- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề
1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)
3.3.1.2. Những mặt hạn chế
Nhìn chung cơng tác QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ đạt ở mức trung bình trong tất cả các khâu quản lý, từ cơng tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, xây dựng chính sách và tổ chức thực thi chính sách, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Cụ thể là:
Thứ nhất, việc xây dựng quy hoạch làng nghề trên địa bàn tỉnh còn hạn
chế, thể hiện ở các mặt sau:
- Như đánh giá của cán bộ quản lý, hiện nay các vấn đề yếu kém trong xây dựng chiến lược/quy hoạch là chưa thật sâu sát trong điều tra khảo sát để
xây dựng chiến lược/quy hoạch; mức độ hợp lý của chiến lược/quy hoạch trong quy hoạch về vị trí, số lượng, nguồn lực (đất đai, lao động, vốn, cơng nghệ), loại hình sản phẩm, thị trường tiêu thụ, bảo vệ mơi trường cịn thấp; do đó tính bền vững của chiến lược quy hoạch chưa cao.
Điểm đặc biệt quan trọng là quy hoạch làng nghề chưa thật gắn bó với quy hoạch phát triển du lịch, lễ hội, những thế mạnh vốn có của Thanh Hóa
Là một tỉnh có tiềm năng du lịch và hoạt động lễ hội khá phong phù. Về du lịch, Thanh Hóa khơng chỉ nổi tiếng là du lịch biển với các điểm hấp dẫn mạnh mẽ như (Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hịa) mà cịn có rất nhiều điểm du lịch sinh thái, lịch sử, tâm linh khác như: Khu di tích Lam Kinh ở Thọ Xuân; Thành Nhà Hồ ở Vĩnh Lộc; Du lịch Nga Sơn (Động Từ Thúc, Đền Thờ Mai An Tiêm, Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình, Đền Thờ Lê Thị Hoa); khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông huyện Bá Thước... Bên cạnh đó, Thanh Hóa cịn có nhiều lễ hội lớn như: Lễ hội Lam Kinh (ở đền Vua Lê, xã Xuân Lâm, huyện Thọ Xuân); Hội đền Bà Triệu (ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc); Lễ hội Mai An Tiêm (ở xã Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa); Hội đền Dương Sơn (ở thơn Từ Trọng, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa) ...
Hiện nay Thanh Hóa có 155 LNTT đang tồn tại, phát triển, nhiều nghề, làng nghề có hàng trăm năm tuổi và nổi tiếng khắp cả nước với những sản phẩm “để đời" như: Chiếu Nga Sơn, đúc đồng Kẻ Chè, nhiễu Hồng Đô, bánh gai Tứ Trụ, chạm khắc đá Đơng Hưng, chè lam Phủ Quảng, nón là Trường Giang, mộc Đạt Tài... Không chỉ nổi tiếng bởi chất lượng sản phẩm, đa số các làng nghề vẫn còn lưu giữ những nét đẹp truyền thống thông qua các phong tục, tập quán và lễ hội. Đặc biệt, nhiều làng nghề nằm trên các tuyến du lịch của tỉnh, trong đó có những làng nghề nằm rất gần, thậm chí nằm ngay tại các điểm du lịch, các điểm lễ hội rất thuận lợi cho việc đưa khách đến tìm hiểu, tham quan. Thế nhưng trong chiến lược/quy hoạch làng nghề, loại hình du lịch- làng nghề, lễ hội - làng nghề vẫn chưa được các cấp chính quyền, ngành
chức năng bổ sung, hồn thiện và có sự quan tâm đầu tư khai thác nên các làng nghề hiện vẫn vắng bóng du khách. (Trần Mai Ninh, 2016, dẫn theo Minh Lý, 2016).
- Việc quy hoạch các cụm công nghiệp, làng nghề để di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm nằm xen kẽ trong khu dân cư còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp, làng nghề của tỉnh chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp bảo vệ mơi trường.…chính vì thế vấn đề bảo vệ mơi trường trong q trình phát triển đang đặt ra nhiều bức xúc tại các địa phương. Tình trạng các làng nghề manh mún nhỏ lẻ hoạt động xen kẽ với khu dân cư, ảnh hưởng tới môi trường sinh thái đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở nhiều địa phương.
Hộp 3.1. Đơng Hưng, Thanh Hóa: Làng nghề đá gây ơ nhiễm
Những năm qua, việc vỡ quy hoạch làng nghề chế tác đá do hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung gây ra áp lực môi trường lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống người dân địa phương. Đó là thực trạng cần sớm có giải pháp tháo gỡ tại xã Đơng Hưng, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Người dân ở đây cho biết: “Bụi bặm lắm! Cảnh bụi này chúng tôi phải gánh chịu hàng chục năm nay rồi. Nhà tôi bơm nước xịt ra mặt đường thường xuyên, nhưng chỉ được thời gian ngắn, bụi lại quẩn lên, khơng khí ngột ngạt vơ cùng…”.
Một số khu vực như thôn 7, thôn Dân, thôn Nam Hưng, thôn Quang, thôn Thắng Sơn…, nhiều hộ dân cũng chung cảnh bụi bặm trắng vườn do bụi đá từ các nhà xưởng và do hoạt động vận chuyển đá của các phương tiện qua lại gây ra. Ngoài ra, việc xả thải nước có chứa bột đá từ q trình cắt xẻ cịn ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp ở các tuyến kênh.
Tại thôn 7 và thôn Trầng, xã Đông Hưng, nhiều loại đá phế phẩm được vứt bề bộn ra lề đường. Trong làng, những hộ dân làm nghề đã tận dụng khoảng sân trước nhà hoặc khoảng đất bên cạnh để làm nơi chế tác đá. Do che chắn tạm bợ, nên mỗi lần xẻ đá, mài đá đều khiến khói bụi bay mù mịt, tiếng ồn nghe rõ từ cách đó vài trăm mét.
Người dân “đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương về việc di chuyển các hộ kinh doanh đá ra khỏi khu dân cư vào cụm công nghiệp, bởi người làm, người không, sản xuất lộn xộn, xen kẽ khi phát sinh ô nhiễm bụi bặm, tiếng ồn khiến rất nhiều người phải “chịu trận" oan”.
Do hàng ngày tiếng ồn, bụi đá bay mờ mịt, nhiều người dân nơi đây phải đối phó bằng cách đóng cửa cả ngày để tránh bụi.
- Do phát triển manh mún, tản mạn nên chưa tạo nên được sự liên kết giữa các làng, xã nghề, nghệ nhân, thợ thủ công và doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo nghề, cung cấp các thông tin thị trường, thông tin tiêu thụ sản phẩm, chưa tạo nên chuỗi liên kết về giá trị trong sản xuất sản phẩm nghề, đặc biệt là chưa tạo ra các khâu có giá trị gia tăng cao cho chuỗi sản xuất sản phẩm nghề truyền thống thủ công thơng qua các hình thức xuất khẩu, tiêu thụ tại chỗ. Vì thế hiệu quả quản lý đối với làng nghề chưa đạt như mong muốn.
- Quy hoạch làng nghề của tỉnh Thanh Hóa chỉ mới tập trung phần lớn vào quy hoạch công tác phát triển làng nghề, chưa chú trọng nhiều tới việc phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho các làng nghề trong quy hoạch tổng thể; việc quy hoạch làng nghề nói chung chưa mang tính tổng thể, dài hạn. Một số huyện chưa đầu tư cho công tác quy hoạch chi tiết các làng nghề, do đó, các làng nghề hoạt động tự phát, manh mún, gây ô nhiễm nghiêm trọng và bức xúc trong nhân dân.
- Quy hoạch làng nghề chưa thật chú trọng tới việc thu hút, phát triển những ngành nghề mới, ứng dụng công nghệ mới, tạo ra thế kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong phát triển sản phẩm làng nghề nên hiệu quả chưa cao.
- Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện quy hoạch, việc cụ thể hóa các nội dung chiến lược/quy hoạch phát triển làng nghề chưa được kịp thời và thật rõ ràng, làm cho các cơ sở huyện, xã, làng nghề chưa thật sự nắm vững và thực hiện một cách kịp thời nhanh chóng
Thứ hai, việc xây dựng và tổ chức thực thi chính sách hỗ trợ phát triển
làng nghề cịn nhiều bất cập. Cụ thể là:
- Quy trình xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề chưa được tn thủ, khiến nhiều chính sách khơng có thời gian đưa ra lấy ý kiến xã hội. Tỉnh chưa có điều kiện để gắn việc đánh giá chính sách với việc
xây dựng và chỉnh sửa chính sách, nhằm đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc ban hành các chế tài, biện pháp kiểm sốt việc xây dựng, thực thi chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn cịn bất cập
- Chưa đề ra được các chính sách, cơ chế phù hợp để khuyến khích các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh tham gia đầu tư, phát triển làng nghề, xây dựng các cơng trình xử lý chất thải, đặc biệt là trong xử lý chất thải rắn của các làng nghề.
- Nhiều địa phương cấp huyện, xã chưa thực thi triệt để chế độ chính sách hỗ trợ phát triển nghề được Nhà nước và tỉnh ban hành. Điều này dễ dàng nhận thấy ở kết quả thực hiện một số chính sách phát triển nghề trên địa bàn tỉnh rất thấp như: phát triển làng nghề không theo định hướng, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, khó khăn trong việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất lâu dài, chuyển giao kỹ thuật khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, miễn giảm thuế, cho vay lãi xuất ưu đãi; sản phẩm làng nghề hiện gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng công nghiệp, sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, tiện dụng...
- Các thủ tục đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, LNTT còn nhiều vướng mắc, chậm giải quyết. Chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển làng nghề nông thôn gắn với phát triển du lịch
Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm liên quan đến làng
nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa thường xuyên và xử lý chưa kịp thời (Bảng 3.9), điều này được thể hiện ở các mặt sau:
- Tuy việc kiểm tra đã được thực hiện định kỳ, nhưng chưa thường xuyên (mỗi năm chỉ có 4 -7 cuộc kiểm tra), đặc biệt sự kiểm tra của UBND cấp huyện, thị, thành phố, xã phường về QLNN đối với làng nghề, các làng nghề, cơ sở kinh doanh nghề chưa được thực hiện sát sao, thiếu tính phản biện
xã hội trong q trình quản lý làng nghề trên địa bàn các huyện, xã của tỉnh Thanh Hóa.
- Những kết luận của việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa đem lại những điều chỉnh cần thiết, hiệu quả trong quá trình phát triển làng nghề ở địa phương (mỗi năm chỉ có 3 - 4 điều chỉnh).
- Những vi phạm trong quản lý nhà nước về làng nghề nói chung, vi phạm trong phát triển làng nghề nói riêng cịn chưa được phát hiện nhiều, mỗi năm chỉ phát hiện được 1 - 2 vụ vi phạm, thậm chí năm 2016 không phát hiện vụ vi phạm nào, trong khi đó, thực tế tình trạng vi phạm khá nhiều. Số vụ vi phạm bị xử lý cũng rất ít với 155 làng nghề (1 - 2 vụ/năm).
- Thiếu chế tài xử phạt mạnh mẽ, nhất là đối với các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, việc áp dụng các chế tài hiện có cịn lỏng lẻo, chưa triệt để.