Di tích kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ di tích kiến trúc tại địa điểm vườn hồng, 36 điện biên phủ, hà nội (Trang 34 - 36)

Chương 2 NHẬN DIỆN CÁC DI TÍCH KIẾN TRÚC TẠI ĐỊA ĐIỂM VƯỜN HỒNG

2.2. Di tích kiến trúc thời Đinh – Tiền Lê

Hiện nay, di tích móng cột thời Đinh - Tiền Lê mới chỉ xuất hiện 02 di tích và khơng có sự liên kết nhau về mặt bằng, phương hướng cũng như đặc điểm.

a) Di tích 12VH.G01.MT.197

Di tích xuất lộ trên mặt bằng lớp đào 9, khu vực góc Đơng Bắc hố khai quật G01, nằm tại vị trí phía dưới di tích cọc gỗ CO.196, phân bố trên phạm vi khoảng 1m2,

trong ô lưới tọa độ X-37,1, X -38,1; Y-263,4, Y -263,9, cao độ +5,398m đến +5,193m.

Di tích móng cột MT.197 xuất lộ có dạng hình chữ nhật, cịn khá rõ biên. Kết cấu

cịn lại của móng cột gồm 4 lớp sỏi đầm lẫn gạch ngói, lớp đất sét màu nâu hồng lẫn xám đen, lớp sỏi đầm lẫn gạch màu xám, lớp gỗ chia làm 2 lớp gồm 3 thanh gỗ, lớp trên là 1 thanh gỗ nằm theo hướng Bắc - Nam có dạng hình chữ nhật, kích thước chiều Bắc - Nam 104cm, chiều Đơng - Tây 51cm. Trong di tích gồm 3 thanh gỗ và các viên sỏi được đầm cùng tầng đất sét nâu hồng và nâu xám. Kích thước móng cột chiều Bắc

- Nam 104cm, chiều Đông - Tây 51cm. (Xem Ba 17a)

Địa tầng mặt cắt vách Đông (hướng Tây) của di tích MT.197 nằm trên tầng đất với 4 lớp:

Lớp 1: Lớp sỏi đầm lẫn gạch ngói, dày về phía Nam, dày 5cm - 10cm. Sỏi màu vàng, xanh đen, đen kích thước 3cm - 4cm, các viên sỏi nhỏ kích thước 0,5cm, tập trung nhiều ở phần phía Nam. Đất sét màu nâu hồng lẫn vàng đầm cùng sỏi.

Lớp 2: Lớp đất sét màu nâu hồng lẫn xám đen, dày theo chiều Bắc - Nam, dày 2cm - 5cm.

Lớp 3: Lớp sỏi đầm lẫn gạch màu xám, dày 13cm. Sỏi màu xanh đen, vàng, trắng, kích thước 3cm - 5cm.

Lớp 4: Lớp gỗ gồm 3 thanh gỗ, phía trên là 1 thanh gỗ nằm theo hướng Bắc -

Nam có dạng hình chữ nhật, kích thước 82cm x 18cm x 12cm. Thanh gỗ này có 2 lỗ mộng ở hai đầu: lỗ mộng thứ nhất cách mép Bắc 10cm, dạng hình gần vng, kích thước 7cm x 6,5cm, lỗ mộng thứ 2 cách mép Nam 12cm, dạng hình vng, kích thước 7cm x 7cm, khoảng cách giữa hai lỗ mộng là 49cm. Phía dưới là 2 thanh gỗ nằm theo hướng Đơng - Tây, tính từ Bắc xuống Nam thanh gỗ thứ nhất màu xám, dạng hình chữ nhật kích thước 72cm x 18cm x 10cm, thanh gỗ thứ hai màu nâu vàng, dạng hình chữ nhật, kích thước 80cm x 22cm x 8cm.

26

Di tích móng cột MT.197 nằm dưới lớp đất sét đầm của thời Lý. Đây là loại hình di tích móng cột của cơng trình kiến trúc nào đó. Căn cứ vào hiện trạng cịn thấy trên

hiện trường, di tích này có niên đại thuộc thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 9 - 10).

b) Di tích 12VH.G02.MT.311

Vị trí: Móng cột MT.311 phân bố trong ơ lưới tọa độ X -65,8, X -66,6; Y -262,8,

Y -263,3 phía Đơng Bắc hố khai quật G02.

Hiện trạng di tích: Di tích bị lớp gỗ đầm nền phía trên cắt phá, bề mặt trên khơng

cịn nguyên hiện trạng, độ sâu móng cột cịn lại một phần. Móng cột xem xét qua mặt cắt phíaTây có dạng hình chữ nhật, thắt nhỏ phần đáy.

Hình dáng: Di tích có dáng hình chữ nhật

Màu sắc: Đất trong móng cột có màu xãm nhạt lẫn nâu hồng.

Kết cấu: Móng cột được chia làm 2 phần, nhìn từ mặt cắt phía Tây của di tích. Phần trên của di tích là lớp đất được đầm với gạch ngói, phần này có độ sâu là 31cm. Gồm có 3 mảnh gạch đỏ, 1 mảnh gạch xám và 2 mảnh ngói xám, những mảnh gạch, ngói này có kích thước nhỏ, đã bị vỡ, nằm lẫn trong đất có màu nâu hồng lẫn xám nhạt. Phần phía Nam của móng cột là những mảnh sành nằm tập trung với mật độ khá dày, những mảnh sành này nhỏ, có xương gốm dày khoảng 1,5cm, bao gồm cả miệng, thân và đáy sành, nhưng chủ yếu là các mảnh thân sành. (Xem Ba 17b)

Phần dưới của móng cột bao gồm 2 đầu của 2 thanh gỗ, có độ dày 20cm, đầu 2 thanh gỗ này có dạng hình chữ nhật, nằm thẳng hàng và song song với nhau, cách nhau 24cm. Nhìn từ Bắc xuống Nam thì thanh gỗ thứ nhất có kích thước rộng (Bắc Nam) là 20cm, độ dày 14cm.Thanh thứ hai rộng 20 cm và dày 14cm. Hai đầu thanh gỗ này có kích thước tương đồng nhau.

Nhìn từ mặt cắt phía Đơng thì đầu cịn lại của thanh gỗ thứ 2 đã xuất lộ, có kích thước đo được là dài (Đơng Tây): 22cm; rộng (chưa xuất lộ hết): 7cm và độ dày là 14cm.

Kích thước: Theo chiều Bắc Nam: 93cm x kích thước đáy: 84cm x sâu: 50cm. Di tích móng cột MT.311 cũng như di tích móng cột MT.197 đều nằm dưới lớp

đất sét đầm của thời Lý. Đây là loại hình di tích móng cột của cơng trình kiến trúc nào đó. Căn cứ vào hiện trạng cịn thấy trên hiện trường, di tích này có niên đại thuộc thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ 9 - 10).

27

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ di tích kiến trúc tại địa điểm vườn hồng, 36 điện biên phủ, hà nội (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)