KMO and Bartlett’s Test
Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling .800 Adequacy)
Đại lượng thống kê Approx. Chi-Square 740.036
Bartlett’s (Bartlett’s Test df 78
of Sphericity) sSig. .000
(Nguồn: Số liệu điều tra 10/2011)
Bartlett’s Test dùng để kiểm định giả thuyết H0 là các biến khơng có tương quan với nhau trong tổng thể, tức ma trận tương quan tổng thể là một ma trận đơn vị, hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay khơng. Theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2007) thì giá trị Sig. của Bartlett’s Test nhỏ hơn 0.05 cho phép bác bỏ giả thiết
H0 và giá trị 0.5<KMO<1 có nghĩa là phân tích nhân tố là thích hợp.
Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0.800 lớn hơn 0.5 và Sig. của Bartlett’s Test là 0.000 nhỏ hơn 0.05 cho thấy 13 quan sát này có tương quan với nhau và hồn tồn phù hợp với phân tích nhân tố.
Phương pháp phân tích nhân tố của nghiên cứu này là phân tích nhân tố chính (Principal Component Analysis) với giá trị trích Eigenvalue nhỏ hơn 1. Điều này có nghĩa là chỉ những nhân tố được trích ra có giá trị Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ trong mơ hình phân tích.
Phương pháp được chọn ở đây là phương pháp xoay nhân tố Varimax proceduce, xoay nguyên góc các nhân tố để tối thiểu hố số lượng các quan sát có hệ số lớn tại cùng một nhân tố. Vì vậy, sẽ tăng cường khả năng giải thích các nhân tố. Sau khi xoay ta cũng sẽ loại bỏ các quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 ra khỏi mơ hình. Chỉ những quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó. Kết quả ta có bảng hệ số tải nhân tố tương ứng với các quan sát như sau: