Phân tích tình hình tiêu thụ của công ty theo thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần thủy sản Minh Hải pdf (Trang 60 - 103)

Đối với ngành thủy sản, xuất khNu đóng vai trò rất quan trọng, và nó chiếm tỷ trọng lớn. Vì thế việc tìm kiếm thị trường xuất khNu rất quan trọng, đòi hỏi công ty phải thực hiện tốt công tác ngoại giao để cạnh tranh với các đối thủ để thị trường của ta ngày càng được mở rộng hơn. Hiện nay, các sản phNm đã xuất khNu sang nhiều quốc gia và lãnh thổ trên thế giới và công ty đã xác định được đâu là thị trường chủ lực cần duy trì, đâu là thị trường tiềm năng cần khai thác. Và với những gì đã được trong nhiều năm qua, ngành thủy sản đã xác định được thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu là những thị trường chủ lực của Công ty. Sớm nhận thức được điều này Công ty đã nghiên cứu, tìm hiểu từng thị trường, đầu tiên là Mỹ kế đó là Châu Âu, Nhật và sau vài năm hợp tác làm ăn Công ty đã tạo được thế đứng của mình trên hai thị trường này. Ngoài ra, Công ty còn hợp tác làm ăn với một số thị trường khác.

Qua hình 5 cho ta thấy tình hình xuất khNu của Công ty sang các thị trường có sự biến động qua các năm. Xét về cơ cấu, quy mô thì Mỹ và Nhật là hai thị trường lớn của thủy sản Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng. Năm 2006, thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 61% trong tổng kim ngạch xuất khNu của Công ty và thị trường Nhật cũng là 39% nhưng đến năm 2007 giá trị xuất khNu sang thị trường Nhật giảm từ 39% xuống 29% trong tổng kim ngạch xuất khNu của Công ty, trong khi giá trị xuất khNu của Công ty sang thị trường Mỹ tăng từ 61% lên tới 70% trong tổng kim ngạch xuất khNu. Trong năm 2006, Công ty cũng có xuất sang Châu Âu, nhưng tỷ trọng của nó không đáng kể so với thị trường Mỹ và Nhật. Nhưng sang năm 2007, cơ cấu của nó đã tăng lên được 1% trong tổng kim ngạch xuất khNu của Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng kiếm được thị trường mới như Hàn Quốc và khu chế xuất, bước đầu nó cũng chiếm tỷ

trọng không đáng kể, nhưng tin rằng tỷ trọng sẽ tăng.

Năm 2008, tỷ trọng xuất khNu của Công ty sang thị trường Nhật không có sự biến động, nhưng các thị trường khác thì có sự biến động đáng kể. Cụ thể là Mỹ có sự giảm đáng kể, tỷ trọng từ 70% trong tổng kim ngạch xuất khNu xuống còn 61%, nguyên nhân là do thị trường Mỹ ngày càng khắt khe hơn đối với mặt hàng thủy sản do tình hình suy thoái nên thủy sản nước ta trên thị trường

này tiêu thụ bị chậm hơn so với các năm trước. Còn thị trường Châu Âu và Hàn Quốc thì khả quan hơn. Thị trường Châu Âu từ 1% lên 5%, Hàn Quốc từ 0% lên 4%, trong tương lai đây là hai thị trường rất tiềm năng, nếu Công ty biết khai thác tốt thì kim ngạch xuất khNu sẽ tăng cao.

Qua đây ta thấy, mặc dù quy mô ở các thị trường Mỹ, Nhật lớn nhưng tốc độ tăng trưởng thì chậm hơn so với thị trường Châu Âu và các thị trường khác, đây là bước đầu để Công ty mở rộng thị trường. Bên cạnh đó tốc độ tăng trưởng của Mỹ chậm lại, tỷ trọng lại giảm, có thể đây là đều cũng tốt vì ta không còn quá phụ thuộc vào Mỹ, chính sách của Công ty là đa dạng hóa các thị trường do kinh doanh trên thị trường chủ lực ngày càng khó khăn, nên công ty luôn luôn nổ lực, cố gắng tìm kiếm thị trường mới.

Đây chỉ mới là cơ cấu trong tổng kim ngạch xuất khNu của Công ty, mỗi thị trường đều có nhu cầu về thủy sản khác nhau cho nên tốc độ tăng trưởng vào các thị trường cũng khác nhau. Cụ thể các thị trường như thế nào, ta hãy xem sau:

Thị trường Mỹ:

Như chúng ta đã biết, Mỹ là một nước phát triển, dân số đông. Người Mỹ là một dân tộc chuộng mua sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý là càng mua sắm và tiêu xài nhiều thì càng kích thích sản xuất và dịch vụ tăng trưởng, do đó nền kinh tế sẽ phát triển. Hàng hóa dù chất lượng cao hay vừa, đều có thể bán được trên thị trường Mỹ vì các tầng lớp dân cư ở nước này đều tiêu thụ nhiều hàng hóa. Riêng đối với các nước đang phát triển và Việt Nam khi xuất hàng vào thị trường Mỹ, cần phải lấy giá cả làm yếu tố quan trọng, mẫu mã có thể không quá cầu kỳ, nhưng rất cần sự đa dạng, sự đặc thù, hợp thị hiếu và tiện dụng.

Là một nước công nghiệp nên việc nhập khNu các mặt hàng nông lâm thủy sản là đáng kể. Kể từ năm 1998 Mỹ nổi lên như là một là thị trường nhập khNu thủy sản lớn nhất trên thế giới chiếm vị thế mà Nhật Bản đã nắm khá lâu và Mỹ là thị trường đứng hàng đầu về tiêu thụ thủy sản của Việt Nam. Đối với Công ty Mỹ là thị trường xuất khNu đứng đầu, quan trọng nhất đối với Công ty. Cụ thể là năm 2007, doanh thu đạt gần 676.247 triệu đồng, tăng hơn 2006 gần 163.561 triệu đồng. Nhưng sang năm 2008 thì không khả quan, chỉ đạt hơn 438.461 triệu đồng, giảm hết 237.786 triệu đồng, tương ứng giảm 35,16% so với 2007.

Qua bảng 7 thể hiện các mặt hàng xuất khNu sang Mỹ trong 3 năm qua, ta thấy sản lượng tôm xuất khNu có biến động rõ rệt, có sự chênh lệch khá lớn. Mặt hàng tôm sú hấp, tôm PTO tươi có xu hướng giảm mạnh qua 3 năm liền. Nhưng đối với mặt hàng chế biến khác thì lại tăng cao vào năm 2007, tăng tới 101%, qua đây ta thấy có sự thay thế giữa sản phNm này với sản phNm khác. Xét về quy mô thì loại tôm sú chế biến khác có doanh thu cao nhất trong các năm, còn loại tôm sú hấp thì liên tục giảm qua 3 năm liền. Còn về cơ cấu thì tôm chế biến vẫn đạt tỷ trọng cao nhất trên, điều này cho thấy mặt hàng này được khách hàng ưa chuộng nhiều. Sang năm 2008 thì tất cả các mặt hàng đều giảm về sản lượng lẫn giá bán, thay vào đó là sự xuất hiện mặt hàng mới là tôm truyền thống, đây là loại giá rẻ nhất trong các mặt hàng của Công ty.

Như chúng ta đã biết năm 2008 là năm bắt đầu nền kinh tế suy thoái, mà ảnh hưởng đầu tiên là Mỹ nên dẫn tới sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Theo kết quả một cuộc khảo sát của Nielsen đối với 50.000 người tiêu dùng, khoảng 2/3 số người được hỏi đã giảm chi, và khoảng một nửa ít ăn hàng hơn trước. Khoảng 1/3 người tiêu dùng chuyển sang các mặt hàng rẻ tiền hơn. Qua đây ta thấy Công ty năm bắt tình hình rất tốt và nhanh chống sản xuất những mặt hàng rẽ hơn, thay thế một số mặt hàng cao cấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, việc áp đặt hàng loạt các rào cản thương mại đối với các mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ, nên phải chịu mức thuế cao khi suất sang Mỹ, điều này đã thực sự ảnh hưởng tới xuất khNu tôm của nước ta nói chung và của Công ty nói riêng sang thị trường này. Hơn nữa, tính cạnh tranh trên thị trường Mỹ rất cao, hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và của Công ty nói riêng đều phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các nước khác như: Thái Lan, Ấn Độ,…, bên cạnh đó còn có những rào cản kỹ thuật như: những quy định khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phNm, luật chống phá giá… đã làm hạn chế xuất khNu của công ty.

Thị trường Nhật:

Nhật là một nước rất ưa chuộng hàng thủy sản. Nhu cầu tiêu thụ sản phNm thủy sản là rất lớn, đó là do thói quen và nghệ thuật chế biến món ăn từ thủy sản có từ lâu đời của người dân Nhật, với lại thủy sản là nguồn cung cấp

protein chính cho bữa ăn người Nhật, các món ăn mà được ưa thích của người Nhật là sản phNm Sushi và Nobashi. Nhật là thị trường nhập khNu thủy sản đứng thứ 2 trên thế giới kể từ sau năm 1998 và là thị trường nhập khNu thủy sản lớn thứ 2 của Công ty, nhưng qua bảng 8 ta thấy trong 3 năm qua tốc độ tăng trưởng vào thị trường này luôn giảm. Năm 2006, xuất khNu sang thị trường Nhật đạt gần 327.790 triệu đồng, sang 2007 doanh thu giảm một chỉ còn hơn 278.775 triệu đồng, giảm gần 49.014 triệu đồng, tương ứng giảm 14,95% so với năm 2006. Bước qua năm 2008 doanh thu tiếp tục giảm chỉ còn 206.603 triệu đồng, giảm gần 72.173 triệu đồng, tương ứng giảm 25,89% so với 2007.

Nhìn vào bảng 8ta thấy sản lượng xuất khNu sang Nhật ngày càng giảm, dẫn đến doanh thu cũng giảm theo. Trong 2007, giảm nhất là mặt hàng tôm truyền thống và tôm chế biến khác, hai mặt hàng này cũng chiếm tỷ trọng cao nên việc giảm của chúng đã ảnh hưởng đến tổng kim ngạch xuất khNu trên thị trường Nhật.

Mặt hàng sú Nabashi được tiêu thụ mạnh trên thị trường này vào năm 2006 và 2007, nhưng sang 2008 mặt hàng này giảm mạnh về quy mô lẫn tỷ trọng, thay vào đó là tôm truyền thống được ưa chuộng hơn, chiếm trên 54% tổng kim ngạch xuất khNu. Giống như thị trường Mỹ, người dân Nhật lại chọn mặt hàng tôm truyền thống để thay thế cho sản phNm khác.

Sở dĩ có tình trạng trên là do: năm 2008, chi tiêu cho thuỷ sản tại các hộ gia đình ở Nhật ở mức thấp nhất trong vòng 34 năm qua. Nền kinh tế toàn cầu suy thoái đã tác động tới xu hướng tiêu dùng của các hộ dân ở Nhật, người dân ở đây đang chuyển sang các loại thực phNm rẻ tiền hơn. Một nhân tố khác nữa đó là các biện pháp an toàn thực phNm giảm sút tạo ra một đợt rối loạn trong thị trường xuất khNu. Sở dĩ xảy ra tình trạng này chủ yếu là do tin tức về việc ngộ độc thực phNm liên quan đến thủy sản nhập khNu từ Việt Nam.

Qua trên ta thấy việc xuất khNu sang thị trường này mổi năm mổi giảm, nếu muốn bán được lượng ổn định và lâu dài thì đòi hỏi công ty sản xuất phải ổn định về chất lượng, đầu tư trang thiết bị hiện đại, phải có nguồn lực đạt về trình độ chuyên môn, chất lượng nguyên liệu chế biến phải đạt theo yêu cầu về chất lượng cao của khách hàng.

Thị trường Châu Âu: http://www.kinhtehoc.net

Châu Âu là một thị trường rộng lớn gồm nhiều thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùng riêng. Do vậy, có thể thấy rằng thị trường Châu Âu có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Người Châu Âu có thu nhập, mức sống cao và khá đồng đều, yêu cầu rất khắt khe về chất lượng và độ an toàn của sản phNm nói chung, còn riêng đối với thực phNm thì chất lượng và vệ sinh là hàng đầu. Yếu tố quyết định tiêu dùng của người Châu Âu là chất lượng hàng hóa chứ không phải là giá cả đối với đại đa số các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này.

Châu Âu là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn của thế giới, đây là thị trường xuất khNu thủy sản lớn của Việt Nam. Đây là một thị trường cũng khá khó tính nhưng khi đã qua được các rào cản kỹ thuật thì nó cũng là một thị trường đầy tiềm năng. Bằng chứng đã cho thấy, doanh thu trong 3 năm qua đều tăng lên. Cụ thể là năm 2006, doanh thu chỉ đạt 2.231 triệu đồng, sang năm 2007 doanh thu tăng gấp mấy lần, đạt tới 11.201 triệu đồng, tăng tới 8.969 triệu đồng, tương ứng 402% so với năm 2007. Bước qua năm 2008, thị trường Mỹ và Nhật thì giảm nhưng thị trường Châu Âu thì lại tăng, doanh thu đạt hơn 36.394 triệu đồng, tăng gần 25.194 triệu đồng, tương ứng 224,93%.

Nhìn vào bảng 10ta thấy sản lượng tiêu thụ qua 3 năm đều tăng, mặc dù sản lượng nó không bằng thị trường Mỹ và Nhật, nhưng bước đầu tăng vậy cũng thấy tình hình xuất khNu sang thị trường này là khả quan. Năm 2007, thị trường này tiêu thụ chủ yếu là tôm sú hấp và tôm PTO tưoi, nhưng sang năm 2008 thì mặt hàng tôm sú hấp không còn tiêu thụ nữa, thay vào đó là mặt hàng tôm truyền thống được tiêu thụ nhiều hơn, sản lượng lên tới 234 tấn, đưa doanh thu tăng lên trên 31.535 triệu đồng, và tiêu thụ thêm mặt hàng mới là tôm chế biến khác. Đây là bước đầu để các mặt hàng của Công ty thâm nhập thị trường đầy tìm năng này.

Châu Âu thực sự là thị trường xuất khNu đầy tiềm năng và có tầm quan trọng ngày càng tăng. Thứ nhất là do lợi thế từ đồng EUR, khi so sánh với những đồng tiền mạnh khác như USD hay đồng Yên Nhật, rõ ràng là đồng EUR ổn định hơn và có giá trị ngày càng tăng. Bên cạnh đó, hiện nay rất nhiều mặt hàng thuỷ sản đã từng được xuất khNu sang Mỹ nhưng lại được đNy mạnh xuất khNu sang Châu Âu. Lý do chính là do những sản phNm này nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ. Vì vậy, Mỹ đã sử dụng dụng thuế chống bán phá giá như một biện pháp hạn

chế nhập khNu mà nước này đã áp dụng đối với thuỷ sản nhập khNu từ Ấn Độ, Braxin, Việt Nam, Thái Lan và nhiều nước khác trong hơn 1 thập kỷ qua. Trước đây, loại thuế này gây thiệt hại nghiêm trọng cho bất cứ nước nào không may mắn bị áp thuế. Hiện nay, nhiều nước xuất khNu thuỷ sản trên thế giới sẵn sàng quay lưng lại với thị trường Mỹ và đều chuyển sang thị trường EU. Do đó đây là thị trường Công ty cần chú ý nhiều hơn nữa để nâng cao kim ngạch xuất khNu, muốn vây Công ty phải có những chính chính sách đúng đắn trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phNm thì mới mong cạnh tranh được với các đối thủ mạnh trên thị trường này.

Thị trường khác:

Nhìn chung, ngoài những thị trường chính, công ty vẫn còn các thị trường khác như: Hàn Quốc, Singapo, Úc…đây là những thị trường nhỏ, chiếm khoảng 5% trong tổng kim ngạch xuất khNu của Công ty trong 3 năm qua. Với tốc độ tăng trưởng được như vậy, cho thấy cơ hội Công ty mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khNu là rất cao, nhất là thị trường Hàn Quốc, nếu Công ty biết khai thác một cách hợp lý thì các thị trường này có thể trở thành những thị trường béo bở của Công ty trong quá trình mở rộng thị trường.

Để mở rộng sang các thị trường này, công ty cần nắm vững đặc điểm từng thị trường, sở thích người tiêu dùng, phong tục tập quán cũng như các luật lệ về kinh doanh thủy sản. Các sản phNm của công ty cần phải có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời phải đạt được các tiêu chuNn ở mỗi thị trường.

Tóm lại, tùy theo tình hình thị trường mà lãnh đạo công ty đề ra chiến lược kinh doanh, thị trường cũng có thể mở rộng và thu hẹp tùy theo tình hình biến động của từng khu vực khác nhau. Doanh nghiệp muốn tồn tại được phải nắm vững tình hình thị trường, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phNm phát huy thế mạnh, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Bảng 7: Cơ cu mt hàng xut khDu sang M ca Công ty (2006- 2008) ĐVT: 1000 đồng Ch tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chêch lch 2007 so 2006 Chêch lch 2008 so 2007 Slượng (Tn) Doanh thu (1000 đồng) Slượng (Tn) Doanh thu (1000 đồng) Slượng (Tn) Doanh thu (1000 đồng S tin % S tin % Tôm sú hấp 625 129.650.505 434 86.835.113 302 57.017.804 -42.815.391 -33,02 -29.817.309 -34,34 Sú PTO tươi 1.081 194.055.861 1.016 208.147.574 753 143.056.147 14.091.713 7,26 -65.091.427 -31,27

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần thủy sản Minh Hải pdf (Trang 60 - 103)