Chương 2 NHẬN DIỆN CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC TẠI ĐỊA ĐIỂM VƯỜN HỒNG
2.1.4. Di tích móng thành
Đây là loại hình di tích rất đặc biệt đang và lần đầu tiên được phát hiện trong khu
di tích Hồng thành Thăng Long và đang được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn trong lần khai quật này.
Di tích móng thành được nhận diện bởi hệ thống cọc chôn ken dày và lớp thảm thực vật màu nâu đen cùng rất nhiều mảnh vật liệu kiến trúc thời Đại La xuất lộ tại hố
khai quật G03 - G04. Phạm vi di tích trong tọa độ Hồng thành Thăng Long từ X : - 85
23
khai quật. Bề mặt xuất lộ so với bề mặt hố sâu trung bình 3m, cao hơn mặt mực nước biển trung bình 5,8m.
Di tích được cấu tạo bởi các lớp vật liệu gia cố và hệ thống cọc đóng dày đặc, dường như được dùng xây dựng nhằm mục đích chống lún cho một phạm vi rộng trên nền đất yếu. Cấu tạo các lớp của di tích theo trật tự từ dưới lên như sau [2]:
Lớp đất sét màu xám và xám xanh nằm dưới cùng, có lẫn một số mảnh sành thơ và gốm men thời Đại La bị lẫn xuống. Phía dưới của lớp này rất thuần, hồn tồn khơng chứa di vật văn hóa, tuy nhiên các cọc gỗ được đóng sâu xuống đến lớp đất này. Đây được xác định làlớp sinh thổ của hố khai quật.
+ Lớp thảm thực vật: dày từ 5cm - 10cm, màu nâu đen, nằm trải dọc theo chiều bắc - nam và tiếp tục mở rộng về 2 phía Đơng và Tây, chỉ có một số đoạn nhỏ được rải đều theo chiều Đông - Tây. Đây là lớp thảm của các loại cây thân mềm được rải theo trật tự có mục đích làm nền, chống lún cho các lớp vật liệu bên trên.
+ Lớp đất sét màu nâu đỏ và nâu xám, nằm trên cùng, có chứa dày đặc mảnh gạch đỏ và xám của thời Đại La, phủ đè trực tiếp lên lớp thảm thực vật, phân bố dày đặc ở khu vực nửa phía Bắc và một phần nửa phía Nam. Tồn bộ gạch đều trong tình
trạng bị vỡ, dày trung bình 4,5cm - 6cm, trong đó có nhiều viên có in nổi chữ Hán “Giang Tây Quân” trong khung nổi hình chữ nhật trên mặt gạch và trang trí văn thừng. + Hệ thống cọc gỗ: Các cọc gỗ được đóng từ trên xuống, xuyên qua các lớp gia cố: lớp gạch, lớp thảm thực vật và xuống đến lớp đất xám xanh dưới cùng. Theo hiện trạng, trong phạm vi 462m2 (chiều Bắc - Nam: 21m, chiều Đông - Tây: 22m) của di tích có tổng
số 984 cọc gỗ được phát hiện. Các cọc gỗ được đóng gần hoặc liền kề nhau (khoảng cách trung bình giữa các cọc gỗ là 20cm. (Xem Ba 15-17; Bv 04)
Các cọc gỗ xuất lộ đều trong tình trạng bị mủn, màu nâu đen và nứt một phần thân. Phần đầu cọc bị mủn nát nhiều, có dạng gần hình chóp hoặc bằng, phần thân cọc mặt cắt dạng hình trịn, chân cọc được cắt vát nhọn hình tam giác và hình thang… Điều đặc biệt của các di tích cọc gỗ thời Đại La đó là các cọc gỗ được đóng liền hoặc gần nhau, khơng theo một trật tự nhất định ở khoảng giữa của phạm vi cọc gỗ. Tuy nhiên, ở khu vực rìa xung quanh (rìa cạnh phía Tây và phía Nam) của phạm vi cọc gỗ thì có từ 2 đến 3 hàng cọc được đóng thẳng hàng nhau theo chiều Đông - Tây và Bắc - Nam có thể nhằm cho
24
Kích thước cọc gỗ: Chiều dài (chiều cao) trung bình cọc gỗ từ 0,8m - 1,5m, một số cọc dài tới hơn 2m, đường kính trung bình từ 10cm - 20cm, chiều dài phần chân cọc cắt vát từ 20cm - 50cm.
Ngoài cọc gỗ như trên cịn phát hiện được 102 dấu tích của lỗ cọc với các lỗ trịn nhỏ, đường kính trung bình 10cm - 25cm. Các lỗ trịn này xuất lộ trên nền đất sét đắp nền kiến trúc thời Lý, với đặc điểm lớp đất nâu đen, dạng đất bùn, nhão, bên trong khơng có hiện vật. Ban đầu chúng tơi xác định đó là những dấu tích của lỗ cọc, tuy nhiên khi tiến hành đào cắt kiểm tra thì hồn tồn khơng có sự xuất hiện của cọc gỗ.
Đây là lần đầu tiên trong cuộc khai quật tìm được dấu tích các cọc gỗ được đóng với mật độ dày và liên tục như vậy. Do vậy để có cái nhìn tổng quan về các cọc gỗ từ đó tìm hiểu quy mơ, tính chất và chức năng cần phải tiếp tục nghiên cứu dựa trên các nguồn sử liệu và kết quả khai quật khảo cổ học.
25