Phân tích một số chỉ tiêu tàichính

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần thủy sản Minh Hải pdf (Trang 80 - 103)

4.5.1. Phân tích các tỷ số thanh toán:

Các tỷ lệ thanh toán được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 14 : Thể hiện tỷ lệ thanh toán qua 3 năm của Công ty ( 2006- 2008)

Chỉ tiêu ĐVT Năm Chêch lệch

2006 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 139.421 271.958 275.011 132.537 3.053 Vốn bằng tiền Triệu đồng 11.256 8.704 4.907 -2.552 -3.797 Hàng tồn kho Triệu đồng 69.138 182.367 166.400 113.229 -15.967 Tài sản ngắn hạn- hàng tồn kho Triệu đồng 70.283 89.591 108.611 19.308 19.020 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 133.444 185.832 200.527 52.388 14.695 Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn Lần 1,045 1,463 1,371 0,418 -0,092 Tỷ lệ thanh toán nhanh Lần 0,527 0,482 0.542 -0,090 0,060 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt Lần 0,084 0,047 0,024 -0,037 -0,023 4.5.1.1. Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn:

Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện hành của doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu tỷ số này giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và đây cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số này cao điều này có nghĩa là doanh nghiệp luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ còn nếu quá cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào vốn lưu động.

Nhìn vào bảng 14 ta thấy rõ qua các năm tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng, nhưng đáng lưu ý là tỷ lệ thanh toán ngắn hạn qua 3 năm, chúng đều nhỏ

hơn tỷ lệ 2:1 và chỉ tăng ở năm 2007, sang 2008 nó lại giảm. Căn cứ vào bảng trên ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là không tốt.

Năm 2006, tỷ lệ thanh toán ngắn hạn là 1,045 lần, tỷ lệ này chưa đạt yêu cầu, biểu hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty chưa cao Tài sản ngắn hạn của công ty có được như vậy là do chiếm dụng vốn của khách hàng lớn.

Tỷ lệ thanh toán ngắn hạn năm 2007 tăng lên được chút là 1,463 lần, nhưng sang năm 2008 lại giảm xuống còn 1,371 lần. Xem xét ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty tăng nhưng song song với sự tăng của tài sản ngắn hạn là các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng theo rất nhiều và với tốc độ cao hơn ở năm 2008 nên làm tỷ lệ này giảm đi. Lý do là vì, tuy tiền hàng tồn kho và phải thu khách hàng có tăng lên và tỷ lệ tăng này làm cho tổng tài sản ngắn hạn tăng nhưng không bằng tỷ lệ tăng của tổng nợ ngắn hạn. Công ty vẫn chiếm dụng vốn của khách hàng quá lớn và công ty phải đi vay ngắn hạn để đảm bảo nguồn vốn cho công ty hoạt động sản xuất kinh doanh do đó phải chịu lãi suất, đây là khoản chi phí mà trong thời gian qua đã phần nào làm giảm bớt lợi nhuận của Công ty. Đây là một biểu hiện chưa tốt về khả năng trả nợ, cần phải được khắc phục. Qua đây cho thấy đơn vị chưa đáp ứng được khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Vì thế công ty phải tìm những biện pháp hữu hiệu hơn trong điều tiết nguồn vốn, nhằm hạn chế những khoản vay và lãi vay quá lớn.

4.5.1.2. Tỷ lệ thanh toán nhanh

Ngoài tỷ lệ thanh toán nhanh, người ta còn sử dụng tỷ lệ thanh toán nhanh để đo lường khả năng thanh toán của công ty.

Qua đó bảng 14 ta thấy, tỷ lệ thanh toán nhanh trong 3 năm vẫn không đảm bảo được tỷ lệ 1:1, chúng đều thấp hơn và thấp nhất là trong năm 2007. Nguyên nhân là do năm nay công ty bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá lớn và hàng tồn kho tăng quá cao. Với tỷ số thanh toán thấp như vậy thì thật đáng lo ngại cho công ty trong việc thanh toán nợ, nếu khách hàng đồng loạt thu hồi vốn thì công ty không có đủ khả năng để trả nợ. Đây là một vấn đề đặt ra cho công ty, cần phải có đủ vốn chủ sở hữu để hoạt động kinh doanh mà giảm bớt các khoản phải trả.

Tỷ số thanh toán nhanh trong 3 năm gần đây xuống mức nhỏ hơn 1, đây là biểu hiện không khả quan cho tình hình thanh toán nhanh của Công ty. Do đó công ty cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hệ số thanh toán nhanh bằng cách xem xét để có lượng hàng tồn kho thích hợp không để lượng hàng tồn quá nhiều sẽ làm giảm khả năng thanh toán của công ty.

Như vậy, qua ba năm tỷ lệ thanh toán nhanh của Công ty là không có khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản của mình.

4.5.1.3. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt:

Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này thể hiện khả năng trả những khoản nợ đến hạn bằng tiền mặt.

Nhìn vào bảng 14 ta thấy vốn bằng tiền qua mỗi năm mỗi giảm, còn nợ ngắn hạn thì mỗi năm lại tăng, vì thế thế làm cho tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của Công ty trong 3 năm đều giảm và tỷ lệ này rất thấp, chỉ tiêu này vẫn còn rất thấp so với 0,5:1, đây là tiêu chuNn được đặt ra cho mức thanh toán bình thường ở các doanh nghiệp. Công ty cần phải xem lại mức tình hình dự trữ tiền mặt của mình để duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một cách bình thường và cải thiện vốn bằng tiền để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán các khoản nợ vay đến hạn. Nếu tình hình kinh tế tài chính lúc này ổn định thì có thể chấp nhận được nếu không sẽ dễ dẫn đến nguy cơ Công ty không đảm bảo tiền cho thanh toán.

4.5.1.4. Tỷ lệ thanh toán lãi vay:

Bảng 15 : Thể hiện tỷ lệ thanh toán lãi vay qua 3 năm ( 2006- 2008)

Chỉ tiêu ĐVT 2006 Năm 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Chêch lệch Lợi nhuận

trước thuế

Triệu

đồng 15.015 21.241 10.127 6.226 -11.114 Lãi nợ vay Triệu đồng 7.691 6.560 22.331 -1.131 15.771 Lợi nhuận

trước thuế + lãi nợ vay

Triệu

đồng 22.706 27.801 32.458 5.095 4.657

Tỷ lệ thanh

toán lãi vay Lần 2,95 4,24 1,45 1,29 -2,79

Qua bảng 15 ta thấy tỷ lệ thanh toán này khả quan hơn các tỷ lệ thanh toán trên. Thông thường, hệ số thanh toán lãi nợ vay lớn hơn 2 được xem là đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn. Hệ số thanh toán lãi vay được thực hiện tốt nhất vào năm 2007 là 4,24 lần và sang năm 2008 thì tỷ lệ này không đạt là 1,45 lần.

Năm 2007, hệ số thanh toán lãi nợ vay có giá trị lớn và năm nay tăng 1,29 lần so với năm 2006, cho thấy công ty có đủ khả năng đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn và có chiều hướng tốt hơn. Nguyên nhân là do lãi vay ngân hàng giảm xuống bớt, còn lợi nhuận trước thuế tăng đến 41,46%. Điều này đánh giá năm nay công ty hoạt động có hiệu quả và có đầy đủ khả năng chi trả lãi nợ vay nhiều hơn so với năm 2006.

Năm 2008, hệ số thanh toán lãi nợ vay thấp nhất chỉ được 1,45 lần, giảm 2,79 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm này việc kinh doanh của Công ty không được tốt như năm 2007 nên lợi nhuận trước thuế lại giảm đi rất nhiều, giảm tới 52,3% so với 2007. Bên cạnh đó năm 2008 công ty đang cần nhiều vốn để mở rộng qui mô sản xuất và hoạt động nhà máy chế biến nên làm cho khoản vay dài hạn tăng lên kéo theo lãi suất ngân hàng chịu nhiều hơn tới 22.331 triệu tỷ, tăng 240,41%. Lợi nhuận thì giảm, lãi vay thì tăng do tình hình lạm phát làm cho tỷ lệ giảm xuống đáng kể. Hệ số thanh toán lãi nợ vay thấp sẽ không đủ khả năng đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn.

Nhận xét: Qua việc phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán của Công ty thể hiện qua các tỷ số tài chính cho ta thấy tình hình và khả năng thanh toán vẫn còn thấp, điều này cho thấy tình hình trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn rất hạn chế đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền mặt, việc này Công ty cần lưu ý hơn trong các năm tới.

4.5.2. Phân tích khả năng luân chuyển vốn:

Bảng 16: Thể hiện khả năng luân chuyển vốn của Công ty (2006- 2008)

Chỉ tiêu ĐVT Năm Chêch lệch

2006 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 10,44 7,71 3,95 -2,73 -3,76 Số ngày của một vòng Ngày 34 47 91 13 44 Số vòng quay nợ phải thu Vòng 16,18 14,96 8,5 -1,22 -6,46 Số ngày của một vòng Ngày 22 24 42 2 18 Số vòng quay TSCĐ Vòng 20,58 19,39 10,12 -1,19 -9,27 Số ngày của một vòng Ngày 17 19 36 2 17 Số vòng quay vốn sở hữu Vòng 18,86 10,02 4,82 -8,84 -5,20 Số ngày của một vòng Ngày 19 36 75 17 39

4.5.2.1. Luân chuyển hàng tồn kho:

Dựa vào bảng 16 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho mỗi năm mỗi giảm xuống, còn số ngày của một vòng lại tăng lên. Cụ thể là năm 2007, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty đạt 7,71 vòng mỗi vòng với thời gian 47 ngày. Tốc độ này chậm hơn năm trước 2,73 vòng và tăng ngày luân chuyển mỗi vòng là 7 ngày. Với sự thay đổi tốc độ như vậy cho thấy công ty đã tăng vốn đầu tư cho hàng dự trữ. Nguyên nhân số ngày luân chuyển hàng tồn kho của Công ty tăng lên là do chính sách của Công ty muốn dự trữ cao để đủ đáp ứng cho khách hàng trong những năm kế tiếp, do năm 2007 công ty kinh doanh tốt và nghĩ rằng năm 2008 cũng sẽ vậy nên công ty dự trữ sẵn một lượng hàng để đảm bảo cho năm sau việc xuất khNu sẽ diễn ra nhanh chống và không thiếu hàng nếu cần gấp. Mặt khác Công ty hoạt động trong lĩnh vực Chế biến thủy sản nên việc tồn kho nguyên liệu, thành phNm là điều cần thiết để lúc khi cần, hoặc khi qua mùa vụ Công ty có thể kịp thời cung cấp cho khách hàng. Nhưng việc kinh doanh không ai có thể biết trước được, sang năm 2008, tình hình đã diễn biến xấu đi, tốc độ luân chuyển giảm xuống nhiều chỉ còn

3,95 vòng, mỗi vòng với thời gian lên đến 91 ngày. Nguyên nhân là do sản phNm của Công ty xuất khNu bị chậm lại làm hàng bị tồn kho lại nhiều, điều này tăng nguy cơ hàng dự trữ có thể trở thành hàng ứ đọng. Công ty cần có chính sách tiêu thụ số hàng tồn kho này để có vốn để đầu tư vào một số việc khác, nếu để vốn cứ nằm yên thế này thì không tốt lắm, sự luân chuyển vốn sẽ chậm lại làm cho Công ty mất nhiều vốn dự trữ hơn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

4.5.2.2. Luân chuyển nợ phải thu:

Qua 3 chu kỳ kinh doanh, số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm, còn số ngày của một vòng lại tăng lên, cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm dần.

Năm 2007, tốc độ luân chuyển nợ phải thu là 14,96 vòng và mỗi vòng là 24 ngày, so với năm 2006 giảm 1,22 vòng và mỗi vòng tăng 2 ngày, cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng các khoản phải thu bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ tiền bán hàng của công ty bị chiếm dụng khá lâu. Việc này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc sử dụng vốn lưu động. Điều này sẽ không tốt cho công ty.

Năm 2008 so với năm 2007, số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn 8,5 vòng, còn số ngày mỗi vòng lại tới 42 ngày, giảm tới 6,46 vòng. Vòng quay các khoản phải thu quá thấp trong 3 năm, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là chậm. Nguyên nhân là do doanh thu thì giảm nhiều còn các khoản phải thu thì tăng cao do việc kinh doanh khó khăn nên Công ty chấp nhận bán chịu cho khách hàng để khuyến khích họ mua. Nhưng đây cũng không phải là giải pháp lâu dài, nó sẽ làm tồn đọng vốn trong thanh toán và vốn sẽ bị chiếm dụng, do đó công ty cần cố gắng đưa ra biện pháp để tăng nhanh vòng luân chuyển các khoản phải thu vì vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ nhanh hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và Công ty có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán.

4.5.2.3. Luân chuyển tài sản cố định:

Tốc độ luân chuyển tài sản cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của Công ty.

Nhìn vào bảng 16 ta thấy số vòng luân chuyển tài sản cố định qua các năm lại giảm nhưng vẫn đảm bảo khả năng thu hồi vốn tài sản cố định. Giảm nhiều nhất là vào năm 2008, tốc độ luân chuyển tài sản cố định chỉ còn 10,12 vòng và số ngày một vòng quay lên đến 36 ngày, giảm tới 9,27 vòng so với năm 2007. Điều này cũng dễ thấy, bởi vì sang năm 2008, Công ty đã có kế hoạch xây thêm nhà máy mới cụ thể là ở Láng Trâm nên công ty đã mua thêm đất đai, xây dựng cơ sở và mua thêm thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất tốt hơn, điều này làm cho tài sản cố định của Công ty tăng lên 23,97%, trong khi đó doanh thu thì lại giảm tới 26,05%, vì thế làm cho tốc độ luân chuyển giảm đi nhiều. Hy vọng là chỉ năm nay tốc độ này giảm vậy và năm sau tốc độ này sẽ tăng lại, nếu không khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của Công ty sẽ chậm khó thu hồi vốn, khó có điều kiện tích lũy tái đầu tư tài sản cố định mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất cho Công ty.

4.5.2.4. Luân chuyển vốn sở hữu:

Tốc độ luân chuyển vốn sở hữu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Qua bảng 16 ta thấy số vòng quay vốn sở hữu giảm xuống đáng kể qua 3 năm. Cụ thể là năm 2007, số vòng quay vốn sở hữu giảm xuống còn 10,02 vòng, giảm hết 8,84 vòng so với 2006. Theo số liệu trên ta thấy rõ, mặc dù doanh thu có tăng lên 19,81%, nhưng tốc độ tăng của nó vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn sở hữu tăng tới 228,65% do trong năm Công ty đã đầu tư thêm và thặng dư vốn cổ phần tăng thêm đáng kể, điều này làm cho số vòng giảm xuống.

Bước qua năm 2008, vốn chủ sở hữu biến động ít nhưng doanh thu thì giảm xuống đáng kể, giảm tới 26,05%, vì thế mà làm cho số vòng quay giảm xuống rất thấp, chỉ còn 4,82 vòng, còn số ngày một vòng thì lên đến 75 ngày.

Qua đây cho thấy trong năm 2008 Công ty sử dụng vốn sở hữu không mấy hiệu quả, vốn bị ứ đọng trong sản xuất kinh doanh, đồng vốn chưa tham gia tạo nhiều doanh thu. Công ty cần đưa ra biện pháp để khắc phục tình trạng này, mau chống tìm cách tăng vòng quay lên như tăng doanh thu, giảm thiểu tài sản, vốn ứ động…

4.5.3. Phân tích khả năng sinh lời:

Để nhận thức đúng về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế khác mà công ty đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Vì thế các tỷ suất sinh lời này đo

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần thủy sản Minh Hải pdf (Trang 80 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)