yến trong vùng ni chim yến để q trình tổ chức triển khai thực hiện thuận lợi.

+ Nhà yến có được xem là chuồng trại chăn ni khơng? để có cơ sở xác định việc xây dựng tự phát nhà nuôi chim yến trên đất nông nghiệp là vi phạm quy định pháp luật Việt Nam về đất đai hay không để thống nhất xử lý.

+ Cần có quy định và chế tài để xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực quy hoạch ngành nghề bởi hiện nay việc người dân tự phát thực hiện các hành vi ngoài quy hoạch ngành nghề là khá phổ biến. Quy định này có thể được đưa vào một Nghị định riêng của chính phủ hoặc trong từng lĩnh vực riêng để có cơ sở xử lý ngăn ngừa các hành vi khác tái diễn.

+ Cần có quy định chi tiết về các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thu gom chất thải, xử lý chất thải, thời gian xử lý chất thải, cơ quan giám sát, thẩm quyền của công chức, viên chức giám sát…, (ví dụ để thu gom chất thải của chim yến mà tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sinh hoạt bình thường của chim yến, hạn chế mùi người lạ thì khi xây dựng nhà yến phải thiết kế việc thu gom chất thải tự động ra bên ngoài)…

+ Như đã đề cập ở trên nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động nuôi chim yến chưa được quy định một cách cụ thể, do đó Nghị định cần chi tiết và cụ thể các quy định và chế tài xử phạt trong lĩnh vực nhà yến nói chung.

Th hai, Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định chi tiết về hoạt động

nuôi chim yến để quy định về các nội dung: dẫn dụ, ấp nở, gây nuôi chim yến và khai thác tổ yến. Nghị định này cần giao trách nhiệm cho Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và các Bộ có liên quan xây dựng, ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về biện pháp kỹ thuật, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về nuôi chim yến. Vấn đề này là để đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vì hiện nay Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với quốc tế và đã tham gia nhiều Công ước, Hiệp định thương mại Quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Công ước quốc tế buôn bán các loại

động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), Công ước đa dạng sinh học (CBD); các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… Các doanh nghiệp trong nước đã nhập khẩu các giống vật nuôi cao sản, nguyên liệu mới, công nghệ tiên tiến, trao đổi thương mại diễn ra ngày càng sâu, rộng. Môi trường đầu tư, kinh doanh, hệ thống pháp luật Việt Nam, các thủ tục hành chính đang địi hỏi phải cải cách mạnh mẽ để phù hợp với thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ni chim yến.

Th ba, Chính phủ phải chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam để kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, bất cập, chồng chéo, trên cơ sở đó tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định hiện hành khơng cịn phù hợp với Luật chăn nuôi, các đạo luật mới và với thông lệ quốc tế. Trong đó cần chú trọng các quy định của luật: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Thú y năm 2015. Các thủ tục hành chính quy định rải rác ở các văn bản dưới luật khác nhau.

Th tư, Các cấp chính quyền phải xác định nghề ni chim yến là nghề có

khả năng mang lại thu nhập cao cho người nuôi yến và tạo ra công ăn việc làm, giải quyết lao động cho xã hội để có sự quan tâm đúng mức đối với sự phát triển của nghề nuôi yến tại Ninh Thuận.

- Phải có sự đầu tư cho cơng tác quy hoạch vùng ni chim yến và có chính sách hỗ trợ cho các hộ nuôi chim yến phát triển bền vững.

+ Về công tác quy hoạch vùng nuôi chim yến: căn cứ quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017, Luật chăn ni (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) và các văn bản hướng dẫn thi hành, HĐND tỉnh Ninh Thuận phải sớm ban hành Nghị quyết về quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh để UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành và địa phương làm căn cứ ban hành văn bản tổ chức triển khai thực hiện quản lý nhà

nước đối với phát triển nghề nuôi chim yến theo đúng quy hoạch. Công khai quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục pháp lý có liên quan cho các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển nghề nuôi chim yến tại tỉnh Ninh Thuận theo đúng quy hoạch. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình ni chim yến trên địa bàn theo đúng quy hoạch, để đảm bảo phát triển bền vững nghề nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Đồng thời kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp xây dựng nhà nuôi chim yến vi phạm quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định pháp luật Việt Nam.

+ Tỉnh Ninh Thuận phải có cơ chế, chính sách khuyến khích tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp và người được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển nghề nuôi chim yến.

Ngồi ra, tỉnh Ninh Thuận cần có những chính sách hỗ trợ khác như: hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật (nhất là về công tác giống, về kỹ thuật xây dựng nhà yến), phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật khai thác tổ yến, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ tổ yến và chính sách bảo hiểm khi gặp rủi ro do thiên tai, dịch bệnh.

- Quan tâm hỗ trợ về phát triển thị trường gắn với ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm từ tổ yến, tạo dựng thương hiệu yến sào riêng của tỉnh Ninh Thuận, nhằm nâng cao sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường; gắn kết các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm để định hướng hỗ trợ sản xuất, kinh doanh sản phẩm tổ yến nhằm tạo thành chuỗi liên kết làm tiền đề thúc đẩy tốc độ phát triển nhanh và hiệu quả ngành nghề nuôi chim yến tại Ninh Thuận.

- Tuy là nghề mang lại giá trị kinh tế cao nhưng do việc nuôi chim yến hiện nay phát triển tự phát khơng có sự định hướng từ nhà nước hoặc hiệp hội những người nuôi yến Ninh Thuận, chi phí đầu tư xây dựng nhà ni yến cao, việc áp dụng kỹ thuật mỗi nơi mỗi khác do đó sự rủi ro trong nghề nuôi chim yến là khá lớn (nhiều nhà yến không dẫn dụđược yến) vì vậy cần có sự kiểm sốt nghiêm đối với việc xây dựng nhà yến. Việc xây dựng phải trên cơ sở có sự tính tốn cụ thể từ cơ

quan quản lý nhà nước trên cơ sở tính tốn được số lượng đàn, cá thể chim yến, xác định chính xác vùng ni chim yến… Từ đó có đầu tư trọng điểm và kiểm sốt được số lượng nhà yến. Ngồi ra phải gắn trách nhiệm của công chức đối với việc để phát triển tự phát nhà ni chim yến ngồi quy hoạch (kỷ luật, cách chức, giáng chức…).

Th năm, Trong công tác quy hoạch vùng nuôi yến phải quan tâm đến các vấn đề sau đây:

+ Vùng nuôi yến: Phải có sự đánh giá một cách khách quan, khoa học thông qua việc khảo sát thực tiễn về những khu vực có khả năng chim yến về làm tổ dựa trên những tiêu chí như: nguồn thức ăn trong tự nhiên của chim yến, địa hình, khí hậu, tổng đàn yến, số lượng con ở từng khu vực cụ thể… để xác định được một cách chính xác vùng ni chim yến phù hợp từ đó làm cơ sở xây dựng quy hoạch lại vùng nuôi chim yến của tỉnh. Trong quy hoạch tuyệt đối tuân thủ quy định về nhà yến phải cách xa khu dân cư (tối thiểu 500 m).

+ Hình thành làng nghề nuôi chim yến và các cơ sở nuôi chim yến tập trung (gọi chung là làng nghề) để dễ dàng giải quyết tập trung các vấn đề về Vệ sinh an tồn thực phẩm, phịng chống dịch bệnh, định danh và kiểm soát chất lượng sản phẩm từ tổ yến, tạo điều kiện phát triển du lịch làng nghề trong đó bán các sản phẩm từ tổ yến, thu hút khách tham quan mơ hình ni yến từ khâu dẫn dụ đến khai thác thu hoạch và chế biến tổ yến…

+ Từng bước giải quyết những tồn tại phát sinh trong q trình ni yến, đặc biệt là ni yến trong khu dân cư. Nếu chăn nuôi ở làng nghề được ưu đãi những chính sách về thuế, vệ sinh mơi trường, sản phẩm tiêu thụ từ chính quyền thì ngồi việc thu hút được những người chăn nuôi mới sẽ dần thu hút được những người đang nuôi yến trong khu dân cư chuyển sang làng nghề.

+ Thực tiễn cho thấy mặc dù đã có quy định về thời gian và tần số phát âm thanh dẫn dụ chim yến tại “Khoản 5, Điều 6 Ngh định 123/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 ca Chính ph là khơng vượt q 70 dBA trong khong thi gian t 6h

gian t 21h đến 6h sáng hôm sau” tuy nhiên trong thực tiễn người nuôi yến vẫn

không thực hiện nghiêm quy định này. Và giả sử có thực hiện thì vẫn khơng thể giải quyết được tận gốc vấn đề là tiếng ồn từ âm thanh dẫn dụ yến phát ra thời điểm nào trong ngày và với tần số nào mà con người nghe được đều gây ra sự khó chịu cho những người sống xung quanh khu vực nhà nuôi chim yến khi phải nghe âm thanh đó từ năm này qua năm khác. Do đó ni yến tập trung tại làng nghề là giải pháp hữu hiệu nhất.

+ Đối với những nhà ni yến trong khu dân cư thì giải pháp đó là quy định về mặt thời gian (03 hoặc 05 năm) để di chuyển nhà yến đến làng nghề và phải thực hiện kiên quyết vấn đề này. Nội dung này cần được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam như Nghị định của chính phủ

+ Đến nay đa số các sản phẩm tiêu thụ từ tổ yến tại Ninh Thuận đều mới ở dạng thô (mới chỉ qua sơ chế làm sạch lơng và bụi bẩn) do đó lợi nhuận mang lại chưa thật sự cao và bền vững. Để nâng cao hiệu quả nhất thiết cần có chính sách đầu tư vào chế biến thực phẩm từ tổ yến như ẩm thực làng nghề yến32, ngoài ra một điều hết sức quan trọng nhưng chưa thấy cơ sở kinh doanh yến nào đề cập đến đó là hàm lượng các chất dinh dưỡng trong tổ yến tại Ninh Thuận như thế nào? định danh sản phẩm ra sao?33. Đây là một vấn đề rất quan trọng nếu muốn đưa thương hiệu yến Ninh Thuận lên một tầm cao mới vì thực tiễn có sản phẩm yến kém chất lượng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quy định pháp luật việt nam về hoạt động nuôi chim yến từ thực tiễn tại tỉnh ninh thuận (Trang 56 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)