Tính BQ 1kg thành phẩm -ĐVT: đồng
Diễn giải Giá trị Tỷ lệ %
1. Chi phí mua nguyên liệu (thịt thăn) 145.500 66.35 2. Chi phí vận chuyển (lấy hàng, giao hàng..) 50.888 23.21
3. Chi phí điện nước, chất đốt 9.945 4.54
4. Chi phí gia vị 4.945 2.26
5. Chi phí khác 8.000 3.65
Tổng chi phí 219.278 100.00
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra hộ của tác giả)
Là tác nhân góp phần gia tăng thêm giá trị cho chuỗi, hộ chế biến có một vai trị tích cực và ngày càng nhiều cơ hội phát triển khi mà nhịp sống của người dân cao hơn, họ sử dụng nhiều hơn các sản phẩm chế biến sẵn. Do chế biến giò chả là một nghề truyền thống, được làm với công nghệ đơn giản và bằng phương pháp thủ cơng là chính
Tuy nhiên, hiện nay các hộ chế biến hầu hết làm tự phát, không đăng ký kinh doanh, sản phẩm khơng có tem nhãn, khơng đăng ký các chỉ tiêu chất lượng, sản phẩm không ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng làm người tiêu dùng rất dễ mua phải hàng chất lượng kém, các cơ quan quản lý nhà nước không quản lý hết được hoạt động của hộ. Đây là một trong những điểm yếu của người chế biến thịt trên địa bàn huyện Ba Chẽ.
3.2.2.6. Người tiêu dùng
i) Đặc điểm người tiêu dùng thịt lợn
Thịt lợn là sản phẩm quen thuộc và được sử dụng nhiều nhất trong các bữa ăn, lượng tiêu dùng thịt lợn hàng ngày phụ thuộc vào quy mơ hộ gia đình và thu nhập của từng hộ. Điều tra 20 hộ tiêu dùng, hộ có quy mơ nhỏ và vừa chiếm 35% (≤
3 người) là 6 hộ; quy mơ trung bình (trong khoảng 3-5 người) là 9 hộ, cịn lại số hộ có quy mơ lớn (>5 người). Độ tuổi trung bình của người nội trợ bình quân 41,82 tuổi, nghề nghiệp chủ yếu là làm dịch vụ buôn bán và nghỉ hưu. Thu nhập bình qn hàng tháng của hộ có sự chênh lệch theo quy mơ, nhóm hộ quy mơ lớn thu nhập cao bình quân là 6,3 tr.đ/hộ/tháng, mức chi tiêu cho thịt lợn so với mức chi tiêu cho đi chợ hàng tháng chiếm 49,72% thấp hơn so với mức chi tiêu cho thịt lợn của hộ quy mô trung bình là 2,42% có thể phỏng đốn rằng thu nhập của từng người trong các nhóm hộ là khơng q chênh lệch khi mà hộ có quy mơ càng lớn thì thu nhập càng lớn.
Bảng 3.19. Đặc điểm cơ bản của hộ tiêu dùng
Diễn giải ĐVT Chung Chia theo quy mô hộ(người)
≤ 3 4-5 > 5
1. Số hộ điều tra Hộ 20 6 9 5
2. TNBQ/hộ/tháng Tr.đ 4,8 3,2 5,5 6,3
3. Chi tiêu cho thịt lợn/chi tiêu
tháng % 49,67 39,12 62,14 49,81
4. Số nhân khẩu BQ/hộ Người 4,11 2,6 4,7 5,5
5. Tuổi BQ của người nội trợ Tuổi 41,82 39 40,26 45
6. Nghề nghiệp người nội trợ
- CNVC Người 7 2 2 3
- SXNN Người 4 - 2 2
- DV + Khác (Hưu..) Người 9 2 1 6
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra hộ của tác giả) ii) Mức tiêu dùng thịt lợn bình qn theo quy mơ hộ
Người tiêu dùng thịt lợn hầu như họ không mua lợn thịt ở một người mà họ tự do lựa chọn, thịt ở đâu tươi ngon họ mua. Với cuộc sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm an toàn và chất lượng cũng được quan tâm nên nhiều người tiêu dùng khi mua thịt lợn họ quan tâm đến chất lượng thịt. Theo ý kiến của những người tiêu dùng khi đi mua thịt phải chọn thịt có màu đỏ tươi, săn chắc, khơng có mùi… Giá cả các loại thịt được người tiêu dùng biết hằng ngày qua các lần mua trước hoặc qua bạn bè người thân.
Bảng 3.20. Mức tiêu dùng thịt lợn bình qn của hợ
Chỉ tiêu ĐVT Chung Chia theo quy mô hộ
(người)
≤ 3 4-5 > 5
Tiêu dùng bình quân Kg/người
/tháng 2,33 2,63 1,89 1,91
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra hộ của tác giả)
Mức tiêu dùng thịt lợn bình quân của mỗi người theo tháng là 1,99 kg/người/tháng với nhóm có quy mơ hộ nhỏ là 2,63 kg/người/tháng, ở nhóm hộ có quy mơ lớn mức tiêu dùng bình quan chỉ có 1,91 kg/người/tháng. Điều này cho biết được khi quy mơ hộ tăng lên thì tiêu dùng thịt lợn của hộ tăng lên nhưng mức tiêu dùng cho thịt lợn của từng cá nhân trong hộ giảm đi. Qua kết quả phỏng vấn người tiêu dùng thịt lợn trong tỉnh nhận thấy mức tiêu thụ thịt lợn của người dân khơng cao. Lượng tiêu dùng thịt lợn trung bình của mỗi gia đình là 2,33 kg/tuần.
3.2.2.7. Thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn * Thuận lợi
(i) Người nuôi lợn:
Trong q trình chăn ni, người ni lợn có được những thuận lợi như: có sẵn thức ăn cho lợn do tận dụng được các nguồn thức ăn trong gia đình và có sẵn nguồn cám trên thị trường, lợi nhuận cao, giúp cho hộ tăng thu nhập và một số thuận lợi khác như đầu ra được ổn định, có thể giúp hộ tận dụng lao động nhàn rỗi, dễ mua con giống, có thể sử dụng phế phẩm là phân lợn để bón cho cây trồng,...
(ii) Thương lái:
Phần lớn các thương lái nhận thấy thuận lợi lớn nhất là nguồn cung cấp lợn từ người nuôi ổn định, dễ mua bán, điểm mua bán thuận lợi, thương lái nắm bắt được thông tin thị trường, giá sản phẩm dao động nhẹ, được các cơ quan quản lý hỗ trợ về thú y và ngành chăn nuôi lợn của địa phương đang phát triển tạo điều kiện kinh doanh của thương lái ổn định và tiếp tục được duy trì.
(iii) Người giết mổ:
Các lị giết mổ có được thuận lợi trong hoạt động giết mổ do nguồn cung cấp lợn ổn định và liên tục, sản phẩm thịt lợn được người tiêu dùng quan tâm, nhu cầu
tiêu dùng cao nên rất dễ tiêu thụ, lò giết mổ ở xa khu dân cư nên đảm bảo được vệ sinh môi trường cho địa phương, thuận lợi trong vận chuyển lợn.
(iv) Người bán buôn, bán lẻ: Người bán lẻ, bán bn thịt có được thuận lợi do đầu ra ổn định, dễ tiêu thụ, việc mua bán được chính quyền điạ phương quan tâm, mặt bằng kinh doanh ổn định, nguồn thịt từ lò mổ cung cấp thường xun, có nguồn cung cấp thịt từ lị mổ đúng chất lượng, giá thịt lợn ổn định, sản phẩm an toàn hơn các sản phẩm thịt khác
* Khó khăn (i) Người ni lợn:
Bên cạnh những thuận lợi có được, người ni lợn cũng gặp một số khó khăn như thiếu con giống có chất lượng, con giống giá cịn cao, dịch bệnh (dịch tả, tai xanh, tả lợn Châu Phi, Covid 19) khó điều trị và thời tiết xấu thì nguy cơ dịch bệnh càng tăng, thiếu thức ăn xanh (rau xanh) cho lợn vào mùa khơ, ngồi ra, giá cả đầu ra không ổn định, bị người mua ép giá, thiếu kỹ thuật nuôi đặc biệt là kỹ thuật nuôi lợn vỗ béo cũng là những khó khăn hiện tại của những hộ ni lợn.
(ii) Thương lái:
Dịch bệnh trên lợn gây khó khăn trong hoạt động sản xuất của người nuôi lợn và cho cả các tác nhân khác, trong đó có thương lái, việc liên kết với các thương lái chưa chặt chẽ, thương lái thiếu vốn.
(iii) Người giết mổ:
Do điều kiện kinh tế trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn, chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm của Nhà nước, địa phương cao, chất lượng lợn chưa được ổn định, cũng xảy ra tình trạng tiêu thụ chậm mặc dù không thường xuyên
(iv) Người bán buôn, bán lẻ:
Mặc dù sản phẩm thịt lợn dễ tiêu thụ nhưng người bán lẻ, bán buôn cũng gặp khó khăn do dịch bệnh, sản phẩm thay thế vào mùa mưa nhiều (cá) nên khó tiêu thụ, giá thịt lợn cao so với thu nhập của người dân nên chỉ phục vụ cho những đối tượng có thu nhập cao, khan hiếm nguồn cung đầu vào đặc biệt vào mùa mưa, sản phẩm thịt lợn chưa có thương hiệu, uy tín nên khó cạnh tranh. Ngồi ra, một số ít người
bán lẻ gặp khó khăn do mặt bằng mua bán chưa đảm bảo vệ sinh và nhu cầu tiêu thụ thịt lợn không ổn định.
3.2.3. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị lợn huyện Ba Chẽ
3.2.3.1. Phân tích giá trịgia tăng và giá trịgia tăng thuần
Nghiên cứu chọn 4 kênh thị trường chính để phân tích kinh tế của chuỗi giá trị. Qua đó sẽ xác định được giá trị gia tăng (GTGT) của mỗi tác nhân tạo ra cho chuỗi và phần giá trị gia tăng thuần mà các tác nhân này nhận được cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi.
Bảng 3.21. Giá trị gia tăng, giá trịgia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị trường trong tỉnh
Khoản mục nuôi lợnNgười
Thương lái trong tỉnh Lị giết mổ trong tỉnh Bán lẻ trong tỉnh Tổng
Kênh 2: Người ni lợn –Thương lái - Lò giết mổ - Người bánlẻ
Doanh thu (đ/kg) 100.320 123.500 135.125 140.210
CF đầu vào/CF trung
gian (đ/kg) 82.358 98.747 111.984 125.990
Giá trị gia tăng(đ/kg) 17.962 24.753 23.141 14.220 80.076
Chi phí tài chính
khác(đ/kg) 3.128 3.108 4.852 5.325
GTGT thuần (đ/kg) 14.834 21.645 18.289 8.895 63.663
Lợi nhuận/Chi phí (%) 17,35 21,25 15,65 6,77
Kênh 1: Người ni lợn – Lị giết mổ - Người bán lẻ
Doanh thu (đ/kg) 110.120 130.005 140.210
CF đầu vào/CF trung
gian (đ/kg) 82.358 110.590 119.230
Giá trị gia tăng(đ/kg) 27.762 19.415 20.980 68.157
Chi phí tài chính khác
(đ/kg) 3.128 4.852 6.005
GTGT thuần (đ/kg) 24.634 14.563 14.975 54.172
Lợi nhuận/Chi phí (%) 28,82 12,61 11,96
Bảng 3.22. Giá trị gia tăng, giá trịgia tăng thuần của các tác nhân ở kênh thị trường ngoài tỉnh Khoản mục Người ni lợn Thương lái trong tỉnh Thương lái ngồi tỉnh Lị giết mổ ngồi tỉnh Bán lẻ ngồi tỉnh Tổng
Kênh 3: Người ni lợn –Thương lái trong tỉnh - Thương lái ngồi tỉnh - Lị giết mổ ngoài tỉnh - Người bán lẻ
Doanh thu (đ/kg) 100.320 113.500 130.230 140.010 150.010
CF đầu vào/CF trung
gian (đ/kg) 82.358 98.747 105.310 111.984 135.110
Giá trị gia tăng(đ/kg) 17.962 14.753 24.920 28.026 14.900 100.561
Chi phí tài chính khác
(đ/kg) 3.128 3.197 4.852 4.155 3.923
GTGT thuần (đ/kg) 14.834 11.556 20.068 23.871 10.977 81.306
Lợi nhuận/Chi phí (%) 17,35 11,34 18,22 20,55 7,90
Kênh 4: Người ni lợn - Thương lái ngồi tỉnh - Lị giết mổ ngồi tỉnh - Người bán lẻ
Doanh thu (đ/kg) 100.320 120.830 130.210 150.010
CF đầu vào/CF trung
gian (đ/kg) 82.358 105.310 111.984 135.110
Giá trị gia tăng(đ/kg) 17.962 15.520 18.226 14.900 66.608
Chi phí tài chính khác
(đ/kg) 3.128 4.232 4.100 3.923
GTGT thuần (đ/kg) 14.834 3.869 6.855 19.166 44.724
Lợi nhuận/Chi phí (%) 5,65 3,53 5,91 13,79
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra hộ của tác giả)
Bảng 3.21 và bảng 3.22 cho thấy có sự khác nhau về giá bán của thịt lợn ở các kênh thị trường, tại kênh hàng có nhiều tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân chỉ đảm nhiệm một chức năng nhất định. Ngược lại tại kênh hàng có ít tác nhân tham gia mỗi tác nhân phải đảm nhiệm nhiều chức năng hơn, hộ sản xuất ngồi chức năng chăn ni lợn cịn đóng vai trị người thu gom, người giết mổ kiêm công việc của người bán lẻ (có hộ cịn bán bn). Vì vậy, mức chênh lệch giá trị gia tăng của
các kênh đều được quyết định bởi sự có mặt của ít hay nhiều tác nhân. Tại Kênh 2 là kênh tiêu thụ có nhiều tác nhân tham gia có giá bán cuối cùng bình quân là 140.210 đồng/kg thịt móc hàm, đã đạt được giá trị gịa gia tăng là 14.220 đồng/kg và lợi nhuận trong kênh 2 của tác nhân cuối cùng trong chuỗi là 8.895 đ/kg thịt lợn.
Tại kênh 1, giá bán sản phẩm thịt lợn cuối cùng không thay đổi so với kênh 2, nhưng do sự vắng mặt của tác nhân thương lái nên khoản chi phí trung gian kênh 1 chi ra thấp hơn đã làm tăng giá trị gia tăng của tác nhân cuối cùng lên thành 20.980 đồng/kg. Giá trị lợi nhuân/chi phí trong kênh hàng này tăng lên 11.96%.
Giá bán ở kênh thị trường ngoài tỉnh (kênh 3 và 4 - bảng 3.21 ở tác nhân cuối cùng của chuỗi khoảng 150.010 đồng/kg, gấp gần 1,1 lần giá bán thịt lợn ở tại huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (kênh 1 và 2, bảng 3.20), đã dẫn đến sự khác nhau về giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần của kênh thị trường trong và ngoài tỉnh.
Đánh giá kết quả hoạt động của các tác nhân trong chuỗi
Giá trị gia tăng:
Tổng giá trị gia tăng của kênh thị trường nội tỉnh (80.076 đồng/kg kênh 2) gấp 1,2 lần tổng giá trị gia tăng kênh 2 (68.157 đ/kg). Tại kênh 1, người chăn nuôi tạo nên giá trị gia tăng cao nhất của chuỗi, người bán lẻ là tác nhân tạo nên giá trị gia tăng đứng thứ 2 của chuỗi (đạt 20.980 đồng/kg), tăng 1,5 lần so với kênh 2. Hộ giết mổ cũng tạo ra được giá trị gia tăng lên đến 19.415 đ/kg. Do đây là kênh phân phối ngắn và các hộ giết mổ tại gia đình kiêm luôn cả thu gom và bán lẻ nên các khoản chi phí liên quan đến thu mua, giết mổ thấp hơn các lò giết mổ.
Giá trị gia tăng của kênh thị trường ngoại tỉnh (kênh 3) đạt 100.561 đ/kg tăng 1,5 lần so với giá trị gia tăng kênh 4 (đạt 66.608 đ/kg). Lò giết mổ là tác nhân tạo nên giá trị gia tăng cao nhất trong toàn chuỗi (kênh 3, kênh 4), giao động trong khoảng 18.226 đ/kg đến 28.026đ/kg. Thương lái trong tỉnh là tác nhân tạo nên giá trị gia tăng thấp nhất kênh 3 và người bán lẻ tạo nên giá trị gia tăng thấp nhất trong kênh 4.
Tổng giá trị gia tăng kênh thị trường ngoại tỉnh cao hơn 1,2 lần tổng giá trị gia tăng thị trường nội tỉnh. Như vậy có thể nói rằng tiềm năng lớn của ngành chăn
nuôi huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh khổng thể khơng tính đến thị trường tiêu thụ ngoại tỉnh. .
Giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận):
Tổng giá trị gia tăng thuần của kênh thị trường ngoài tỉnh lên đến 116.030 đồng/kg. gấp 1.1 lần kênh thị trường trong tỉnh. Đối với kênh thị trường trong tỉnh Quảng Ninh.
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người ni lợn đạt cao nhất trong chuỗi (17,35%) cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của người nuôi lợn ba Chẽ có dấu hiệu khả quan và nếu thịt lợn được tiêu thụ trong tỉnh Quảng Ninh, kênh thị trường càng ngắn thì người chăn ni có cơ hội đạt được hiệu quả càng cao (tỷ suất lợi nhuận/chi phí đạt 28,82%). Hộ giết mổ đạt được tỷ suất lợi nhuận/chi phí khá cao 15,65% nhưng bị giảm bớt khu chuỗi bị rút ngắn vì một phần lợi ích tăng thêm được chia sẻ cho người ni lợn nên tỷ suất lợi nhuận/chi phí của người hộ giết mổ ở kênh thị trường 1 giảm xuống còn 12,61%.
Đối với kênh thị trường ngoài tỉnh tỷ suất lợi nhuân đạt cao nhất vẫn là người chăn nuôi (kênh 3) và người bán lẻ (kênh 4). Tỷ suất đạt thấp nhất là người bán lẻ (kênh 3) và thương lái ngoài tỉnh (kênh 4).
Nhìn chung kênh thị trường tiêu thụ ngồi tỉnh (kênh 3 và 4) có GTGT và GTGT thuần cao hơn kênh thị trường trong tỉnh (kênh 1 và 2), nhưng do sự phân phối lợi nhuân cho các tác nhân trong chuỗi nên kênh tiêu thụ kênh 1 và kênh 2 có khả năng mang lại lợi nhuận cho người ni lợn đạt ở mức cao hơn. Do đó. để tạo điều kiện nâng cao thu nhập hiệu quả sản xuất cho người nuôi lợn cần củng cố phát triển kênh thị trường trong tỉnh.
Như vậy so sánh 4 kênh hàng chúng tôi nhận thấy rằng kênh 1 mặc dù không phải là kênh hàng có nhiều tác nhân tham gia nhất nhưng lại cho giá trị gia tăng cao của các tác nhân trong tỉnh. Tại kênh hàng này các tác nhân đều đạt được kết quả và hiệu quả kinh tế cao nhất, người chăn ni bán được lợn với mức gía cao nhất, hộ giết mổ mua được hàng với giá hợp lý, bên cạnh đó họ chủ động được phương tiện vận chuyển, tiết kiệm chi phí lao động, chủ động thiết lập các mối quan
hệ đầu vào, đầu ra. Có thể nhận thấy rằng hộ giết mổ đóng vai trị quan trọng thúc đẩy kênh hàng này phát triển. Kênh 3 và kênh 4 mặc dù cho tổng giá trị gia tăng cao nhưng vai trò của tác nhân thương lái nội tỉnh còn mờ nhạt, chưa thể hiện tốt được chức năng kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi gía trị dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận của người sản xuất và thương lái nội tỉnh còn thấp.