7. Cấu trúc đề tài
2.2.1. Hướng dẫn khai thác thông tin từ HSDHĐT Địa lí 10 THPT
Để sử dụng HSDHĐT phục vụ cho dạy học HSDHĐT Địa lí 10, ta thực hiện các thao tác như sau:
Khởi động HSDHĐT bằng cách vào trình duyệt Chrome, gõ địa chỉ http://localhost/webdialy/
2.2.2.1. Tư liệu là trang chủ
Đây là trang thông tin đầu tiên, nội dung trang chủ HSDHĐT Địa lí 10 sẽ xuất hiện ngay sau khi bạn truy cập vào địa chỉ của HSDHĐT. Trong trang chủ, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy toàn bộ nội dung chính của trang web. Ở đây, chuyên mục Tin tức được mặc định là thông tin chính của trang.
Hình 2.10: Giao diện trang chủ
Để tìm hiểu toàn bộ nội dung của khóa luận, bạn thực hiện thao tác sau: Nhấn chuột vào Tin tức/Giới thiệu/Lí do chọn đề tài/xuất hiện nội dung cần xem. Các mục khác làm tương tự.
Hình 2.11: Giao diện trang giới thiệu
* Tư liệu là các phương pháp học tập, hướng nghiệp hay một số bài giảng trực tuyến:
- Tìm các bài viết có liên quan tới danh mục trên, thao tác như sau: Nhấn chuột vào Tin tức/ Tri thức học đường/ Phương pháp dạy học/ Xuất hiện các bài viết.
* Tư liệu là các bài học cuộc sống, sức khỏe giới tính :
- Xem các bài viết liên quan đến bài học cuộc sống hoặc sức khỏe giới tính: Kích chuột vào Giáo dục học đường/ Bài học cuộc sống/ xuất hiện các bài viết về chuyên mục.
2.2.2.2. Tư liệu là hệ thống tra cứu điểm trực tuyến
- Trong nội dung của trang web còn có hệ thống tra cứu điểm trực tuyến môn Địa lí lớp 10 THPT (ban cơ bản). Ở đây, bạn có thể dễ dàng tra cứu điểm môn học theo họ tên, mã học sinh hoặc mã lớp (mặc định cho khóa học 2010 – 2011). Thao tác: Chọn Tra điểm/ Nhập họ tên, mã học sinh hoặc mã lớp vào Từ khóa/ Chọn kì học/ Chọn năm học/ Tra cứu.
Hình 2.13: Giao diện trang tra điểm
2.2.2.3. Tư liệu là các đề thi, bài giảng dành cho học sinh và giáo viên
Ngoài các phần đã nêu ở trên, một tiện ích nữa mà HSDHĐT mang lại đó là bạn có thể download hoặc đưa một số đề thi hay các bài giảng phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy bộ môn Địa lí lên. Trong mục downloads có 3 nhóm là Thư viện đề thi, Dành cho học sinh và Dành cho giáo viên. Trong mỗi nhóm này bạn có thể dễ dàng download một số đề thi cũng như các bài giảng phục vụ cho quá trình học tập và giảng dạy môn Địa lí.
Thao tác như sau: Chọn Downloads/ Thư viện đề thi hoặc Dành cho học sinh hoặc Dành cho giáo viên/ Xuất hiện cửa sổ có các đề thi hoặc các bài giảng mà bạn dễ dàng tham khảo hoặc tải về làm tư liệu học tập cho mình.
Hình 2.14: Giao diện trang downloads
2.2.2.4. Tư liệu là hệ thống quản lí thành viên
Trong chuyên mục Thành viên, bạn có thể thiết lập tài khoản hay thay đổi mật khẩu của tài khoản bạn đang truy cập website. Thao tác: Chọn Thành viên/ Xuất hiện cửa sổ sau đó chọn Đổi mật khẩu nếu bạn muốn thay đổi mật khẩu hoặc chọn Openid nếu bạn muốn quản lí ID của mình. Ở đó, bạn có thể sửa thông tin hoặc thiết lập các câu hỏi bảo mật để đảm bảo độ an toàn cho tài khoản bạn đang sử dụng.
Hình 2.15: Giao diện trang thành viên
2.2.2.5. Tư liệu là các hình ảnh, video 2.2.2.6. Tư liệu là các đoạn văn bản word
Bao gồm văn bản về các bài viết mở rộng kiến thức. Bạn chỉ cần tìm bài viết bạn cần, nhấp chuột vào tiêu đề của bài viết, xuất hiện trang bài viết chi tiết đầy đủ, sau đó thực hiện coppy bình thường.
Hình 2.17: Giao diện trang văn bản word 2.2.2. Hướng dẫn ghi sản phẩm ra DVD
Sau khi hoàn thành nội dung, để ghi sản phẩm ra đĩa cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Thiết lập nội dung bao gồm (Database, Source Code, Xampp- win32-1.7.4-VC6-installer.exe)
Bước 2: Cho đĩa DVD vào máy, chọn nội dung/copy/Burn to diss/3x/next. Bước 3: Lấy tên đĩa là: Hồ sơ dạy học điện tử Địa lí 10 THPT
Tiểu kết chương 2
Như đã nói ở trên, HSDHĐT đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong quá trình giảng dạy, nó giúp người GV dễ dàng hơn trong quá trình soạn giáo án, quản lí HS cũng như chất lượng giờ giảng ngày càng được nâng cao. Với các công cụ thông dụng như Microsoft Office Word, Microsoft Office Powerpoint, SnagIt, … và việc sử dụng các trình duyệt khác nhau (ở đây tôi chọn NukeViet) để xây dựng và thiết kế HSDHĐT. Ở đó, ta có thể dễ dàng thiết kế các nội dung của web tùy ý, thay đổi giao diện theo ý thích, quản lí toàn bộ nội dung của trang web mà ta thiết kế. Đồng thời, việc khai thác sử dụng thông tin từ HSDHĐT cũng hoàn toàn dễ dàng. Nó giúp cho quá trình lên lớp không còn nhàm chán với phấn trắng, bảng đen, với những giáo án đơn thuần; hơn nữa, khi sử dụng HSDHĐT đảm bảo sẽ có sức hấp dẫn đối với HS, hiệu quả giờ học sẽ tốt hơn, chất lượng giáo dục sẽ cải thiện hơn.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục tiêu thực nghiệm
Thực nghiệm nhằm làm sáng tỏ lí luận “Xây dựng và sử dụng HSDHĐT góp phần nâng cao chất lượng dạy học”. Kết quả thực nghiệm sẽ là cơ sở khoa học để nhận định sự cần thiết và đúng đắn của đề tài.
Qua kết quả thực nghiệm, đánh giá được đề tài phù hợp với xu hướng đổi mới với PPDH hiện nay. Đó là xu hướng dạy học tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của HS. GV chỉ là người hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập của HS. HS là người chiếm lĩnh những tri thức mới, nâng cao tính tự học của HS lên hàng đầu.
Ngoài ra, thực nghiệm còn giúp các em trau dồi, học hỏi những kinh nghiệm trong phương pháp giảng dạy của các thầy cô giáo ở trường THPT. Bên cạnh đó, các em có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với CNTT và những ứng dụng của nó vào trong quá trình dạy và học.
3.2. Nguyên tắc thực nghiệm
Để đạt được những mục đích trên, trong quá trình thực nghiệm tôi tiến hành dựa trên những nguyên tắc sau:
- Tiến hành thực nghiệm ở nhiều lớp học khác nhau (Lớp chọn, lớp đại trà…).
- Kết quả thực nghiệm đánh giá khách quan, khoa học có sự so sánh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm với nhiều hình thức kiểm tra như kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết truyền thống, kiểm tra trắc nghiệm bằng giấy…
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm
- Trao đổi với GV để thực nghiệm một số tiết dạy có sử dụng HSDHĐT Địa lí 10.
- Thực nghiệm để kiểm nghiệm đánh giá vai trò của HSDHĐT Địa lí 10 trong giảng dạy Địa lí.
- Thực nghiệm để rút ra những mặt thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng HSDHĐT Địa lí 10. Để từ đó có thể đưa ra các giải pháp và kiến nghị góp phần vào việc thực hiện có hiệu quả HSDHĐT Địa lí 10 trong nhà trường.
3.4. Nội dung thực nghiệm
Nhằm xác định tính khả thi của việc xây dựng và sử dụng HSDHĐT Địa lí 10 trong quá trình dạy học. Từ đó tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Thuận Châu – Thuận Châu – Sơn La.
Tôi chọn 3 thực nghiệm trong chương trình Địa lí 10:
Bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa GV thực nghiệm: Nguyễn Thị Hoài Thu.
Trường thực nghiệm: Trường THPT Thuận Châu. Lớp thực nghiệm: Lớp 10A – Sĩ số 35.
Lớp đối chứng: Lớp 10K – Sĩ số 40.
- Bài thực nghiệm số 2:
Bài 37: Địa lí các ngành giao thông vận tải. GV thực nghiệm: Nguyễn Thị Hoài Thu.
Trường thực nghiệm: Trường THPT Thuận Châu. Lớp thực nghiệm: Lớp 10A – Sĩ số 35.
Lớp đối chứng: Lớp 10K – Sĩ số 40.
- Bài thực nghiệm số 3:
Bài 38: Thực hành: Viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy-ê và Pa-na-ma. GV thực nghiệm: Nguyễn Thị Hoài Thu.
Trường thực nghiệm: Trường THPT Thuận Châu. Lớp thực nghiệm: Lớp 10A – Sĩ số 35.
Lớp đối chứng: Lớp 10K – Sĩ số 40.
3.5. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành dạy theo những phương pháp khác nhau tại những lớp được chọn dạy thực nghiệm nhằm rút ra những kết luận về tính hiệu quả của phương pháp.
Các lớp chọn thực nghiệm cho đề tài được chia làm 2 nhóm lớp:
+ Nhóm lớp thực nghiệm: Tổ chức dạy học theo phương pháp sử dụng mẫu giáo án thực nghiệm (được thiết kế trong HSDHĐT) có sử dụng một số phần mềm tin học trong quá trình soạn và giảng dạy
+ Nhóm lớp đối chứng: Dạy học theo cấu trúc bình thường như SGK, sử dụng phương pháp truyền thống và một số phương tiện dạy học.
3.6. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm 3 bài ở 2 lớp 10 – Lớp thực và lớp đối chứng, tôi tiến hành thu thập ý kiến phản hồi về HSDHĐT Địa lí 10 THPT.
3.6.1. Nội dung phiếu xin ý kiến phản hồi của HS và GV
3.6.1.1. Phiếu điều tra đối với HS
(Mời bạn vui lòng cho xin ý kiến phản hồi về Hồ sơ dạy học điện tử sau khi tham gia sử dụng website. Với mỗi nội dung, nếu đồng ý với mức độ nào, bạn hãy đánh dấu V hoặc ghi ý bạn vào ô ý kiến khác).
STT ND xin ý kiến phản Mức độ Ý kiến của bạn
(%)
1 Giao diện của website
Đẹp
Chưa đẹp, chưa phù hợp Ý kiến khác
2
Tìm kiếm thông tin về đề cương bài giảng và SGK
Phức tạp Bình thường Dễ dàng
3 Doawload tài liệu học tập
Phức tạp Bình thường Dễ dàng
4 Sử dụng các ứng dụng đa phương tiện
Phức tạp Bình thường Dễ dàng
5 Tham gia bài thực hành
Phức tạp Bình thường Dễ dàng
6 Tham gia bài thi
Phức tạp Bình thường Dễ dàng
7
Ý kiến của bạn về xây dựng và phát triển website
Nên tiếp tục xây dựng và phát triển, mở rộng
Nên chuyển hướng xây dựng
3.6.1.2. Phiếu điều tra đối với GV
Ý kiến phản hồi về Hồ sơ dạy học điện tử lớp 10 THPT (Ban cơ bản).
(Mời Thầy (Cô) vui lòng cho xin ý kiến phản hồi về Hồ sơ dạy học điện tử sau khi tham gia sử dụng website. Với mỗi nội dung, nếu đồng ý với mức độ nào, Thầy (Cô) hãy đánh dấu V hoặc ghi ý bạn vào ô ý kiến khác).
STT ND xin ý kiến phản Mức độ Ý kiến của bạn
1 Giao diện của website
Đẹp
Chưa đẹp, chưa phù hợp Ý kiến khác
2 Vai trò của người học
Trung tâm Chưa chú trọng Không chú trọng 3 Bố cục của website Phù hợp, logic Bình thường Chưa hợp lý 4 Ý đồ PPDH Đổi mới PPDH
Chưa đổi mới được nhiều Không đổi mới
5 Tham gia bài thực hành
Phức tạp Bình thường Dễ dàng
6 Tham gia bài thi
Phức tạp Bình thường Dễ dàng
7 Ý kiến của bạn về xây dựng và phát triển website
Nên tiếp tục xây dựng và phát triển, mở rộng Nên chuyển hướng xây dựng
8 Ứng dụng
Đưa Website vào DH càng sớm càng tốt Chỉ nên đưa vào một số vùng
Không nên đưa vào các trường
3.6.2. Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra
Sau mỗi giờ dạy thực nghiệm ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tổ chức cho HS làm một bài kiểm tra 15 phút với những nội dung cơ bản của
3 bài dạy thực nghiệm đã đề cập đến. Bằng phương pháp thống kê toán học chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Thống kê điểm số của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Bài Lớp Sĩ số Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 24 TN 35 0 0 0 0 0 0 1 10 14 7 3 ĐC 40 0 0 0 0 0 0 3 17 15 4 1 Bài 37 TN 40 0 0 0 0 0 0 1 15 16 6 2 ĐC 45 0 0 0 0 0 1 5 25 12 2 0 Bài 38 TN 35 0 0 0 0 0 0 1 14 17 2 1 ĐC 39 0 0 0 0 0 1 2 25 10 1 0 Tổng cộng TN 110 0 0 0 0 0 0 3 39 47 15 6 ĐC 124 0 0 0 0 0 2 10 67 37 7 1
Bảng 3.2. Thống kê điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bài Lớp Sĩ số Xn (Điểm trung bình) Bài 24 TN 35 8.03 ĐC 40 7.4 Bài 37 TN 40 7.8 ĐC 45 7.2 Bài 38 TN 35 7.7 ĐC 39 7.2 Tổng cộng TN 110 7.83 ĐC 124 7.32
8.03 7.4 7.8 7.2 7.7 7.2 6.6 6.8 7 7.2 7.4 7.6 7.8 8 8.2 Điểm TB
Bài 24 Bài 37 Bài 38
Bài
Lớp TN Lớp ĐC
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh điểm trung bình cộng các bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Qua so sánh kết quả trung bình cộng, bảng thống kê điểm số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua quá trình giảng dạy 3 bài, tôi nhận thấy có sự khác biệt sau:
- Số lượng HS đạt điểm giỏi (9,10 điểm) ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng, mức độ chênh lệch khoảng 2 đến 3 lần.
- Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng. - Qua phân tích số liệu và kiểm định mẫu. Điểm trung bình kiểm tra của nhóm lớp thực nghiệm là: 7,83 và nhóm lớp đối chứng là: 7,32. Kết quả trên đã chứng tỏ việc ứng dụng HSDHĐT và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy Địa lý 10 THPT có hiệu quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống, đây là một hướng đi đúng và có tính khả thi.
Cũng qua việc phân tích kết quả trung bình cộng trên, ta có thể thấy rằng: - Với việc sử dụng các tư liệu trong HSDHĐT Địa lí 10 trong dạy học Địa lí, đồng thời kết hợp với các phương pháp dạy học mới đó phát huy tính tích cực, tính tự lực và tư duy sáng tạo của các em. Do đó những kiến thức cơ bản của bài học HS đều nắm vững. Mặt khác, tạo điều kiện cho các em rèn luyện các kĩ năng Địa lí như: phân tích, nhận xét bản đồ, hình ảnh…
- Qua kiểm tra cho thấy kết quả thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không giống nhau.
+ Đối với lớp thực nghiệm: vai trò của người học được chú trọng, qua đó ý đồ của PPDH được phát huy; khả năng tham gia bài thi và bài thực hành đối với lớp này cũng dễ dàng hơn so với lớp đối chứng…
+ Đối với lớp đối chứng: các em còn chưa thực sự chú trọng vào nội dung bài dạy; khả năng tham gia bài thi và bài thực hành chưa thực sự tốt…
Tiểu kết chương 3
Qua quá trình thực nghiệm ở trường THPT, tôi thấy rằng việc xây dựng và ứng dụng HSDHĐT vào dạy và học môn Địa lí là điều hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Để Website tư liệu dạy học Địa lí lớp 10 THPT thực sự trở thành nguồn tư liệu bổ ích cho HS và GV, các nhà trường phổ thông cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện dạy học hiện đại đặc biệt là máy tính và mạng Internet để GV và HS có điều kiện được sử dụng tư liệu của Website tư liệu dạy học Địa lớ lớp 10 THPT. Nó sẽ góp phần tích cực hỗ trợ cho quá trình dạy và học bộ môn Địa lí của GV và HS đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các GV cần tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học để có thể khai thác, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Ngoài ra, cả GV và HS cần tích cực nhiệt tình tham gia vào xây dựng Website tư liệu dạy học Địa lí lớp 10 THPT nhằm phát triển website này thành một trang web dạy học trực tuyến môn Địa lí.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận chung
* Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số nhận xét