Để xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp, ta tiến hành phân tích trên một số mẫu giả với nồng độ ban đầu của Pb2+ đã biết chính xác và với các điều kiện tối ưu đã chọn. Từ đó đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp.
Mẫu giả là phần cặn của các mẫu thật qua quá trình vô cơ hóa mẫu đã được tráng rửa bằng axit HNO3 2%.
Thực hiện quá trình 2.3.2.1 và 2.3.2.2 cho 5 mẫu đồ hộp.
2.6. Quy trình đánh giá sai số thống kê của phƣơng pháp phân tích
Để đánh giá sai số thống kê, ta tiến hành quy trình phân tích trên 5 mẫu giả, mỗi mẫu 2 lần với nồng độ ban đầu của Pb2+ đã biết chính xác. Thực hiện theo quá trình 2.3.2.1 và 2.3.2.2 từ kết quả hàm lượng chì thu được, tính các giá trị đại lượng đặc trưng cho sai số thống kê.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Trong đề tài này chúng tôi áp dụng phương pháp Von – ampe hòa tan xung vi phân điện cực giọt thủy ngân để xác định chì với các điều kiện tối ưu đã chọn. Dung dịch nền là đệm axetat, thời gian điện phân làm giàu là 90 giây, thời gian nghỉ 10 giây, Eđp= -0,39V, quét trong khoảng -1,1V ÷ 0,5V. Hút 10ml mẫu cho vào bình điện phân, thêm 1ml đệm axetat.
3.1. Kết quả khảo sát lƣợng dung môi thích hợp để vô cơ hóa mẫu
Để khảo sát lượng dung môi thích hợp, chúng tôi tiến hành quá trình vô cơ hóa mẫu thịt hộp như ở mục 2.3.2 với lượng thể tích HNO3 đặc thay đổi từ 4ml ÷ 7ml; 0,2 ml HClO4, 3 ml H2O2, 2 ml KNO3. Dung dịch nền là dung dịch axetat có pH = 4,6; thời gian điện phân là 90 giây; thời gian nghỉ là 10 giây, Eđp= -0,39V, quét trong khoảng -1,1V ÷ 0,5V. Kết quả thu được ở bảng 3.1.1 và bảng 3.1.2.
Bảng 3.1.1. Kết quả khảo sát thể tích dung môi đối với phương pháp khô ướt kết hợp
Mẫu Thể tích dung môi (ml) Ghi chú
HNO3 HClO4 H2O2 KNO3
1 4 0,2 3 2 -
2 5 0,2 3 2 +
3 6 0,2 3 2 +
4 7 0,2 3 2 +
(-): mẫu chưa trắng (+): mẫu đã hóa trắng
Bảng 3.1.2. Kết quả khảo sát thể tích dung môi đối với phương pháp ướt
Mẫu Thể tích dung môi (ml) Ghi chú
HNO3 HCl
1 4 10 -
2 5 10 +
3 6 10 -
Từ kết quả bảng kết quả 3.1.1 và 3.1.2 cho thấy ở thể tích HNO3 = 5ml thì mẫu đã hóa trắng (vô cơ hóa khô ướt kết hợp) và mẫu đã nhạt dần màu (đối với vô cơ hóa ướt) . Vì vậy chúng tôi chọn VHNO3 = 5ml để vô cơ hóa mẫu như mục 2.3.2.
3.2. Kết quả khảo sát nhiệt độ, thời gian nung mẫu cho quá trình vô cơ hóa khô ƣớt kết hợp ƣớt kết hợp
3.2.1. Kết quả khảo sát nhiệt độ nung mẫu
Để khảo sát nhiệt độ nung mẫu thích hợp, chúng tôi tiến hành quá trình vô cơ hóa mẫu như ở mục 2.3.2 với lượng thể tích HNO3 cố định là 5ml, 0,2 ml HClO4, 3 ml H2O2, 2 ml KNO3, thay đổi nhiệt độ nung mẫu từ 460 ÷ 4900C. Dung dịch nền là dung dịch axetat có pH = 4,6; thời gian điện phân là 90 giây, thời gian nghỉ là 10 giây, Eđp= -0,39V, quét trong khoảng -1,1V ÷ 0,5V. Kết quả thu được ở bảng 3.2.1.
Bảng 3.2.1. Kết quả khảo sát nhiệt độ nung mẫu
Mẫu Thể tích HNO3 đặc(ml) Nhiệt độ nung (0C) Kết quả
1 5 460 -
2 5 470 -
3 5 480 +
4 5 490 +
(-): mẫu chưa hóa trắng (+): mẫu đã hóa trắng
Qua bảng 3.2.1, ta thấy ở nhiệt độ 4800C thì mẫu bắt đầu hóa trắng. Vì vậy, ta chọn nhiệt độ nung tối ưu là 4800C cho quá trình vô cơ hóa mẫu.
3.2.2. Kết quả khảo sát thời gian nung
Để khảo sát thời gian nung mẫu thích hợp, chúng tôi tiến hành quá trình vô cơ hóa mẫu như ở mục 2.4 với lượng thể tích HNO3 cố định là 5ml, nhiệt độ nung là 4800C, thay đổi thời gian nung mẫu từ 2 ÷ 5h. Dung dịch nền là dung dịch axetat có pH = 4,6; thời gian điện phân là 90 giây, thời gian nghỉ là 10 giây, Eđp= -0,39V, quét trong khoảng -1,1V ÷ 0,5V. Kết quả thu được ở bảng 3.2.2.
Bảng 3.2.2. Kết quả khảo sát thời gian nung mẫu Mẫu Thể tích HNO3 đặc (ml) Nhiệt độ nung (0C) Thời gian nung (h) Kết quả 1 5 480 2 - 2 5 480 3 + 3 5 480 4 + 4 5 480 5 +
(-): mẫu chưa hóa trắng; (+): mẫu đã hóa trắng
Qua bảng 3.2.2, ta thấy bắt đầu từ 3 giờ thì mẫu hóa trắng. Vì vậy, ta chọn thời gian nung tối ưu là 3 giờ cho quá trình vô cơ hóa mẫu.
Qua các khảo sát trên chúng tôi chọn thể tích dung môi là 0,2 ml HClO4; 5 ml HNO3; 3 ml H2O2; 2 ml KNO3; nhiệt độ nung là 480oC; thời gian nung là 3 giờ để vô cơ hóa mẫu.
3.3. Kết quả phân tích mẫu trắng
Sau khi xác định lượng dung môi thích hợp cho quá trình vô cơ hóa mẫu, chúng tôi tiến hành quá trình vô cơ hóa mẫu với quy trình vô cơ đã chọn ở mục 2.3.2 với thể tích HNO3 là 5ml và xác định hàm lượng chì trên 5 mẫu trắng. Kết quả xác định hàm lượng chì có trong hóa chất sử dụng được thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.3.
Bảng 3.3. Hàm lượng chì có trong hóa chất
TT mẫu
Nồng độ Pb2+ (ppm)
Vô cơ hóa ƣớt Vô cơ hóa khô ƣớt kết hợp
1 0,59.10-5 0,34.10-5 2 0,62.10-5 0,29.10-5 3 0,79.10-5 0,25.10-5 4 0,73.10-5 0,28.10-5 5 0,47.10-5 0,19.10-5 Trung bình 0,64.10-5 0,27.10-5
Từ bảng kết quả 3.3, ta thấy nồng độ Pb2+ có trong hóa chất không đáng kể (<5%) nên ta có thể bỏ qua ảnh hưởng của hàm lượng chì có trong hóa chất.
3.4. Quy trình phân tích
Dựa trên kết quả đã khảo sát ở trên, chúng tôi đã lập dựng quy trình phân tích hàm lượng chì trong một số thực phẩm đóng hộp làm từ thịt bán trên thị trường Đà Nẵng (hình 3.4).
Hình 3.4. Sơ đồ phân tích hàm lượng Pb trong mẫu thực
3.5. Kết quả xác định hiệu suất thu hồi của phƣơng pháp
Để đánh giá hiệu suất thu hồi của phương pháp, chúng tôi tiến hành phân tích hàm lượng chì trên 5 mẫu giả. Nồng độ của chì được lấy chính xác là 1ppm. Sau đó thực hiện quá trình vô cơ hóa mẫu như mục 2.3.2. Cuối cùng định mức thành 25ml và đem đi đo để xác định hàm lượng chì bằng phương pháp Von – Ampe hòa tan xung vi phân.
Kết quả xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp được thể hiện ở bảng 3.5.1 và bảng 3.5.2.
Cân chính xác 5g mẫu cho
+ 5ml HNO3 đặc
+ 0,2ml HClO4
+ 3ml H2O2
+ 2ml KNO3 10% Đun trên bếp điện
Than đen
Nhiệt độ nung 4800C Thời gian nung 3 giờ
Tro trắng
Cặn hòa tan trong HNO3 2%, định mức thành 25ml
Đo trên máy 797 VA Computrace
Bảng 3.5.1. Kết quả xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp ướt
Mẫu Nồng độ Pb2+ thêm vào (ppm)
Nồng độ Pb2+ đo đƣợc (ppm)
Hiệu suất thu hồi H (%) 1 1 0,871 87,1 2 1 0,876 87,6 3 1 0,882 88,2 4 1 0,869 86,9 5 1 0,872 87,2 Trung bình 1 0,874 87,4
Bảng 3.5.2. Kết quả xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp khô ướt kết hợp
Mẫu Nồng độ Pb2+ thêm vào (ppm)
Nồng độ Pb2+ đo đƣợc (ppm)
Hiệu suất thu hồi H (%) 1 1 0,868 86,8 2 1 0,875 87,5 3 1 0,879 87,9 4 1 0,881 88,1 5 1 0,885 88,5 Trung bình 1 0,878 87,8
Kết quả phân tích cho thấy hiệu suất thu hồi trung bình của chì đối với phương pháp vô cơ hóa ướt là 87,4% và đối với phương pháp vô cơ hóa khô ướt kết hợp là 87,8%. Cả hai kỹ thuật dùng để vô cơ hóa mẫu đều cho kết quả hiệu suất thu hồi tương đương nhau và đáp ứng được yêu cầu phân tích lượng vết (>85%). Điều này chứng tỏ phương pháp phân tích đủ chính xác để xác định hàm lượng chì trong một số mẫu thực phẩm đóng hộp làm từ thịt.
3.6. Kết quả đánh giá sai số thống kê của phƣơng pháp
Để đánh giá sai số thống kê, chúng tôi tiến hành phân tích trên 2 mẫu giả của chì với nồng độ ban đầu là 0,5 ppm và 1ppm, mỗi mẫu tiến hành phân tích 5 lần. Thực hiện quy trình phân tích như đã khảo sát chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.6.1 và bảng 3.6.2.
Bảng 3.6.1. Kết quả đánh giá sai số thống kê của phương pháp đối với kỹ thuật vô cơ hóa ướt
Các đại lƣợng đặc trƣng CPb2+ 0,5 ppm CPb2+ 1 ppm Nồng độ trung bình (ppm) 0,438 0,874 Phương sai S2 9,8. 10-6 2,7.10-5 Độ lệch chuẩn S 3,1.10-3 5,1.10-5 Hệ số biến động Cv (%) 0,71 0,54 Độ sai chuẩn Sx 1,4.10-3 2,3.10-3
Biên giới tin cậy ε 3,9.10-3 6,4.10-3
Sai số tương đối % 0,89 0,73
Bảng 3.6.2. Kết quả đánh giá sai số thống kê của phương pháp đối với kỹ thuật vô cơ hóa khô ướt kết hợp
Các đại lƣợng đặc trƣng CPb2+ 0,5 ppm CPb2+ 1 ppm Nồng độ trung bình (ppm) 0,445 0,878 Phương sai S2 2,8. 10-5 4,2.10-5 Độ lệch chuẩn S 5,3.10-3 6,5.10-3 Hệ số biến động Cv (%) 1,10 0,74 Độ sai chuẩn Sx 2,4.10-3 2,9.10-3
Biên giới tin cậy ε 6,6.10-3 8,1.10-3
Sai số tương đối % 1,45 0,91
Qua bảng kết quả cho thấy phương pháp có sai số nhỏ, tức độ chính xác cao và hệ số biến động nhỏ, chứng tỏ độ lặp lại tốt. Phương pháp này có thể áp dụng để phân tích lượng vết.
3.7. Kết quả phân tích hàm lƣợng chì trong mẫu thực tế
Áp dụng quy trình đã được lập ở trên, chúng tôi tiến hành xác định hàm lượng chì trong một số mẫu thực phẩm đóng hộp bán trên thị trường Đà Nẵng. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.7 và pic hòa tan của chì trong một số mẫu được trình vày ở hình 3.7.
Bảng 3.7.Kết quả phân tích hàm lượng chì trong mẫu thực tế
Mẫu
Hàm lƣợng chì (ppm)
Vô cơ hóa ƣớt Vô cơ hóa khô ƣớt kết hợp M1 1,564.10-3 1,389.10-3 M2 1,735.10-3 1,678.10-3 M3 0,917.10-3 1,035.10-3 M4 1,875.10-3 1,539.10-3 M5 2,014.10-3 1,916.10-3 Bộ y tế 46-2007-QD-BYT-PL 0,5 (mg/kg) Mẫu 1 Mẫu 2
Hình 3.7. Các pic hòa tan của Pb trong một số thực phẩm đóng hộp từ thịt bán trên
thị trường Đà Nẵng.
Qua kết quả bảng 3.7 cho ta thấy ở các mẫu đồ hộp đều có mặt chì với hàm lượng tương đối nhỏ. Hàm lượng chì tồn tại trong đồ hộp cũng tương đương nhau.
Mẫu 3
Mẫu 4
Theo tiêu chuẩn của Bộ y tế 46-2007-QD-BYT-PL hàm lượng chì cho phép trong thịt và sản phẩm từ thịt là 0,5 mg/kg sản phẩm. Nhìn chung, hàm lượng chì trong một số mẫu thực phẩm đóng hộp chưa vượt quá cho phép. Tuy nhiên, chúng ta cũng hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp và thay vào đó sử dụng thực phẩm tươi sống tốt cho sức khỏe con người hơn.
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận
Đã khảo sát và tìm ra điều kiện tối ưu của quá trình vô cơ hóa mẫu thực phẩm đóng hộp (lượng dung môi, nhiệt độ nung và thời gian nung mẫu).
Đã xây dựng được quy trình vô cơ hóa mẫu phù hợp cho việc xác định chì trong một số mẫu thực phẩm đóng hộp (vô cơ hóa ướt và vô cơ hóa khô ướt kết hợp).
Đã lập dựng được phương pháp phân tích hàm lượng chì trong thực phẩm đóng hộp (phương pháp Von – ampe hòa tan xung vi phân).
Áp dụng quy trình đã xây dựng để xác định hàm lượng chì trong một số thực phẩm đóng hộp làm từ thịt bán trên thị trường Đà Nẵng.
Có thể xác định hàm lượng chì trong thực phẩm đóng hộp với độ nhạy, độ lặp lại và độ chính xác khá cao.
4.2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu xác định hàm lượng một số kim loại khác trong thực phẩm đóng hộp làm từ thịt theo phương pháp này và mở rộng phạm vi nghiên cứu với các thực phẩm đóng hộp khác để có cái nhìn tổng quan hơn về chất lượng thực phẩm đóng hộp bán trên thị trường hiện nay ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cần phân tích nhiều mẫu đồ hộp đa dạng hơn về rau quả, sữa,...để tổng quát quá trình ô nhiễm kim loại nặng trong quá trình đóng hộp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Ngọc Ấn, Đánh giá hiện trạng ô nhiễm chì trong rau xanh ở thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí phát triển KHCN, tập 10, số 7, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG – HCM, 2007.
[2] Lê Huy Bá, Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2000. [3] Phạm Thị Hà, Các phương pháp phân tích quang học, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, 2008.
[4] Phạm Thị Thu Hà, Nghiên cứu xác định Cd và Pb trong thảo dược và sản phẩm của nó bằng phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, Luận văn thạc sỹ, 2006.
[5] Trần Văn Hòa, Nghiên cứu xác định đồng thời hàm lượng chì và cadimi trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng biển Đà Nẵng bằng phương pháp Von – ampe hòa tan xung vi phân, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm, 2007.
[6] Trần Thị Thu Hương, Nghiên cứu xác định hàm lượng cadimi, chì ở một số đại diện của động vật thân mềm chân bụng vùng biển Đà Nẵng bằng pp Von – ampe hòa tan xung vi phân, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân sư phạm, 2007.
[7] Phạm Luận, Giáo trình cơ sở của các kỹ thuật xử lý mẫu phân tích -Phần 1,2, Đại học Khoa học Tự nhiên- Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2001/2004.
[8] Lê Thị Mùi, Hóa học phân tích định lượng, Đà Nẵng, 2007.
[9] Hồ Viết Quý, Các phương pháp phân tích công cụ trong hóa học hiện đại, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2007.
[10] Lê Ngọc Tú, Độc tố và an toàn thực phẩm, Nxb Khoa học và kĩ thuật, 2006. [11] Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 46/ 2007), về chất lượng các loại thực phẩm..