Thực tiễn giám sát quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân huyện Bố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giám sát quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 57 - 80)

2.2. Thực trạng giám sát quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân huyện

2.2.2. Thực tiễn giám sát quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân huyện Bố

huyện Bố Trạch từ 2016 đến nay

2.2.2.1. Xem xét các báo cáo của các cơ quan nhà nước tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân

Kỳ họp HĐND là hình thức hoạt động chủ yếu, là diễn đàn dân chủ để các đại biểu thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương. Theo quy định, mỗi năm HĐND cấp huyện tiến hành hai kỳ họp thường niên là kỳ họp giữa năm và kỳ họp cuối năm. Ngồi ra, tùy theo tình hình thực tiễn,

49

HĐND có thể tiến hành các kỳ họp bất thường hoặc kỳ họp chuyên đề để quyết định những vấn đề cần thiết phát sinh giữa hai kỳ họp.

Những báo cáo phải trình tại kỳ họp để HĐND huyện xem xét gồm: Báo cáo công tác của Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các báo cáo của UBND, báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện. Trong các báo cáo đó thì HĐND huyện đặc biệt quan tâm và tập trung xem xét các báo cáo của UBND, vì đây là cơ quan thực hiện cơng tác QLNN tồn diện trên hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội của huyện.

Hoạt động xem xét các báo cáo trình HĐND tại kỳ họp được xem là phương thức giám sát tổng thể nhất của HĐND. Đây là diễn đàn các đại biểu HĐND xem xét, thảo luận, đánh giá về kết quả thực hiện nhiệm vụ của các ngành, các đơn vị. Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thời gian triển khai thực hiện, tập thể HĐND sẽ quyết định các giải pháp phù hợp để tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian tiếp theo.

Từ đầu nhiệm kỳ 2016 đến nay, HĐND huyện đã tổ chức được 15 kỳ họp (trong đó có 10 kỳ họp thường lệ và 05 kỳ họp bất thường). Các kỳ họp HĐND huyện được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số.

Tại các kỳ họp thường lệ, HĐND huyện đã xem xét các báo cáo của UBND về tình hình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chính quyền; tình hình thực hiện cơng tác thu chi ngân sách, quyết toán ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản… xem xét, đánh giá việc giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và tình hình thi hành pháp luật tại địa phương; giám sát báo cáo hoạt động của Thường trực HĐND và các Ban

50

HĐND; giám sát kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân huyện và một số các báo cáo khác.

Theo quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan, trước các kỳ họp 45 ngày, Thường trực HĐND huyện đã chủ trì, phối hợp với UBND, các Ban của HĐND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và một số ngành liên quan của huyện tổ chức Hội nghị liên tịch để thống nhất chương trình, nội dung kỳ họp. Các văn bản trình tại kỳ họp được phân công chuẩn bị nghiêm túc. Số lượng các báo cáo trình tại các kỳ họp được HĐND huyện xem xét từng năm cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Số lượng các báo cáo trình tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện Bố Trạch

TT Cơ quan, đơn vị trình báo cáo Số lượng báo cáo/Năm

2016 2017 2018 2019 2020

1 Thường trực HĐND huyện 4 6 7 7 3

2 Các Ban HĐND huyện 5 8 9 10 4

3 Ủy ban nhân dân huyện 7 13 14 15 7

4 Ủy ban MTTQVN huyện 3 2 2 2 1

5 Viện Kiểm sát nhân dân huyện 2 2 2 2 1

6 Tòa án nhân dân huyện 2 2 2 2 1

7 Chi cục Thi hành án dân sự huyện 2 2 2 2 1

8 Các loại văn bản khác 5 8 7 9 4

Cộng 30 43 45 49 22

(Nguồn: Văn phịng HĐND và UBND huyện Bố Trạch)

Việc trình báo cáo tại kỳ họp cũng có những cải tiến tích cực. Tùy từng kỳ họp, HĐND xem xét để giảm bớt một số báo cáo khơng cần thiết phải trình bày tại kỳ họp. Đối với các báo cáo bắt buộc phải trình, HĐND yêu cầu các cơ quan chuẩn bị nghiêm túc, chất lượng để gửi trước cho đại biểu nghiên cứu, khi trình bày chỉ cần báo cáo tóm tắt những vấn đề chính, quan trọng và chủ yếu. Vì vậy thời gian trình báo cáo tại các kỳ họp đã được giảm đáng kể, dành được nhiều thời gian hơn cho hoạt động thảo luận, chất vấn tại kỳ họp.

51

Việc giám sát thơng qua các báo cáo trình tại kỳ họp đã được HĐND huyện quan tâm đúng mức, tập trung vào những lĩnh vực thuộc thẩm quyền, có trọng tâm, trọng điểm. Trên cơ sở các báo cáo trình tại kỳ họp, các đại biểu đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận sôi nổi về nội dung các báo cáo, trong đó tập trung làm rõ những vấn đề mà đại biểu quan tâm, đặc biệt là những vấn đề cịn tồn tại, hạn chế có tính chất lặp đi lặp lại từ các kỳ họp trước, yêu cầu cơ quan trình phải báo cáo làm rõ các nguyên nhân chậm khắc phục, từ đó xác định đúng các giải pháp để giải quyết vấn đề một cách triệt để.

2.2.2.2. Giám sát thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Hội đồng nhân dân và của cử tri

Chất vấn và trả lời chất vấn được xem là phương thức giám sát trực tiếp tại kỳ họp. Đây là diễn đàn dân chủ, thẳng thắn và thiết thực, vì vậy được nhiều đại biểu cũng như đông đảo cử tri quan tâm. Các đại biểu HĐND huyện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tham gia thảo luận sôi nổi, nêu ra nhiều vấn đề bức thiết của địa phương. Nội dung chất vấn khá phong phú, liên quan đến hoạt động QLNN về đất đai, khống sản, mơi sinh mơi trường; việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội; đầu tư xây dựng cơ bản; chính sách trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản...

Để buổi chất vấn có chất lượng, đạt hiệu quả cao, (Chủ tọa) người tổ chức điều hành chất vấn, người chất vấn và người trả lời chất vấn thường xuyên chú trọng các vấn đề như:

- Xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đơn vị cần chất vấn trong mỗi kỳ họp.

- Trao đổi thống nhất với Thường trực HĐND - UBND - Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tiếp nhận những ý kiến phản ánh của nhân dân và các đồn thể chính trị - xã hội; dự kiến nội dung,

52

đơn vị chất vấn và u cầu UBND huyện có trách nhiệm phân cơng đơn vị trực tiếp trả lời và đơn vị khác hỗ trợ trả lời khi cần thiết.

- Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp đều thực hiện theo các bước sau:

+ Xác định vấn đề, nhóm vấn đề cần tập trung; tiến hành lấy ý kiến đại biểu quyết định nội dung, đơn vị, thời gian chất vấn (có thể lấy ý kiến bằng phiếu do Thường trực HĐND đề xuất để đại biểu có thời gian tham khảo ý kiến và quyết định trực tiếp).

+ Điều hành linh hoạt, tăng cường đối thoại, đây là yếu tố quan trọng tạo sinh động nghị trường nhưng vẫn tập trung vào nội dung chính, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp khắc phục; khi cần thiết sẽ mời các ban ngành, đơn vị, lãnh đạo UBND huyện trả lời bổ sung hoặc làm rõ nội dung cần bàn.

+ Kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn, chủ tọa kỳ họp kết luận về: tổng số lượt đại biểu phát biểu, tổng số ý kiến, bao nhiêu nội dung được nêu ra tại kỳ họp; những nội dung đạt được và chưa đạt được trong phiên chất vấn, trả lời chất vấn. Đối với những trường hợp chưa thể trả lời ngay, chủ tọa kỳ họp sẽ yêu cầu các đơn vị có liên quan có văn bản trả lời sau khi kết thúc kỳ họp.

+ Để nâng cao trách nhiệm lãnh đạo của các đơn vị được chất vấn và là cơ sở để HĐND tham gia giám sát, Thường trực HĐND huyện khi cần thiết sẽ ban hành nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Nghị quyết đó nêu rõ lời hứa cần thực hiện, xác định nội dung trọng tâm, cần có biện pháp khắc phục và trách nhiệm báo cáo kết quả tại kỳ họp sau của người được chất vấn.

Kết thúc phiên chất vấn, chủ tọa kỳ họp đã có kết luận cụ thể từng vấn đề, giao trách nhiệm và quy định thời gian cho các ngành phải giải quyết. Chủ

53

tọa kỳ họp cũng giao trách nhiệm cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND giám sát chặt chẽ việc thực hiện để báo cáo HĐND theo quy định.

Nội dung các phiên chất vấn tại kỳ họp được truyền thanh trực tiếp và đưa tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện giúp cho cử tri theo dõi sát diễn biến của kỳ họp, qua đó làm căn cứ giám sát, đánh giá năng lực hoạt động của các đại biểu.

Như vậy, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn là hình thức giám sát quan trọng của HĐND. Vì vậy trước mỗi kỳ họp, chủ tọa kỳ họp xem xét các nội dung của các báo cáo trình tại kỳ họp để thống nhất các nội dung cần đưa ra chất vấn, yêu cầu các cơ quan có trách nhiệm phải giải trình và làm rõ hơn những vấn đề cử tri quan tâm. Trên cơ sở các nội dung cần trao đổi, chất vấn tại kỳ họp, Thường trực HĐND có văn bản gửi các Tổ đại biểu HĐND xem xét, lựa chọn nội dung cần thiết để chất vấn tại kỳ họp. Và để có sự chuẩn bị tốt nhất, các đại biểu HĐND đều được gửi trước phiếu đăng ký tham gia chất vấn để các đại biểu đăng ký phát biểu, tạo sự chủ động trong công tác điều hành phiên họp chất vấn của chủ tọa kỳ họp.

Thông thường, tại mỗi kỳ họp của HĐND có khoảng 3 đến 5 lượt đại biểu tham gia chất vấn. Mỗi đại biểu có thể chất vấn nhiều lần với nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động chất vấn vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục. Đó là một số ngành chun mơn vẫn chưa thấy hết trách nhiệm của ngành mình, chưa nắm chắc nội dung chất vấn nên trả lời còn loanh quanh. Thậm chí một số ngành cịn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm hoặc xin phép được trả lời bằng văn bản sau kỳ họp. Số đại biểu tham gia chất vấn cịn ít, chỉ tập trung vào một số đại biểu “chuyên nghiệp”, chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn chưa cao. Câu hỏi chất vấn cịn chưa sâu, có khi chỉ mang tính chất nắm bắt thông tin hơn là xem xét trách nhiệm đối với cơ quan quản lý. Vấn đề này được xác định do tâm lý nể nang, ngại va chạm của một số đại

54

biểu; một số khác do thiếu thông tin, thiếu nghiên cứu vấn đề nên thiếu tự tin để chất vấn. Các văn bản trả lời chất vấn của một số ngành còn chung chung, chưa đi thẳng vào vấn đề, né tránh trách nhiệm nên chưa thực sự đáp ứng được mong muốn của đại biểu và cử tri.

2.2.2.3. Giám sát thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm những người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân huyện bầu

Việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu hoặc phê chuẩn được xem là cơng cụ, hình thức và chế tài hữu hiệu của hoạt động giám sát tại kỳ họp. Qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, các đại biểu thay mặt cử tri và nhân dân thể hiện sự tín nhiệm đối với hoạt động của những người do mình bầu nên.

Theo quy định tại Nghị quyết 85/2014/QH13 của Quốc hội thì HĐND huyện tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu hoặc phê chuẩn, gồm: Chủ tịch HĐND, các Phó Chủ tịch HĐND và Trưởng các Ban HĐND; Chủ tịch UBND, các Phó Chủ tịch UBND và các thành viên UBND huyện.

Nhìn chung, trong thời gian qua, hoạt động giám sát của HĐND huyện được tiến hành thường xuyên, đảm bảo tính liên tục. Các phương pháp, cách thức tiến hành hoạt động giám sát đã bám sát các quy định của pháp luật. Nội dung giám sát được Nghị quyết của HĐND huyện đề ra ngay từ đầu năm, ít có sự điều chỉnh trong năm nên đã tạo được sự chủ động cho các đoàn giám sát cũng như các đơn vị chịu sự giám sát bám sát kế hoạch để triển khai thực hiện.

Thực hiện Nghị quyết 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội Về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Tại Kỳ họp thứ 8, HĐND huyện Khóa XVIII tổ chức ngày 11/12/2018, HĐND huyện đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do HĐND huyện bầu, gồm: Chủ tịch HĐND, các

55

Phó Chủ tịch HĐND và Trưởng các Ban HĐND; Chủ tịch UBND, các Phó Chủ tịch UBND và các thành viên UBND huyện.

Thơng qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm, các đại biểu HĐND đã thực hiện quyền giám sát của mình tương đối hiệu quả. Điều này phản ánh trực tiếp thơng qua số phiếu tín nhiệm đối với mỗi chức danh được lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả cụ thể tại 02 cấp như sau:

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu các chức danh do Hội đồng nhân dân bầu

HĐND huyện Bố Trạch Cấp huyện Cấp xã

Tổng số đại biểu HĐND 39 755 Tổng số người được lấy phiếu tín nhiệm 20 203 Số người giữ chức vụ do HĐND bầu không

đưa vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm 04 25 Số người có thời gian đảm nhiệm chức vụ

liên tục chưa đủ 9 tháng 01 08

Kết quả lấy phiếu

Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh

giá tín nhiệm cao 17 176 Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh

giá tín nhiệm 0 18

Số người có trên 50% tổng số đại biểu đánh

giá tín nhiệm thấp 01 0

(Nguồn: Báo cáo số:02/BC-HĐND ngày 15/01/2019 của Thường trực HĐND huyện Bố Trạch)

Báo cáo kết quả lấy phiếu tín nhiệm được HĐND huyện đánh giá: “Mỗi

đại biểu HĐND huyện đã nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình, tập trung trí tuệ, tích cực nghiên cứu báo cáo, có chính kiến rõ ràng, đánh giá khách quan, công tâm, thẳng thắn và thể hiện rõ mức độ tín nhiệm của mình đối với từng chức danh trong quá trình thực thi chức năng, nhiệm vụ. Đây là cơ sở để người được lấy phiếu tiếp tục phát huy kết quả đạt được, nghiêm túc rút kinh

56

nghiệm, khắc phục hạn chế để hoàn thành tốt nhiệm vụ trên mỗi cương vị công tác được phân công”.

Tuy nhiên có một số ý kiến cho rằng, cách thức bỏ phiếu tín nhiệm theo các hình thức “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” như hiện nay chưa thể hiện được một cách khách quan tinh thần của hình thức giám sát này. Về hình thức thì cách thức này là hồn tồn chính xác và đảm bảo khách quan, nhưng với việc đưa ra ba mức tín nhiệm là chưa hợp lý, bởi vì dù có bỏ phiếu theo mức độ tín nhiệm nào thì các chức danh do HĐND bầu vẫn nhận được sự tín nhiệm, chỉ khác nhau ở chỗ tín nhiệm cao hay thấp mà thơi.

2.2.2.4. Giám sát thông qua việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri

Tiếp xúc cử tri là hoạt động thường xuyên của đại biểu HĐND. Thông qua hoạt động này, các đại biểu sẽ nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri, có thêm thơng tin để phục vụ cho các hoạt động của mình.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND huyện đã phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN huyện tổ chức được 19 đợt tiếp xúc cử tri tại 173 điểm tiếp xúc cho đại biểu HĐND huyện, tiếp nhận hơn 1.230 ý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giám sát quản lý nhà nước từ thực tiễn huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 57 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)