Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp địa lý: Xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học điện tử trong giảng dạy địa lí 10 THPT (Trang 37 - 41)

7. Cấu trúc đề tài

3.6.2.Phân tích, đánh giá kết quả kiểm tra

Sau mỗi giờ dạy thực nghiệm ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi tổ chức cho HS làm một bài kiểm tra 15 phút với những nội dung cơ bản của

3 bài dạy thực nghiệm đã đề cập đến. Bằng phương pháp thống kê toán học chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Thống kê điểm số của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Bài Lớp Sĩ số Điểm số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 24 TN 35 0 0 0 0 0 0 1 10 14 7 3 ĐC 40 0 0 0 0 0 0 3 17 15 4 1 Bài 37 TN 40 0 0 0 0 0 0 1 15 16 6 2 ĐC 45 0 0 0 0 0 1 5 25 12 2 0 Bài 38 TN 35 0 0 0 0 0 0 1 14 17 2 1 ĐC 39 0 0 0 0 0 1 2 25 10 1 0 Tổng cộng TN 110 0 0 0 0 0 0 3 39 47 15 6 ĐC 124 0 0 0 0 0 2 10 67 37 7 1

Bảng 3.2. Thống kê điểm trung bình cộng các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Bài Lớp Sĩ số Xn (Điểm trung bình) Bài 24 TN 35 8.03 ĐC 40 7.4 Bài 37 TN 40 7.8 ĐC 45 7.2 Bài 38 TN 35 7.7 ĐC 39 7.2 Tổng cộng TN 110 7.83 ĐC 124 7.32

8.03 7.4 7.8 7.2 7.7 7.2 6.6 6.8 7 7.2 7.4 7.6 7.8 8 8.2 Điểm TB

Bài 24 Bài 37 Bài 38

Bài

Lớp TN Lớp ĐC

Hình 3.1. Biểu đồ so sánh điểm trung bình cộng các bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Qua so sánh kết quả trung bình cộng, bảng thống kê điểm số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng qua quá trình giảng dạy 3 bài, tôi nhận thấy có sự khác biệt sau:

- Số lượng HS đạt điểm giỏi (9,10 điểm) ở các lớp thực nghiệm cao hơn các lớp đối chứng, mức độ chênh lệch khoảng 2 đến 3 lần.

- Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng. - Qua phân tích số liệu và kiểm định mẫu. Điểm trung bình kiểm tra của nhóm lớp thực nghiệm là: 7,83 và nhóm lớp đối chứng là: 7,32. Kết quả trên đã chứng tỏ việc ứng dụng HSDHĐT và sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy Địa lý 10 THPT có hiệu quả cao hơn so với phương pháp dạy học truyền thống, đây là một hướng đi đúng và có tính khả thi.

Cũng qua việc phân tích kết quả trung bình cộng trên, ta có thể thấy rằng: - Với việc sử dụng các tư liệu trong HSDHĐT Địa lí 10 trong dạy học Địa lí, đồng thời kết hợp với các phương pháp dạy học mới đó phát huy tính tích cực, tính tự lực và tư duy sáng tạo của các em. Do đó những kiến thức cơ bản của bài học HS đều nắm vững. Mặt khác, tạo điều kiện cho các em rèn luyện các kĩ năng Địa lí như: phân tích, nhận xét bản đồ, hình ảnh…

- Qua kiểm tra cho thấy kết quả thực nghiệm ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là không giống nhau.

+ Đối với lớp thực nghiệm: vai trò của người học được chú trọng, qua đó ý đồ của PPDH được phát huy; khả năng tham gia bài thi và bài thực hành đối với lớp này cũng dễ dàng hơn so với lớp đối chứng…

+ Đối với lớp đối chứng: các em còn chưa thực sự chú trọng vào nội dung bài dạy; khả năng tham gia bài thi và bài thực hành chưa thực sự tốt…

Tiểu kết chương 3

Qua quá trình thực nghiệm ở trường THPT, tôi thấy rằng việc xây dựng và ứng dụng HSDHĐT vào dạy và học môn Địa lí là điều hoàn toàn đúng đắn và cần thiết. Để Website tư liệu dạy học Địa lí lớp 10 THPT thực sự trở thành nguồn tư liệu bổ ích cho HS và GV, các nhà trường phổ thông cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện dạy học hiện đại đặc biệt là máy tính và mạng Internet để GV và HS có điều kiện được sử dụng tư liệu của Website tư liệu dạy học Địa lớ lớp 10 THPT. Nó sẽ góp phần tích cực hỗ trợ cho quá trình dạy và học bộ môn Địa lí của GV và HS đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó các GV cần tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao trình độ tin học để có thể khai thác, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại. Ngoài ra, cả GV và HS cần tích cực nhiệt tình tham gia vào xây dựng Website tư liệu dạy học Địa lí lớp 10 THPT nhằm phát triển website này thành một trang web dạy học trực tuyến môn Địa lí.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp địa lý: Xây dựng và sử dụng hồ sơ dạy học điện tử trong giảng dạy địa lí 10 THPT (Trang 37 - 41)