IV. Axit Granit Liparit
a. Đặc điểm thạch học
Greisen là 1 loại đá biến chất trao đổi sáng mầu rất phổ biến liên quan với các thành tạo granitoit. Greisen (Serba G.I-1968, Ahifeld. F- 1958, Stepmrok.M- 1965...) tiêu biểu bởi tổ hợp khoáng vật thạch anh - muscovit. Các khoáng vật thứ yếu có thể gặp là mica chứa liti kiểu lepidolit, biotit giầu sắt - siderophilit và các tấm muscovite-sericit kích thớc lớn. Các khoáng vật phụ là topa, fluorit, andalusit, silimanit, granat, fayalit. Có thể phân biệt các tổ hợp thạch anh - topa, thạch anh - muscovit, fluorit - mica.
Điều kiện thành tạo của greisen theo các nhà nghiên cứu (Rundkvixt Đ.V, Denixenko V.K...1971) trong khoảng nhiệt độ 500-3000 C với sự tham gia của F, Cl và B, điều kiện áp suất khá rộng, độ sâu từ 3-4 km hiếm khi đến 1,5km, dung dịch biến chất có thuộc tính từ acid đến kiềm.
_________________________________________________________________________
Greisen thờng ở dạng khối, mạnh, ổ, thấu kính quy mơ khơng lớn có liên quan khơng gian với các khối granitoit và cát kết acko. Đại đa số trờng hợp, greisen thờng phân bố ở phần tiếp xúc giữa granit và đá cát kết giầu felspat. Tuy nhiên, greisen còn phát triển nhiều ở phần mái, phần vòm, hoặc nằm định vị theo các đới khe nứt mở trong khối granitoit cũng nh có thể gặp các mạch greisen phát triển trong các đá cát kết vây quanh thể granit.
c. Khoáng sản liên quan
Khoáng sản liên quan đến greizen khá phong phú, chủ yếu là nhóm Sn-W- Mo.
Các mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), Quỳ Hợp (Nghệ An), Đà Lạt (Lâm Đồng), vonphram ở Phia Oắc (Cao Bằng), Thiện Kế (Tuyên Quang), Ngọc Hồi (Kon Tum)° liên quan trực tiếp đến q trình greisen hố rất mạnh.của các klhối magma tại các vùng trên.
2.3.3.4.3. Propylit
Propylit là một loại đá phun trào thành phần trung tính bị biến đổi có mầu lục và có các kiến trúc porphyr sót. Khống vật chính của propylit là adular, clorit, calcit, pyrit, hydromica kali, thạch anh và sự có mặt khơng thờng xuyên của epidot, artinolit, zeolit. Ngồi ra cịn gặp manhetit và prenit.
Đá bị propylit hoá là loại đá biến chất phát sinh do kết quả q trình propylit hố các dung nham, các đá xâm nhập, đá vụn núi lửa cũng nh các trầm tích lục ngun có thành phần khác nhau. Đá propylit thành tạo do các đá thành phần trung tính và bazơ có mầu lục, cịn do các đá acid thờng sáng mầu nhng lại có các đám mầu lục do chứa epidot. Các bộ phận thờng xuyên bao gồm felspat (albit, adular), hydromica kali, clorit, thạch anh, pyrit, calcit, thờng có thêm epidot, artinolit, zeolit. Tơng quan số lợng giữa các khoáng vật phụ thuộc và thành phần nguyên thuỷ của đá gốc. Propylit hố là q trình biến chất trao đổi các đá trong tầng phun trào. Chúng xẩy ra dới tác dụng của 1 dung dịch nhiệt dịch đợc hình thành khi pha trộn các dung dịch sau magma hoặc sau phun trào trong giai đoạn acid tăng cao với dòng nớc “thuỷ vực”. Sản phầm của propylit hoá là đá propylit hoặc các đá propylit hố. Propylit hố bao gồm 1 diện tích rất rộng thờng chúng xuất hiện vào lúc kết thúc thời kỳ thành tạo thành hệ xâm nhập-phun trào mà cụ thể hơn là ngay sau khi xuyên lên của các xâm nhập á phun trào. Đồng thời cũng đã biết những quá trình propylit hố xảy ra trong các tầng phun trào do các dòng dung dịch sau magma của các xâm nhập granit sâu. Tổ hợp khống vật thơng thờng của prophylit thờng thờng là 4 dạng chính nh sau:
1 - Ep + Chl; 2 - Ep + Chl + Fsp; 3 - Ep + Act ; 4 - Ep + Act + Fsp
Quá trình thành tạo propylit là quá trình biến chất trao đổi Fe-Ca-Mg trong môi trờng á kiềm và điều kiện độ sâu khá nhỏ (0,5 - 2km) trong khoảng khá lớn của nhiệt độ (200-3000C) dới ảnh hởng của dung dịch có tính kiềm yếu đến trung tính. Các cation có hoạt tính cao nhất tham gia vào các phản ứng là Fe, Ca, Mg và có thể là K, Na, các anion là HCO -, CO32-, Cl, S.
_________________________________________________________________________
Xu hớng chung của quá trình propylit cũng là tạo nên các đới thạch anh đơn khoáng. Các đới thạch anh + epidot đợc gọi là đá epidosit. Trong nhiều tr- ờng hợp, khi độ kiềm nâng cao trong dung dịch biến chất, có thể gặp đới epidot đi cùng albit và epidot đi cùng với felspat kali.
Propylit có tính phân đới khá điển hình. Khống sản liên quan:
Propylit thờng liên quan đến các tích tụ khống vật quặng Ag, Au, Cu, Pb, Zn, cũng nh rutin, antimol, arsen.
Tại Việt Nam, các mỏ vàng và biểu hiện vàng ở Ba Vì, Sơng Đà... trên các đá phun trào mafic liên quan chặt chẽ với propilit.
2.4.4.3.2.3. Beresit
Là một loại đá BCTĐ sáng mầu, phát triển chồng lên trên các đá phun trào acit và trung tính. Beresit có tổ hợp CSKVđặc trng bao gồm thạch anh- hydrosericit đi với các khoáng vật muộn hơn là clorit, carbonat, felspat. Trên nền của tổ hợp thạch anh - hydrosericit với kiến trúc ẩn tinh-hạt bé có các mạch hay đám sericit, clorit, carbonat, albit thậm chí felspat kali. Trong đá cịn phổ biến các khống vật sulphur liên quan với đa kim và Au-Ag.
Trong đá beresit thờng tồn tại hai tổ hợp cộng sinh khống vật. Tổ hợp thứ nhất đó là thạch anh+mica sáng mầu, chúng bền vững trong dung dịch nhiệt dịch có tính chất acid. Tổ hợp thứ hai là các khống vật bền vững trong mơi trờng dung dịch kiềm và kiềm yếu nh clorit, carbonat, albit và felspat. Beresit hoá liên quan thờng xuyên với các đá thành phần acid và trung tính. Các khống vật phụ có thể gặp là pyrit, hematit, locoxel, rutil, turmalin.
Beresit thờng liên quan đến quặng Au-Ag và đa kim. Các mỏ điểm quặng vàng ở VN trên các đá phun trào acit rất phổ biến các hoạt động beresit hoá. Tuy nhiên chỉ ở đâu beresit phát triển hồn chỉnh hai giai đoạn mới có tiềm năng lớn về Au và Ag. Tại Việt Nam đã phát hiện các điểm vàng liên quan đến Beresit ở Tây bắc (Sơn La, Lai Châu) và miền Trung (Quảng Trị).